Các loại đất trong quy hoạch đô thị

bởi Thanh Thủy
Các loại đất trong quy hoạch đô thị

Một trong những hoạt động cần thiết góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế xã hội của đất nước đó là quy hoạch đô thị. . Căn cứ vào chức năng và quy hoạch sử dụng đất; đất đô thị sẽ được phân thành nhiều loại và nhiều cấp khác nhau. Các loại đất trong quy hoạch đô thị được Luật Đất đai; và Luật Quy hoạch đô thị quy định cụ thể về sử dụng. Vậy “các loại đất trong quy hoạch đô thị” gồm những loại đất nào?.

Câu hỏi: Thưa luật sư, tôi có nghe thông tin là sang năm thị trấn tôi ở sẽ thực hiện quy hoạch đô thị. Hiện tại tôi vẫn chưa biết rõ lắm về hoạch đô thị là gì; cũng như có những loại đất nào trong quy hoạch đô thị ạ?.

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình; mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.

Quy hoạch đô thị là gì?

Quy hoạch đô thị là một hoạt động nhằm kiểm soát; cải thiện môi trường sống tại các khu đô thị nhằm nâng cao chất lượng của đời sống. Một số hoạt động trong quy hoạch đô thị thường được nhắc đến như; ban hành những quy định xây dựng, kiểm soát và vận hành vấn đề quản lý đô thị; lập các tiêu chí và phê duyệt quy hoạch; đầu tư và phát triển đô thị cả về cơ sở hạ tầng và xã hội…

Quy hoạch đô thị hiện là cơ sở để địa phương đẩy mạnh tỷ lệ tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh việc thu hút đầu tư, các dự án quy mô; thì việc sử dụng hiệu quả các loại đất trong quy hoành cũng góp phần đáng kể. Các khu quy hoạch có thể được thay đổi liên tục hàng năm; nhằm đảo bảo phù hợp nhất với mục tiêu phát triển của địa phương.

Theo quy định, quy hoạch đô thị chính là việc tổ chức không gian; kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật; công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị. Đặc biệt, quy hoạch này phải đáp ứng các yêu cầu liên quan đến đất đai.
Cụ thể, Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19/5/2021 của Bộ Xây dựng Ban hành; về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng; nêu rõ, quy hoạch xây dựng đô thị phải đáp ứng các yêu cầu liên quan đến đất đai như: Yêu cầu về lựa chọn đất xây dựng; Yêu cầu về quy hoạch không gian xanh, đất cây xanh đô thị; Yêu cầu về đất dân dụng.

Các loại đất trong quy hoạch đô thị
Các loại đất trong quy hoạch đô thị

Các loại quy hoạch đô thị

Đối với mỗi bối cảnh khác nhau thì sẽ có các hoạt động quy hoạch đô thị; phương thức và nội dung quy hoạch khác nhau. Tại mỗi giai đoạn nhà nước sẽ chú trọng vào một vấn đề nằm trong hoạt động quy hoạch đô thị; và thúc đẩy sự phát triển. Quy hoạch đô thị được thể hiện thông qua các đồ án, cụ thể như:

Quy hoạch chung: Đây là việc nhằm tổ chức không gian, hệ thống các công trình hạ tầng; các công trình hạ tầng xã hội và nhà cho một đô thị; phù hợp với sự phát triển nền kinh tế – xã hội của khu đô thị; đảm bảo hệ thống quốc phòng an ninh.

Quy hoạch phân khu: Quy hoạch này nhằm phân chia, xác định chức năng; chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị tại các khu đất. Đồng thời nhằm xác định mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật, xã hội; trong một khu đô thị nhằm cụ thể hóa được nội dung quy hoạch chung.

Quy hoạch chi tiết: Việc làm này nhằm phân chia; và xác định chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị và yêu cầu quản lý kiến trúc; cảnh quan của từng lô đất, bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội; nhằm cụ thể hóa nội dung phân khu hoặc quy hoạch chung.

Các loại đất trong quy hoạch đô thị

Căn cứ vào những chức năng và quy hoạch sử dụng đất; thì đất đô thị sẽ được phân chia thành nhiều loại và nhiều cấp khác nhau. Cụ thể như:

Đất khu công nghiệp

Quy hoạch đất khu công nghiệp sẽ bao gồm đất để giúp xây dựng các xí nghiệp công nghiệp; và đất dành cho thủ công nghiệp. Loại đất này sẽ được bố trí một cách tập trung và bao gồm cả đất giao thông nội bộ; bến bãi hay những công trình quản lý phục vụ cho các nhà máy.

Đất khu công nghiệp sẽ đóng một vai trò quan trọng trong cơ cấu phát triển kinh tế; và tốc độ phát triển của đô thị.

Khu đất kho tàng

Đây là đất quy hoạch được sử dụng với mục đích phục vụ nhu cầu về lưu trữ. Đất kho tàng đô thị sẽ bao gồm các loại đất xây dựng; những khu trực thuộc về thành phố và cả những khu không trực thuộc thành phố.

Loại đất này có diện tích không lớn nhưng sẽ được mở rộng vào hàng năm; tùy thuộc vào từng nhu cầu thực tế tại các địa phương khác nhau.

Khu đất giao thông đối ngoại

Đây chính là một trong những loại đất có tính linh động cao

nhất trong các loại đất trong quy hoạch đô thị. Quỹ đất này sẽ được phân chia cụ thể hơn thành:

– Đất giao thông đường bộ: dùng để xây dựng các tuyến đường, bến xe; bãi xe, các trạm tiếp xăng dầu, gara thành phố và cơ sở giao thông đường bộ. Chỉ giới quy hoạch giao thông sẽ là cơ sở; để người dân phân biệt đất thuộc quy hoạch hay không.

– Đất giao thông đường sắt: đất sử dụng cho các tuyến đường sắt; (không kể đường sắt dùng riêng theo yêu cầu của công nghiệp), nhà ga các loại, kho tàng; trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho yêu cầu hoạt động của giao thông đường sắt.

– Đất giao thông đường thủy: quỹ đất sử dụng để xây dựng các cảng dành cho hành khách; và cảng hàng hóa. Bao gồm cả: các kho tàng, bến bãi, công trình phục vụ và trang thiết bị kỹ thuật; phục vụ yêu cầu hoạt động vận chuyển hành khách và hàng hóa của thành phố với bên ngoài.

– Đất giao thông đường hàng không: phần lớn là đất sử dụng để xây dựng các sân bay dân dụng; nhà ga hàng không, các công trình thiết bị kỹ thuật khác của các sân bay.

Mỗi quỹ đất sẽ được quy hoạch nhằm sử dụng với từng mục đích khác nhau; và góp phần vào việc phát triển kinh tế – xã hội đô thị.

Khu đất dân dụng

Nếu như nói về các loại đất quy hoạch trong đô thị thì đất dân dụng; sẽ là một loại đất được nhiều người quan tâm nhất. Loại đất này sẽ bao gồm đất xây dựng nhà ở, đất phục vụ các công trình công cộng; đất quy hoạch đường phố, quảng trường… phục vụ cho nhu cầu ở; nghỉ ngơi hay giải trí của nhân dân.

Đất dân dụng được chia theo 4 loại đất nhỏ như:

+ Đất xây dựng công trình công cộng: Loại đất này phục vụ cho thương nghiệp, văn hóa; y tế và giáo dục. Đất được sử dụng ngoài phạm vi nhà ở.

+ Đất xây dựng nhà ở: Loại đất để xây dựng từng công trình nhà ở, hệ thống giao thông; hệ thống công trình công cộng, cây xanh; và được thực hiện trong phạm vi tiểu khu nhà ở.

+ Đất giao thông đối nội: Bao gồm cả mạng lưới đường phố và quảng trường lớn thành phố.

+ Đất trồng cây xanh đô thị: Đất quy hoạch cây xanh là đất xây dựng những khu công viên; vườn hoa của thành phố…

Khu đất đặc biệt

Đây là loại đất phục vụ cho các yêu cầu về quân sự như doanh trại bộ đội; cơ quan hành chính không thuộc vào thành phố, các cơ quan ngoại giao, nghĩa trang…

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “ Các loại đất trong quy hoạch đô thị” . Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; Giải thể công ty; tạm ngừng công ty;  Đăng kí hộ kinh doanh; Công văn xác nhận không nợ thuế để đấu thầu; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; Tra cứu quy hoạch xây dựng; dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu . Hoặc muốn sử dụng dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Đất đô thị là gì?

Khái niệm đất đô thị được định nghĩa là sự biến đổi từ đất nông nghiệp, lâm nghiệp thành đất công nghiệp, thương nghiệp, đất giao thông, văn hóa…Mặt khác, việc chuyển thành đất đô thị để sử dụng tiến hành đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật nhằm phát triển kinh tế.

Quy hoạch đô thị được hiểu như thế nào?

– Quy hoạch đô thị: là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị.

Ý nghĩa của quy hoạch đô thị là gì?

Quy hoạch đô thị hiện là cơ sở để địa phương đẩy mạnh tỷ lệ tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh việc thu hút đầu tư, các dự án quy mô thì việc sử dụng hiệu quả các loại đất trong quy hoành cũng góp phần đáng kể. Các khu quy hoạch có thể được thay đổi liên tục hàng năm, nhằm đảo bảo phù hợp nhất với mục tiêu phát triển của địa phương.

5/5 - (3 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm