Để quá trình thực hiện thủ tục ly hôn được diễn ra nhanh chóng theo ý muốn của các cặp vợ chồng có nhu cầu ly hôn hiện nay thì đơn ly hôn phải được viết một cách chính xác và đầy đủ. Hiện nay, có nhiều người muốn làm đơn ly hôn nhanh nhất nhưng lại chưa biết viết như thế nào? Nếu bạn đang tìm cách làm đơn ly hôn nhanh nhất theo quy định, hãy tham khảo Cách làm đơn ly hôn nhanh nhất của Luật sư X qua bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
- Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP
- Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP
Mua đơn ly hôn ở đâu?
Hiện nay, khi ly hôn đơn phương thì vợ, chồng sử dụng mẫu đơn khởi kiện và khi ly hôn thuận tình thì vợ, chồng sử dụng mẫu đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự được ban hành kèm Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP. Tuy nhiên, tại Nghị quyết này, Hội đồng Thẩm phán không yêu cầu đơn ly hôn phải sử dụng hình thức nào.
Do đó nếu vợ, chồng muốn ly hôn, hoàn toàn có thể sử dụng đơn ly hôn viết tay, đánh máy hoặc mua tại Tòa án hoặc Download biểu mẫu dưới đây.
Mẫu đơn xin ly hôn nhanh nhất
– Theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP (sửa đổi Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP) quy định mẫu đơn xin ly hôn thuận tình là mẫu đơn số 01-VDS (Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự).
– Theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP quy định mẫu đơn ly hôn đơn phương là mẫu đơn số 23-DS (Đơn khởi kiện).
Hướng dẫn làm đơn xin ly hôn nhanh nhất
Đối với đơn xin ly hôn thuận tình
Cách viết đơn xin ly hôn thuận tình theo mẫu số 01-VDS quy định tại Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP, cụ thể:
– Mục số (1) ghi loại việc dân sự mà người yêu cầu yêu cầu Tòa án giải Quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự
Ví dụ: công nhận thuận tình ly hôn,…
– Mục số (2) và (5) ghi tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự;
+ Nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thanh xuân, thành phố Hà Nội);
+ Nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương).
– Mục số (3) ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh và số CMND/CCCD/hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác của người yêu cầu.
– Mục số (4) nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó tại thời điểm làm đơn yêu cầu
– Mục số (6) ghi cụ thể những nội dung mà người yêu cầu yêu cầu Tòa án giải quyết.
Ví dụ: chia tài sản, người nuôi dưỡng con, người cấp dưỡng cho con…
– Mục số (7) ghi rõ lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó.
– Mục số (8) ghi rõ họ tên, địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của những người mà người yêu cầu nhận thấy có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó.
– Mục số (9) ghi những thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình.
– Mục số (10) ghi rõ tên các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu, là bản sao hay bản chính, theo thứ tự 1, 2, 3,… (ví dụ: 1. Bản sao CMND của ông Nguyễn Văn A; 2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của ông Trần Văn B và bà Phạm Thị C;….).
– Mục số (11) ghi địa điểm, thời gian làm đơn yêu cầu.
– Mục số (12) chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu.
Đối với đơn xin ly hôn đơn phương
Theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP quy định cách viết mẫu đơn xin ly hôn đơn phương được quy định như sau:
– Mục số (1) ghi địa điểm làm đơn khởi kiện (ví dụ: Hà Nội, ngày….. tháng….. năm……).
– Mục số (2) ghi tên Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án;
+ Nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B);
+ Nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh Hải Dương) và địa chỉ của Toà án đó.
– Mục số (3) ghi rõ họ tên của người khởi kiện (người yêu cầu đơn phương ly hôn).
Trong trường hợp người yêu cầu đơn phương ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó.
– Mục số (4) ghi đầy đủ địa chỉ cư trú của người yêu cầu đơn phương ly hôn tại thời điểm nộp đơn khởi kiện.
– Các mục số (5), (7), (9) và (12) ghi tương tự như hướng dẫn tại mục số (3).
– Các mục số (6), (8), (10) và (13) ghi tương tự như hướng dẫn tại mục số (4).
– Mục số (11) nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu Toà án giải quyết.
Ví dụ: chia tài sản, nuôi con sau ly hôn…
– Mục số (14) ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu nào và phải đánh số thứ tự (ví dụ: 1. Bản sao CMND của ông Nguyễn Văn A; 2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của ông Trần Văn B và bà Phạm Thị C;….).
– Mục số (15) ghi những thông tin mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án.
– Mục số (16) chữ ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện (người yêu cầu đơn phương ly hôn).
+ Trường hợp người khởi kiện là người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp đó phải ký tên điểm chỉ.
+ Trường hợp người khởi kiện, người đại diện hợp pháp không biết chữ, không nhìn được, không tự mình làm đơn khởi kiện, không tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì người có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn khởi kiện.
Nếu người khởi kiện không biết chữ thì phải có người làm chứng ký xác nhận theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự.
Quy định về nộp đơn ly hôn
Nộp đơn xin ly hôn ở đâu?
Trường hợp ly hôn đơn phương thì người có yêu cầu xin ly hôn đơn phương phải gửi đơn ly hôn đến Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, tức là nếu chồng đơn phương ly hôn vợ, thì phải nộp đơn đến Tòa án nơi vợ đang tạm trú, thường trú, làm việc.
Đối với thuận tình ly hôn thì nộp đơn tại nơi cư trú của hai vợ chồng. Nếu nơi cư trú khác nhau thì hai vợ chồng có thể thỏa thuận đến Tòa án nơi cư trú của vợ hoặc của chồng để làm thủ tục.
Nộp đơn ly hôn cùng giấy tờ gì?
Nộp kèm đơn ly hôn gồm các giấy tờ, tài liệu sau đây:
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính). Nếu không có giấy chứng nhận kết hôn thì có thể nộp bản sao chứng thực đăng ký kết hôn; Bản sao từ sổ gốc (trích lục) đăng ký kết hôn; Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn đã được đăng ký lại…
– Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực). Trường hợp không có, vợ/chồng thực hiện theo hướng dẫn của Tòa án để nộp giấy tờ tùy thân khác thay thế.
– Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);
– Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực);
– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực) như Sổ đỏ; hợp đồng mua bán, tặng cho, thừa kế chung…
Đơn xin ly hôn có bắt buộc 2 vợ chồng cùng ký?
Khi thực hiện thủ tục ly hôn, 2 vợ chồng có thể sử dụng một trong hai cách: Thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn. Trong đó, thuận tình ly hôn là việc cả hai vợ chồng cùng đồng ý và thỏa thuận được việc ly hôn. Ngược lại, đơn phương ly hôn là khi một bên có yêu cầu ly hôn.
Do đó, trong đơn ly hôn thuận tình bắt buộc phải có chữ ký của cả hai vợ chồng còn đơn ly hôn đơn phương thì không bắt buộc.
Nộp đơn ly hôn có mất tiền không?
Hiện nay, đối với trường hợp không có tranh chấp về tài sản thì án phí ly hôn là 300.000 đồng. Trong đó, nếu đơn phương ly hôn thì nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm không phụ thuộc vào việc đơn yêu cầu có được chấp thuận hay không.
Nếu ly hôn thuận tình thì mỗi bên chịu một nửa án phí hoặc 02 bên tự thỏa thuận.
Đối với trường hợp ly hôn có tranh chấp về tài sản thì 02 bên phải chịu án phí theo giá trị tài sản.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Cách làm đơn ly hôn nhanh nhất theo quy định năm 2023?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là thủ tục cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Phí làm thủ tục ly hôn thuận tình nhanh mới năm 2023
- Thủ tục ly hôn khi không có giấy đăng ký kết hôn năm 2023
- Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân tối cao ban hành đơn ly hôn kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP. Tuy nhiên, tại văn bản này cũng như các văn bản liên quan cũng không yêu cầu vợ, chồng bắt buộc phải sử dụng hai mẫu này để gửi Tòa án ly hôn.
Người muốn ly hôn có thể gửi đơn theo mẫu hoặc viết tay với đầy đủ nội dung về: Tên Tòa án nhận đơn, họ tên người yêu cầu ly hôn, những nội dung yêu cầu Tòa án giải quyết về quan hệ hôn nhân, con chung, tài sản (nếu có)…
Đây có lẽ là vấn đề mà rất nhiều cặp vợ chồng khi ly hôn thắc mắc. Theo đó, bên cạnh việc yêu cầu chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa hai vợ chồng, tại đơn xin ly hôn, vợ, chồng có thể yêu cầu chia tài sản, cấp dưỡng, nuôi con, chăm sóc con, phân định nợ chung…
Đặc biệt, sau khi đã nộp đơn ly hôn, hai vợ chồng hoàn toàn có quyền bổ sung yêu cầu chia tài sản. Tuy nhiên, lưu ý thời điểm bổ sung phải trước khi mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải (Căn cứ Công văn 01/2017/GĐ-TANDTC).