Cách kê khai hàng hóa xuất khẩu theo quy định năm 2022?

bởi Hương Giang
Cách kê khai hàng hóa xuất khẩu

Trong thời buổi hội nhập nền kinh tế toàn cầu hiện nay, thị trường xuất nhập khẩu đang diễn ra rất sôi nổi. Theo đó, các doanh nghiệp khi xuất nhập khẩu hàng hóa cũng cần phải tuân theo các quy định của pháp luật về kê khai hàng hóa. Vậy Cách kê khai hàng hóa xuất khẩu theo quy định năm 2022 như thế nào? Khi nào cần tiến hành kê khai hàng hóa xuất khẩu? Thời điểm kê khai hàng hóa xuất khẩu là khi nào? Luật sư X sẽ làm rõ vấn đền này thông qua bài viết “Cách kê khai hàng hóa xuất khẩu” cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Khi nào cần tiến hành kê khai hàng hóa xuất khẩu?

Theo quy định, xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”
Bên cạnh đó, tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định 114/2015/NĐ-CP có quy định về khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất như sau:
“1. Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất được áp dụng quy định đối với khu phi thuế quan trừ ưu đãi riêng đối với khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu. Doanh nghiệp chế xuất được quy định trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc trong văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.”
Như vậy, có thể khẳng định rằng, việc xuất hóa đơn hàng xuất khẩu sẽ được áp dụng trong 2 trường hợp sau:

  • Xuất hóa đơn hàng xuất khẩu ra khỏi Việt Nam
  • Xuất hóa đơn cho doanh nghiệp chế xuất  

Cách kê khai hàng hóa xuất khẩu theo quy định năm 2022

Cách kê khai hàng hóa xuất khẩu theo quy định năm 2022 bao gồm 8 bước sau:

Bước 1: Đăng nhập và truy cập vào phần mềm Ecus

Sau khi đăng nhập và truy cập vào được Ecus, bạn nhấn chọn vào mục “Hệ thống” trên menu của phần mềm. Tiếp theo, click chọn vào mục “Chọn doanh nghiệp xuất nhập khẩu” -> Nhập vào đầy đủ các thông số về tài khoản khai báo và nhấn nút “Chọn”.

Bước 2: Thiết lập hệ thống

Trước khi bắt đầu việc khai báo, bạn cần phải tiến hành thiết lập các thông số cần thiết để kết nối đến hệ thống hải quan.

Bạn tiến thành chọn theo trình tự như sau: “Hệ thống -> Thiết lập thông số khai báo VNACCS -> Nhập các thông tin -> Ghi -> Kiểm tra kết nối”.

Bước 3: Khởi tạo tờ khai xuất khẩu

Đầu tiên, bạn cần phải đăng ký mới tờ khai xuất khẩu bằng cách chọn vào “Tờ khai hải quan -> Đăng ký mới tờ khai xuất khẩu (EDA).

Bước 4: Điền các thông tin tại tab thông tin chung

Một điểm cần lưu ý trong quá trình nhập liệu, khi bạn nhấp chuột vào mục nào, thì phía dưới góc trái màn hình tờ khai sẽ hiện ra “Hướng dẫn nhập liệu”. Bạn thực hiện theo cách kê khai hàng hóa xuất khẩu dưới đây để nhập vào đầy đủ các thông tin cho các tiêu chí cần thiết. Các thông tin ban đầu trong tờ khai hải quan xuất khẩu bao gồm:

  • Mã loại hình: ghi mã loại hình xuất khẩu của doanh nghiệp.
  • Cơ quan hải quan: chọn đơn vị hải quan khai báo.
  • Mã bộ phận xử lý: chọn đúng mã bộ phận xử lý để chỉ rõ tờ khai được gửi đến bộ phận, cấp đội thủ tục nào của chi cục hải quan đã chọn ở mục cơ quan hải quan, trong trường hợp chi cục có nhiều đội thủ tục khác nhau.
  • Mã hiệu phương thức vận chuyển: phải chọn mã hiệu phù hợp với hình thức vận chuyển hàng hóa như đường hàng không, đường biển, đường sắt,…

Thông tin về đơn vị xuất nhập khẩu trên tờ khai hải quan:

Nhập vào thông tin của đơn vị xuất khẩu, đối tác nhập khẩu, đại lý làm thủ tục hải quan hoặc người ủy thác.

Thông tin vận đơn của tờ khai hải quan:

Nhập vào đầy đủ các thông tin về vận chuyển hàng hóa. Tại ô vận đơn, điền vào các thông tin sau:

  • Số vận đơn.
  • Số lượng kiện
  • Tổng trọng lượng hàng hóa (gross weight): nhập vào tổng trọng lượng hàng hóa cùng với đơn vị tính trọng lượng theo đơn vị.
  • Mã địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến.
  • Địa điểm nhận hàng cuối cùng.
  • Địa điểm xếp hàng: port of loading.
  • Phương tiện vận chuyển: nhập vào phương tiện vận chuyển tùy theo phương thức vận chuyển đã chọn ở trên.
  • Ngày hàng đi dự kiến: ngày phương tiện khởi hàng đi.

Thông tin hóa đơn của lô hàng xuất khẩu:

Nhập vào đầy đủ các thông tin trên hóa đơn hàng hóa về số hóa đơn, ngày phát hành, phương thức thanh toán, trị giá hóa đơn, điều kiện giao hàng. Nhập vào các mục như sau:

  • Phân loại hình thức hóa đơn: chọn phân loại hình thức hóa đơn.
  • Số hóa đơn: nhập số hóa đơn.
  • Ngày phát hành: ngày phát hành hóa đơn.
  • Mã phân loại hóa đơn:

+ A: giá hóa đơn cho hàng hóa phải trả tiền.

+ B: giá hóa đơn cho hàng hóa không phải trả tiền.

+ C: giá hóa đơn cho hàng hóa bao gồm phải trả tiền và không phải trả tiền.

+ D: các trường hợp khác.

  • Phương thức thanh toán: điền hình thức thanh toán đã ký kết.
  • Điều kiện giá hóa đơn: chọn điều kiện giao hàng.
  • Mã đồng tiền của hóa đơn: chọn mã đồng tiền theo hóa đơn.
Cách kê khai hàng hóa xuất khẩu
Cách kê khai hàng hóa xuất khẩu

Thuế và bảo lãnh trên tờ khai hải quan:

  • Người nộp thuế sẽ là: người xuất khẩu hoặc đại lý khai hải quan.
  • Mã xác định thời hạn nộp thuế: thông tin về bảo lãnh thuế và hình thức nộp thuế của người khai hải quan. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà người khai sẽ nhập vào thông tin cho mục này.

+ Người khai cần phải xác định mã loại hình thức nộp thuế. Nếu có chứng từ bảo lãnh thuế thì chọn loại hình bảo lãnh (có 2 hình thức bảo lãnh là: bảo lãnh chung và bào lãnh riêng). Sau đó, nhập đầy đủ thông tin đăng ký bảo lãnh bao gồm: mã ngân hành bão lãnh, năm đăng ký, ký hiệu chứng từ và số chứng từ.

+ Đối với trường hợp doanh nghiệp không có bảo lãnh. Phải nộp thuế ngay thì bạn chọn mã là D, nộp thuế ngay. Đồng thời, khi khai báo sửa đổi bổ sung thì người khai cũng phải chọn mã “D” để được cấp phép thông quan sau khi thực hiện quy trình tạm giải phóng hàng.

Thông tin vận chuyển:

Phần này sẽ áp dụng đối với các doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất hoặc các doanh nghiệp ưu tiên, đưa hàng vào kho bảo thuế khai báo vận chuyển đính kèm tờ khai. Các thông tin này nếu được nhập thì phải thành một bộ bao gồm: ngày khởi hàng, địa điểm trung chuyển và ngày đến địa điểm trung chuyển nếu có, địa điểm đích và ngày đến địa điểm đích.

Bước 5:  Điền các thông tin vào mục “thông tin container”

Bạn nhập vào thông tin về địa điểm xếp hàng và danh sách container, một tờ khai xuất có thể nhập tối đa 50 số container khác nhau.

Bước 6: Điền các thông tin cho mục “danh sách hàng”

Khai báo đầy đủ và chính xác về tên hàng, nhãn hiệu hàng hóa, model, mã HS, xuất xứ, khối lượng, đơn vị tính, đơn giá hóa đơn, mã biểu thuế xuất khẩu, thuế suất VAT và các loại thuế suất khác (nếu có).

Trên danh sách hàng ô “Trị giá tính thuế” và ô “TS XK (%)” có màu xám. Bạn không phải nhập dữ liệu của hai ô này, vì theo nghiệp vụ VNACCS thông thường. Trị giá tính thuế và Thuế suất sẽ do hệ thống của Hải quan trả về. Trong một số trường hợp đặc biệt, người khai vẫn có thể tự nhập Trị giá tính thuế và Thuế suất.

Bước 7: Truyền tờ khai hải quan xuất khẩu.

Sau khi kiểm tra chính xác các thông tin trên tờ khai điện tử, tiến hành khai trước thông tin tờ khai (EDA), bằng cách đăng nhập vào chữ ký số của công ty và nhận về số tờ khai là và thông tin tờ khai.

Sau khi đăng ký thành công bản khai trước thông tin tờ khai và kiểm tra đúng thông tin hệ thống trả về. Người khai tiến hành đăng ký chính thức tờ khai với cơ quan Hải quan, chọn mã nghiệp vụ “3. Khai chính thức tờ khai (EDC)”.

Bước 8: Nhận kết quả phân luồng, in ra tờ khai hải quan xuất khẩu.

Khi khai báo thành công, tờ khai sẽ được đưa vào tiến hành các thủ tục thông quan hàng hóa. Doanh nghiệp tiếp tục nhấn vào “4. Lấy kết quả phân luồng, thông quan” chức năng này tương tự như “Lấy phản hồi từ HQ để nhận được kết quả phần luồng, lệ phí hải quan, thông báo tiền thuế và chấp nhận thông quan của tờ khai.

Như vậy, những nội dung trên là hướng dẫn cho Cách kê khai hàng hóa xuất khẩu theo quy định năm 2022.

Thời điểm kê khai hàng hóa xuất khẩu là khi nào?

Đầu tiên, chúng ta cần xác định được thời gian lập hóa đơn điện tử để ghi nhận doanh thu hàng xuất khẩu. Theo đó, căn cứ tại khoản 2, công văn số 2054/TCHQ-GSQL, do Tổng Cục Hải Quan đã ban hành, có hướng dẫn:
“2. Thời điểm phát hành hóa đơn điện tử đối với hàng xuất khẩu theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.
Theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì cơ sở lập hóa đơn GTGT cho hàng hóa xuất khẩu là sau khi hàng hóa đã thực xuất khẩu có xác nhận của cơ quan hải quan đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu và sau khi làm xong thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu đối với người khai hải quan kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.
Theo quy định trên thì thời điểm phát hành hóa đơn GTGT đối với hàng xuất khẩu là sau khi người khai hải quan hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu. Do đó, tại thời điểm làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu người khai hải quan chưa thể phát hành hóa đơn GTGT để nộp trong bộ hồ sơ hải quan.”
Như vậy, ngày lập (ngày phát hành) hóa đơn điện tử hàng xuất khẩu phải trùng với ngày ghi trên tờ khai hải quan (ngày thông quan). Khi thực hiện thủ tục lập hóa đơn điện tử hàng xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ dùng hóa đơn này để kê khai thuế. Cơ quan hải quan chỉ dùng hóa đơn thương mại để tiến hành các thủ tục hải quan.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn về “Cách kê khai hàng hóa xuất khẩu theo quy định năm 2022?”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai; cấp đổi lại sổ đỏ, đất nông nghiệp chuyển đổi sang đất thổ cư; hoặc vấn đề khác như di chúc được lập trong bệnh viện có hiệu lực không… thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Mời quý khách liên hệ đến hotline của Luật sư X:  0833.102.102 hoặc liên hệ qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Có bắt buộc phải xuất hóa đơn hàng xuất khẩu không?

Như vậy, có thể khẳng định rằng, từ thời điểm nghị định 123/NĐ-CP và thông tư 78/2021/TT-BTC có hiệu lực. Việc xuất hóa đơn hàng xuất khẩu là quy định bắt buộc. Khi doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, phải xuất hóa đơn để ghi nhận khoản doanh thu này.

Hàng xuất khẩu có phải xuất hoá đơn giá trị gia tăng không?

Theo tiết c khoản 3 điều 13 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP:
c) Cơ sở kinh doanh kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (kể cả cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu) khi xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng điện tử.
Như vậy: Khi xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ thì doanh nghiệp phải xuất hoá đơn giá trị gia tăng.

Tờ khai hải quan xuất khẩu bao gồm những thông tin gì?

Các thông tin ban đầu trong tờ khai hải quan xuất khẩu bao gồm:
Mã loại hình: ghi mã loại hình xuất khẩu của doanh nghiệp.
Cơ quan hải quan: chọn đơn vị hải quan khai báo.
Mã bộ phận xử lý: chọn đúng mã bộ phận xử lý để chỉ rõ tờ khai được gửi đến bộ phận, cấp đội thủ tục nào của chi cục hải quan đã chọn ở mục cơ quan hải quan, trong trường hợp chi cục có nhiều đội thủ tục khác nhau.
Mã hiệu phương thức vận chuyển: phải chọn mã hiệu phù hợp với hình thức vận chuyển hàng hóa như đường hàng không, đường biển, đường sắt,…

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm