Chào Luật sư X, tôi muốn mở một công ty TNHH kinh doanh các mặt hàng thời trang. Tuy nhiên, các quy định về thuế quá phức tạp, và tôi chưa nắm rõ thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Các khoản thu nhập không chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định hiện nay ra sao? Xin được tư vấn.
Chào bạn, thuế thu nhập doanh nghiệp (Profit tax) là loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Việc đóng thuế thu nhập doanh nghiệp là trách nhiệm phải làm. Tuy nhiên, có phải tất cả các thu nhập điều phải đóng thuế thu nhập dianh nghiệp? Các khoản thu nhập doanh nghiệp không chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định 2022? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?
Thuế thu nhập doanh nghiệp (Profit tax) là loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm: Thu nhập từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, hoặc dịch vụ, các thu nhập khác theo quy định của pháp luật.
Theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC, hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ, các đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:
- Các doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam
- Các doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam
- Các tổ chức thành lập theo Luật hợp tác xã
- Đơn vị sự nghiệp thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam
- Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
Hướng dẫn tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo Điều 14, Thông tư 151/2014/TT-BTC, doanh nghiệp sẽ không phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính hàng quý nữa, mà chỉ phải tạm tính ra số tiền rồi nộp theo số tạm tính đó nếu có. Cuối năm, doanh nghiệp cần làm tờ khai để quyết toán thuế TNDN.
Theo quy định tại Điều 1, Thông tư 96/2015/TT-BTC của Bộ tài chính, công thức tính thuế TNDN tạm tính theo quý và thực nộp cuối năm được xác định như sau:
Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KH&CN)x Thuế suất thuế TNDN
Nếu doanh nghiệp không trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì công thức tính thuế như sau:
Thuế TNDN phải nộp (A) = Thu nhập tính thuế (B) x Thuế suất thuế TNDN (C)
Trong đó, Thu nhập tính thuế TNDN được xác định như sau:
Thu nhập tính thuế (A) = Thu nhập chịu thuế (a) – Thu nhập được miễn thuế (b) + Các khoản lỗ được kết chuyển (c)
Cách xác định thu nhập chịu thuế:
Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ và các thu nhập khác:
Thu nhập chịu thuế (a) = Doanh thu (a1) – Chi phí được trừ (a2) + Các khoản thu nhập khác (a3)
Lưu ý: Doanh nghiệp có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh áp dụng nhiều mức thuế suất khác nhau thì doanh nghiệp sẽ phải tính riêng thu nhập của từng hoạt động nhân với mức thuế suất tương ứng.
Cách xác định Doanh thu (a1) để tính thuế TNDN:
Doanh thu chịu thuế là toàn bộ số tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ, bao gồm cả các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa.
- Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT.
- Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT là doanh thu bao gồm thuế GTGT.
Cách xác định khoản Chi phí được trừ (a2):
Ngoại trừ các khoản chi không được trừ tại Khoản 2, Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC, doanh nghiệp sẽ được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các yêu cầu sau:
- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Khoản chi có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp
- Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng từng lần có giá trị từ 20 triệu trở lên (đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Cách xác định Các khoản thu nhập khác (a3):
Các khoản thu khác bao gồm: thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay, tiền phạt, tiền bồi thường do vi phạm hợp đồng, hàng cho biếu tặng…
Thu nhập miễn thuế (b): Các khoản này thường rất ít gặp và chỉ dành cho một số doanh nghiệp đặc thù.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử.
Các khoản lỗ được kết chuyển (c)có thể hiểu đơn giản như sau:
Là số tiền chênh lệch âm của thu nhập tính thuế, chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước đó. Sau khi doanh nghiệp quyết toán thuế năm mà bị lỗ thì phải chuyển toàn bộ số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp theo. Lưu ý: Thời gian chuyển lỗ liên tục không quá 5 năm kể từ năm tiếp theo sau năm phát sinh lỗ.
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp(C) được xác định như sau:
Theo quy định tại Điều 11, Thông tư 78/2014/TT-BTC, mức thuế suất TNDN được xác định như sau:
- Áp dụng thuế suất 20% cho tất cả các doanh nghiệp không phân biệt doanh thu
- Những doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, các tài nguyên quý hiếm sẽ áp dụng mức thuế suất 32-50% tùy thuộc vào vị trí, điều kiện khai thác và trữ lượng mỏ.
- Các doanh nghiệp có hoạt động thăm dò, tìm kiếm, khai thác các tài nguyên quý hiếm như bạch kim, vàng, bạc, thiếc, đá quý… sẽ áp dụng mức thuế suất 50%
- Các doanh nghiệp thăm dò khai thác mỏ tài nguyên quý hiếm có từ 70% diện tích trở lên ở địa bàn kinh tế đặc biệt khó khăn được ưu đãi thuế TNDN ban hành kèm quyết định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ thì chỉ áp dụng mức thuế suất 40%
Các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo Thông tư 78/2014/TT-BTC, Thu nhập chịu thuế TNDN là khoản thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá dịch vụ và các loại thu nhập khác bao gồm:
- Thu nhập từ việc chuyển giao vốn, chuyển nhượng BĐS;
- Thu nhập từ quyền sở hữu sử dụng tài sản, cho thuê hay thanh lý tài sản;
- Thu nhập từ lãi tiền gửi ngân hàng, cho vay, bán ngoại tệ, các khoản dự phòng;
- Thu khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi được; khoản nợ phải trả không xác định được chủ;
- Khoản thu nhập có được từ những năm trước bị sót hay những hoạt động sản xuất kinh doanh không nằm trên lãnh thổ Việt Nam…
Thu nhập chịu thuế
= Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác
Trong đó:
Doanh thu
Doanh thu có thể tính là toàn bộ số tiền có được từ việc bán hàng hóa, gia công, cung cấp dịch vụ kể cả các khoản trợ giá, phụ thu mà doanh nghiệp thuộc diện hưởng lợi không phân biệt thu được tiền hay chưa.
Chi phí được trừ
Chi phí được trừ là những khoản thực chi khi phát sinh trong hoạt động kinh doanh sản xuất có doanh nghiệp trong các mảng thực hiện nhiệm vụ Quốc phòng, an ninh theo quy định của nhà nước và có minh chứng đầy đủ bằng hóa đơn, giấy tờ. Với hoá đơn mua hàng hoá dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên, phải có chứng từ thanh toán giao dịch trực tuyến.
Doanh nghiệp có thể lưu ý thêm về một số khoản chi không được trừ như một số ví dụ dưới đây:
– Những khoản chi chưa đáp ứng đủ điều kiện của chi phí được trừ như trên
– Chi khấu hao TSCĐ chưa tuân theo quy định hay vượt mức quy định hiện hành.
– Chi khấu hao TSCĐ trong thời gian tạm dừng từ 9 tháng với hoạt động sản xuất theo mùa vụ và 12 tháng trở lên với hoạt động tạm dừng do sửa chữa, di dời địa điểm, bảo trì…
– Mua hàng hóa, dịch vụ tại hộ sản xuất có doanh thuế dưới mức doanh thu chịu thuế GTGT là 100 triệu đồng/năm, không có hoá đơn và bảng kê thu mua hàng hoá theo quy định.
Đọc thêm về Mẫu bảng kê hóa đơn mua vào và bảng kê hàng hóa dịch vụ bán ra.
– Chi tiền lương, công cho người lao động thực tế không chi trả hay không có đủ chứng từ thanh toán quy định; không quy định rõ ràng trong hợp đồng hay thoả thuận lao động..
– Chi trả trang phục cho người lao động vượt mức 5 triệu đồng/người/năm;
– Chi trả những khoản sau vượt quá 3 triệu/người/tháng:
Nộp quỹ hưu trí tự nguyện
Mua bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động;
Phần vượt mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế để trích nộp các quỹ có tính chất an sinh xã hội, quỹ bảo hiểm y tế và quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
– Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ hay hoàn thuế
– Tiền phạt vi phạm hành chính
Các khoản thu nhập không chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
1. Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản, sản xuất muối của hợp tác xã; Thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thực hiện ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; Thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; Thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản.
2. Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp gồm: thu nhập từ dịch vụ tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng; dịch vụ phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng, vật nuôi; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.
3. Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ được miễn thuế trong thời gian thực hiện hợp đồng nhưng tối đa không quá 03 năm kể từ ngày bắt đầu có doanh thu từ thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
Thu nhập từ bán sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng ở Việt Nam theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ KHCN được miễn thuế tối đa không quá 05 năm kể từ ngày có doanh thu từ bán sản phẩm;
Thu nhập từ bán sản phẩm sản xuất thử nghiệm trong thời gian sản xuất thử nghiệm theo quy định của pháp luật.
4. Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp có số lao động là người khuyết tật, người sau cai nghiện ma túy, người nhiễm HIV bình quân trong năm chiếm từ 30% trở lên trong tổng số lao động bình quân trong năm của doanh nghiệp.
5. Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội, người đang cai nghiện, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV/AIDS. Trường hợp cơ sở dạy nghề có cả đối tượng khác thì phần thu nhập được miễn thuế được xác định tương ứng với tỷ lệ học viên là người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội, người đang cai nghiện, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV/AIDS trong tổng số học viên.
6. Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế với doanh nghiệp trong nước, sau khi bên nhận góp vốn, phát hành cổ phiếu, liên doanh, liên kết đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định, kể cả trường hợp bên nhận góp vốn, phát hành cổ phiếu, bên liên doanh, liên kết được hưởng ưu đãi thuế TNDN.
7. Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam.
8. Thu nhập từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải (CERs) lần đầu của doanh nghiệp được cấp chứng chỉ giảm phát thải; các lần chuyển nhượng tiếp theo nộp thuế TNDN theo quy định.
9. Thu nhập từ thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao của Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong hoạt động tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng xuất khẩu; thu nhập từ hoạt động tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác của Ngân hàng chính sách xã hội; thu nhập của Công ty TNHH một thành viên quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam; thu nhập từ hoạt động có thu do thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao của các quỹ tài chính Nhà nước: Quỹ BHXH Việt Nam, tổ chức Bảo hiểm tiền gửi, Quỹ BHYT, Quỹ hỗ trợ học nghề, Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước thuộc Bộ LĐTBXH, Quỹ hỗ trợ nông dân, Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam, Quỹ viễn thông công ích, Quỹ đầu tư phát triển địa phương, Quỹ BVMT Việt Nam, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ hỗ trợ phát triển HTX, Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo, Quỹ bảo hộ công dân và pháp nhân tại nước ngoài, Quỹ phát triển nhà, Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ phát triển KHCN quốc gia, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ hỗ trợ vốn cho NLĐ nghèo tự tạo việc làm, thu nhập từ thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao của Quỹ phát triển đất và quỹ khác của Nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định hoặc quyết định được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
10. Phần thu nhập không chia
11. Thu nhập từ chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao cho tổ chức, cá nhân ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
12. Thu nhập của văn phòng thừa phát lại (trừ các khoản thu nhập nhập từ các hoạt động khác ngoài hoạt động thừa phát lại) trong thời gian thực hiện thí điểm theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Có thể bạn quan tâm
- Mẫu đơn đề nghị mua hóa đơn lẻ mới nhất
- Đơn đề nghị mua hóa đơn hộ kinh doanh cá thể
- Mẫu Đơn xin làm Y tế thôn bản hiện nay
- Mẫu đơn xin trợ cấp người tàn tật mới 2022
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Các khoản thu nhập không chịu thuế TNDN theo quy định 2022 “. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định bảo hộ logo công ty; trích lục hộ khẩu cũ; thành lập công ty mới…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc qua các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Mọi doanh nghiệp được thành lập theo đúng quy định của Pháp luật Việt Nam, phải nộp thuế với khoản thu nhập doanh nghiệp chịu thuế phát sinh ở bất cứ đâu, không chỉ tại lãnh thổ Việt Nam;
Doanh nghiệp nước ngoài nhưng có cơ sở thường trú (hoặc không) tại Việt Nam, phải nộp thuế với khoản thu nhập doanh nghiệp chịu thuế phát sinh ở bất cứ đâu, không chỉ tại lãnh thổ Việt Nam;
Các tổ chức thành lập theo Luật hợp tác xã;
Đơn vị sự nghiệp thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam;
Những tổ chức khác đang hoạt động kinh doanh và có thu nhập.
Thuế thu nhập doanh nghiệp có vai trò quan trọng với nhà nước và xã hội:
Thuế TNDN là khoản thu lớn của nhà nước, phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp;
Cung cấp căn cứ xây dựng một cái nhìn tổng quan về các khoản thu nhập đã và đang, sẽ phát sinh của các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường;
Khuyến khích những nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào Việt Nam thông qua ưu đãi về thuế suất thuế TNDN;
Tạo sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp trên thị trường, phù hợp với chủ trương phát triển của Chính phủ hiện nay
Tạm nộp thuế TNDN hàng quý: hạn cuối là ngày 30 tháng đầu quý sau khi phát sinh nghĩa vụ thuế TNDN;
Kê khai thuế TNDN theo từng lần phát sinh: hạn cuối là ngày thứ 10 kể từ khi phát sinh nghĩa vụ thuế TNDN;
Quyết toán thuế TNDN: hạn cuối là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ khi kết thúc năm tài chính hoặc năm dương lịch;
Quyết toán giải thể: hạn cuối là ngày thứ 45 kể từ quyết định giải thể.