Các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH và thuế TNCN năm 2023

bởi TranQuynhTrang
Các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH và thuế TNCN năm 2023

Xin chào Luật sư X. Tôi hiện đang làm việc trong một công ty sản xuất thiệt bị điện tử, thời gian vừa qua tôi có bị tai nạn lao động và có được công ty hỗ trợ một khoản phụ cấp trong thời gian không đi làm được do tai nạn. Tôi có thắc mắc rằng mức phụ cấp mà tôi được hưởng có phải đóng thuế không (mức lương của tôi trước đây có đóng thuế thu nhập cá nhân) và phải đóng bảo hiểm xã hội với khoản phụ cấp này không? Pháp luật quy định các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH và thuế TNCN hiện nay là những khoản nào? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Những đối tượng nào phải nộp thuế TNCN?

Theo quy định những đối tượng nộp thuế TNCN bao gồm:

Cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân, phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nộp thuế như sau:

  • Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, đáp ứng các điều kiện sau:

+ Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;

+ Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.

  • Cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.

Quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội như thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Bảo hiểm xã hội gồm 02 loại bắt buộc và tự nguyện.

  • Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
  • Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Các khoản thu nhập tính đóng BHXH bắt buộc

Tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác quy định tại điểm a, tiết b1 điểm b và tiết c1 điểm c khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH. Cụ thể:

(1) Mức lương theo công việc hoặc chức danh:

Ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 Bộ luật Lao động;

Các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH và thuế TNCN năm 2023
Các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH và thuế TNCN năm 2023

Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán;

(2) Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên:

Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.

(3) Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên như sau:

Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

Các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH và thuế TNCN năm 2023

Các khoản thu nhập không tính đóng BHXH bắt buộc

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các chế độ và phúc lợi khác như:

– Thưởng theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động;

– Tiền thưởng sáng kiến;

– Tiền ăn giữa ca;

– Các khoản hỗ trợ như:

+ Xăng xe;

+ Điện thoại;

+ Đi lại;

+ Tiền nhà ở;

+ Tiền giữ trẻ;

+ Nuôi con nhỏ.

– Hỗ trợ khi NLĐ:

+ Có thân nhân bị chết;

+ Có người thân kết hôn;

+ Sinh nhật của NLĐ.

– Trợ cấp cho NLĐ có hoàn cảnh khó khăn khi gặp TNLĐ, BNN;

– Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ theo quy định tại tiết c2 điểm c khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH.

Khoản phụ cấp không tính thuế TNCN

Căn cứ Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, Khoản 1 và Khoản 5 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC thì các khoản phụ cấp, trợ cấp, sau đây không phải tính thuế thu nhập cá nhân:

  • Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
  • Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.
  • Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.
  • Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.
  • Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.
  • Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.
  • Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật.
  • Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao.
  • Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật. Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người Việt Nam cư trú dài hạn ở nước ngoài về Việt Nam làm việc.
  • Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản.
  • Phụ cấp đặc thù ngành nghề.

Như vậy Các khoản phụ cấp không tính thuế TNCN theo quy định như trên bao gồm: Phụ cấp ưu đãi hàng tháng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.

Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực; phụ cấp phục vụ đối với các lãnh đạo cấp cao; phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản; Phụ cấp đặc thù nghề nghiệp.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH và thuế TNCN năm 2023” đã được giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới cách tra cứu mã số thuế cá nhân của tôi nhanh chóng. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Các khoản phụ cấp có được tính vào lương tăng ca hay không?

Câu trả lời là CÓ. Căn cứ vào quy định của Bộ luật lao động thì phụ cấp lương được tính vào tiền lương tăng ca. Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Có bắt buộc phải trả phụ cấp lương cho người lao động hay không?

Phụ cấp lương là một trong các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động được quy định tại Điều 21 Bộ luật lao động năm 2019. Theo đó, mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Như vậy, có thể hiểu rằng phụ cấp lương là một trong những nội dung chủ yếu phải có trong hợp đồng lao động được giao kết giữa các bên. Tùy điều kiện và công việc của từng người mà doanh nghiệp sẽ trả các khoản phụ cấp khác nhau, đôi khi không phải người lao động nào cũng được trả các khoản phụ cấp này.

Có những khoản phụ cấp lương nào đối với cán bộ, công chức, viên chức về trả lương theo vị trí việc làm hiện nay?

Theo như Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 quy định thì năm 2022, cán bộ, công chức, viên chức sẽ được áp dụng 7 khoản phụ cấp theo lương với cán bộ, công chức, viên chức về trả lương theo vị trí việc làm. Cụ thể như sau:
– Phụ cấp kiêm nhiệm
– Phụ cấp thâm niên vượt khung
– Phụ cấp khu vực
– Phụ cấp trách nhiệm công việc
– Phụ cấp lưu động
– Phụ cấp theo nghề
– Phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm