Cách chia tài sản thừa kế theo di chúc nhanh

bởi Lò Chum
Cách chia tài sản thừa kế theo di chúc

Thưa luật sư, tôi có một người em họ được 10 tuổi Bố mẹ em ấy đã ly hôn và bố em ấy kết hôn với người khác. Năm 2019 thì ông ấy mất. Trước khi mất ông để lại di chúc, nhưng mà không chia tài sản thừa kế cho em ấy. Luật sư có thể tư vấn cho tôi về Cách chia tài sản thừa kế theo di chúc. Nếu không có được chia theo di chúc thì có được hưởng di sản thừa kế không?

Thừa kế là một trong những quan hệ pháp luật dân sự cơ bản. Đây là quan hệ thường xuyên phát sinh trong đời sống xã hội; cũng chính vì vậy, Bộ luật dân sự 2015 và các văn bản liên quan; có rất nhiều quy định về quan hệ pháp luật này. Tuy nhiên, không phải cá nhân, gia đình nào cũng có kiến thức đầy đủ; về việc phân chia di sản thừa kế (theo di chúc hoặc theo pháp luật). Vậy thì Cách chia tài sản thừa kế theo di chúc được quy định như thế nào? Cách chia ra sao? Hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Căn cứ pháp lý

Luật dân sự năm 2015

Cách chia tài sản thừa kế theo di chúc là gì?

Cách chia tài sản thừa kế theo di chúc được hiểu là phương thức định đoạt di sản của người để lại thừa kế, theo ý chí của họ thể hiện trong di chúc, phù hợp với quy định pháp luật. Trong nội dung di chúc, người để lại di sản thường chỉ định người thừa kế, phân định phần di sản và giao nghĩa vụ tài sản cho những người thừa kế.

Di chúc là một khái niệm được quy định tại điều 624 bộ luật dân sự 2015 như sau

Điều 624. Di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Theo đó, một người trước khi chết có thể để lại tài sản; cho người khác bằng cách lập di chúc. Theo quan điểm của một số nhà khoa học; nghiên cứu về pháp luật thời kỳ La Mã: Di chúc là việc định đoạt tài sản của con người trong trường hợp lúc qua đời; với nội dung có sự chỉ định rõ người thừa kế. Như vậy ở thời kỳ La Mã, di chúc đã được ghi nhận; là việc định đoạt tài sản của con người. trong đó ý chí của chính người; để lại di sản về việc chuyển tài sản của mình cho ai (người thừa kế) phải được ghi vào phần đầu của di chúc. Điều này cho thấy, pháp luật thực định tại Việt Nam; khi quy định về di chúc cũng phản ánh sự tiếp thu pháp luật thời kỳ La Mã.

Điều kiện hợp pháp của di chúc

Di chúc được chia làm 2 loại chính là:
– Di chúc bằng văn bản (có/không người làm chứng/công chứng) có thể đánh máy; hoặc viết tay (xác nhận chữ ký và điềm chỉ)
– Di chúc miệng (chỉ lập khi không thể lập được di chúc bằng văn bản; huỷ bỏ nếu sau 3 tháng người lập vẫn minh mẫn, sáng suốt)
Di chúc hợp pháp phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại; điều 630, 631 của bộ luật dân sự 2015

Cách chia tài sản thừa kế theo di chúc theo quy định hiện hành

Cách phân chia di sản thừa kế theo di chúc được quy định; tại Điều 659 Bộ Luật dân sự 2015 như sau:

Phân chia thừa kế theo di chúc theo đúng ý chí của người để lại di chúc

Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc. Di chúc, như đã phân tích, là ý chí cá nhân được pháp luật bảo vệ; do đó việc phân chia phải được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc. Nội dung của di chúc có thể phân định rõ phần di sản thừa kế của từng người thừa kế.

Phân chia thừa kế theo di chúc trong trường hợp di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế

Nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế; thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc; trừ trường hợp những người thừa kế có thỏa thuận khác.

Để tránh xảy ra những tranh chấp sau này, những người thừa kế có thể lập văn bản; thỏa thuận phân chia di sản. Ngoài ra, để đảm bảo chắc chắn tính hợp pháp của văn bản; thỏa thuận này, theo Điều 57 Luật Công chứng năm 2014; những người thừa kế có thể yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận này.

Cách chia tài sản thừa kế theo di chúc
Cách chia tài sản thừa kế theo di chúc

Phân chia thừa kế theo di chúc theo hiện vật

Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật; thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó; hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản. Tuy nhiên, nếu hiện vật bị tiêu hủy; do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Phân chia thừa kế theo di chúc theo tỷ lệ đối với tổng giá trị di sản

Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ; đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản;đang còn vào thời điểm phân chia di sản.

Di sản thờ cúng

Theo quy định tại Điều 645 Bộ Luật dân sự 2015, di sản thừa kế không được phân chia; trong trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.

Phần di sản được dùng vào việc thờ cúng được giao cho người đã được chỉ định; trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng.

Trường hợp người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận; của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản; dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng; thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng. Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc; đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp; di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

Phân chia thừa kế theo theo di chúc bị hạn chế trong trường hợp nào?

Những người được thừa kế không phụ thuộc vào di chúc

Về nguyên tắc, di sản được phân chia theo ý chí của người lập di chúc, tuy nhiên; Khoản 1 Điều 644 Bộ Luật dân sự 2015 có quy định; về những người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc bao gồm:

  • Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng
  • Con thành niên nhưng không có khả năng lao động

Những người thừa kế này vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất; của một người thừa kế theo pháp luật; trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản; hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó.

Như vậy, dù ý chí của người lập di chúc là không chia di sản; hoặc chia ít hơn hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật; cho những người thừa kế này thì họ vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất; của một người thừa kế, trừ trường hợp họ thuộc một trong các trường hợp; không được chia di sản thừa kế quy định tại Điều 621 Bộ Luật dân sự 2015.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Cách chia tài sản thừa kế theo di chúc”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; giải thể công ty tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Hiệu lực của di chúc?

Hiệu lực của di chúc hiệu lực khi người để lại di chúc chết (thời điểm mở thừa kế). Tuy nhiên, di chúc sẽ hết hiệu lực ngay sau khi người để lại di chúc có bản di chúc mới
Theo quy định về hạn chế phân chia di sản tại điều 661 bộ luật dân sự 2015 quy định về việc hạn chế phân chia di sản người lập di chúc có thể chỉ định để phân chia tài sản sau thời hạn nhất định, không nhất thiết phải là khi người để lại di sản chết đi.

Những khó khăn trong việc áp dụng pháp luật thừa kế theo di chúc?

Lập di chúc để lại di sản của mình cho thế hệ sau là nguyện vọng thiết yếu của mỗi người. Tuy vậy, thừa kế là một lĩnh vực pháp lý phức tạp bởi vừa liên quan đến quan hệ nhân thân (tình cảm gia đình, huyết thống, dòng tộc…) vừa liên quan đến quan hệ tài sản. Do đó việc để lại di chúc, phân định di sản thừa kế không phải lúc nào cũng được thực hiện đúng theo quy định pháp luật. Hiện nay, người thừa kế phải gặp rất nhiều vướng mắc khó khăn khi khai nhận di sản thừa kế hoặc khởi kiện để bảo vệ quyền thừa kế của mình mà phần nhiều nguyên nhân là do tính hợp pháp của di chúc, cách chia tài sản thừa kế theo di chúc không rõ ràng hoặc trái luật

Di sản thờ cúng là gì?

Khi Bộ luật dân sự của nước ta được ban hành, di sản dùng vào việc thờ cúng được quy định tại Điều 673 Bộ luật dân sự. Về bản chất, di sản dùng vào việc thờ cúng có thể là hiện vật, tiền (phụ thuộc vào di chúc đã chỉ rõ) và một phần di sản của người chết để lại và phần di sản đó không được phân chia. Quy định khác nhau về di sản thờ cúng giữa PLTK trước đây và Bộ luật dân sự hiện hành đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền hưởng di sản của những người thừa kế theo pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm