Các trường hợp được ra đường khi tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội

bởi HuongGiang
Các trường hợp được ra đường khi tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội

Hiện nay tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn TP HCM vẫn còn diễn biến phức tạp. Để kiểm soát triệt để sự lây lan dịch COVID-19; UBND TP HCM tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội toàn thành phố theo Chỉ thị 16 từ 0h ngày 16/8 đến hết ngày 15/9/2012. Tuy vẫn kiểm soát việc di chuyển song Thành phố quy định thêm về các trường hợp được ra đường khi giãn cách. Vậy các trường hợp được ra đường khi tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội.

Luật sư cho tôi hỏi ” Quy định mới của TP HCM thì khi nào tôi được ra đường. Mong Luật sư giải đáp thắc mắc của tôi”. Cảm ơn câu hỏi của bạn và sau đây Luật sư X xin giải đáp thắc mắc của bạn.

Căn cứ pháp lý

Các trường hợp được ra đường khi tiếp tục giãn cách xã hội

Các trường hợp được ra đường khi tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội:

Văn bản giải thích Chỉ thị 16 của Thủ tướng đã nêu rõ 3 trường hợp thực sự cần thiết được ra ngoài; nhằm giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch COVID-19 trong cộng đồng:

Thứ nhất, mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác;

Thứ hai, các trường hợp khẩn cấp như: cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn,…;

Thứ ba, làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao và tại các cơ sở được cho phép.

Theo đó văn bản chỉ đạo của chính quyền TP HCM mở rộng thêm một số trường hợp được ra đường. Các trường hợp mới được ra đường khi tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội như sau:

Các trường hợp được ra đường từ 6h đến 18h hàng ngày

– Cơ sở sản xuất thực phẩm

– Tổ chức hành nghề công chứng.

– Công ty cung ứng dịch vụ (bảo vệ, bảo trì, sửa chữa… của các cơ quan, tòa nhà, chung cư).

Bảo hiểm (chỉ thực hiện các hoạt động liên quan đến giám định, lập hồ sơ bồi thường, giải quyết quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng).

– Phòng bán vé máy bay.

– Phòng khám tư nhân.

Ngoài ra, thêm một số nhóm đối tượng được lưu thông để vận chuyển hàng hóa thiết yếu như:

– Đội ngũ giao hàng có quản lý ứng dụng công nghệ; vận chuyển hàng hóa thiết yếu liên quận, huyện,

– Người đi giao-nhận hàng hóa của các cơ sở chế biến thực phẩm, cửa hàng bán lẻ lương thực, thực phẩm.

Tất cả đối tượng trên phải có dấu hiệu nhận diện khi lưu thông trên đường.

Các trường hợp được ra đường từ 18h ngày hôm trước đến 6h hôm sau bị hạn chế

Người dân trên địa bàn thành phố hạn chế ra đường; các cửa hàng, cơ sở kinh doanh phải tạm ngưng hoạt động.

Các trường hợp được ra đường sau 18h

Ngoài các nhóm trong công văn 2490 của UBND TP HCM Thành phố thêm các nhóm sau ra ngoài khi thực hiện giãn cách:

– Người đi tiêm vaccine

– Nhân viên các hệ thống siêu thị, cửa hàng bình ổn,… (theo chỉ đạo của UBND TPHCM tại công văn 2654 ngày 9/8)

– Các tổ bay đi công tác theo kế hoạch; cán bộ, người lao động thuộc Tổng công ty hàng không VN thực hiện chuyến bay chở trang thiết bị y tế, vaccine.

– Nhân viên các doanh nghiệp, tổ chức sản xuất cung ứng dịch vụ thiết yếu.

– Nhân viên các đơn vị cung cấp xuất ăn cho các bếp từ thiện; các cơ sở điều trị, cách ly; cơ sở y tế phục vụ công tác phòng chống dịch.

– Dịch vụ vận chuyển bưu chính; thực hiện nhiệm vụ cung ứng bưu chính cho cơ quan Đảng, Nhà nước, văn bản mật.

Giải quyết tình huống

Theo quy định mới của TP HCM hiện nay; bạn có thể ra ngoài khi thuộc các nhóm được phép hoạt động theo Công văn 2468, 2522 và 2523; và thêm các nhóm thêm từ văn bản mới nhất của UBND từ 6h đến 18h hàng ngày. Ngoài các nhóm trong công văn 2490 của UBND TP HCM bạn chú ý một số nhóm có thể ra đường sau 18h trên.

Quy định về xử phạt hành chính

Quy định tại Chỉ thị 16/CT-TTg người dân chỉ ra ngoài trong các trường hợp được ra đường thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men…. Do vậy nếu ra đường trong trường hợp không cần thiết; theo quy định có thể phạt tiền từ 1 triệu – 3 triệu đồng (Điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP).

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về “Quy định về các trường hợp được ra đường khi tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội“. Để biết thêm thông tin chi tiết về các quy định mới hoặc có các vấn đề pháp lý cần giải đáp; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Khi nào là ra đường khi cần thiết ?


Công văn 2601/VPCP-KGVX của Văn phòng Chính phủ đã nêu ra các trường hợp thật sự cần thiết để người dân được phép ra khỏi nhà trong thời gian giãn cách xã hội. Theo đó người dân cần cân nhắc trước khi ra đường đảm bảo việc ra đường là cần thiết theo đúng quy định pháp luật.

Các trường hợp ra đường bị phạt

Hành vi ra ngoài khi không thực sự cần thiết người dân vi phạm rất nhiều. Khi bị lực lượng công an phát hiện, lập hồ sơ xử lý, nhiều người tìm nhiều lý do để trốn phạt. Tuy nhiên, đối chiếu với quy định về các trường hợp khẩn cấp ra ngoài trong thời gian giãn cách xã hội; lực lượng công an cũng kiên quyết xử lý nghiêm để răn đe; nhằm hạn chế tối đa việc người dân đi lại trong thời gian giãn cách. Ngoài ra một bộ phận người dân chưa hiểu rõ các quy định vì vậy cần nhắc, tìm hiểu các quy định trước khi ra ngoài.

Chú ý khi ra khỏi nhà mùa dịch

Nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng; yêu cầu mọi người dân ở nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết. Theo Chỉ thị 16, trường hợp ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng; hoặc dung dịch sát khuẩn; không tập trung quá 2 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, bệnh viện và phải giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm