Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn như thế nào?

bởi Nguyen Duy
Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn như thế nào

Xin chào Luật sư, tôi và chồng quen nhau do họ hàng giới thiệu mai mối cho, nhưng sau 1 năm kết hôn chúng tôi nhận thấy không hợp về quan điểm sống cũng như khong chung thói quen sinh hoạt hằng ngày, vì thế chúng tôi quyết định ly hôn. Trong quá trình hôn nhân chúng tôi có 1 căn nhà, 2 chiếc xe ô tô, một mảnh đất ở quận Bình Thành, TP. Hồ Chí Minh và một số giấy tờ có giá khác. Vậy nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn như thế nào? Xin được giải đáp.

Để giải đáp vấn đề trên mời quý độc giả cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

Căn cứ pháp lý

Khái niệm ly hôn?

Căn cứ theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về giải thích từ ngữ như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.”

Theo đó, việc ly hôn được hợp pháp khi đã có bản án, quyết định của Tòa án ban hành. Nếu như hai vợ chồng cãi nhau và tự ý ly hôn nhưng khi chưa có bản án hay quyết định công nhận của Tòa án thì việc ly hôn vẫn chưa có hiệu lực và vẫn tồn tại quan hệ vợ chồng về mặt pháp lý.

Bản án, quyết định của Tòa án được ban hành dựa trên cơ sở người vợ người chồng cùng thuận tình ly hôn để chấm dứt quan hệ vợ chồng hoặc xuất phát từ yêu cầu của người chồng hoặc người vợ khi có căn cứ theo quy định của Luật hôn nhân gia đình.

Việc chấm dứt hôn nhân cũng có thể xuất phát từ yêu cầu của cha, mẹ, người thân thích khác của một bên vợ, chồng để bảo vệ quyền lợi cho người vợ, người chồng này.

Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn như thế nào?

Căn cứ theo Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

Tài sản chung của vợ chồng

  1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
    Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
  2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
  3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
  • Tài sản hình thành do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
  • Tài sản riêng của vợ chồng được hai bên thỏa thuận nhập vào khối tài sản chung.

Bên cạnh đó tại Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP như sau:

Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

  1. Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định, tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xử lý như sau:
    a) Trường hợp không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng hoặc văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn;
    b) Trường hợp có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản này không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì áp dụng các quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 59 và các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật hôn nhân và gia đình để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
    Theo đó, Tòa án sẽ căn cứ vào yêu cầu của các bên khi ly hôn để làm căn cứ phân chia tài sản chung.

Nếu một bên có yêu cầu cụ thể, một bên không thì đương nhiên Tòa án sẽ giải quyết theo yêu cầu cụ thể của một bên trừ trường hợp xét thấy cần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bà mẹ, trẻ em.

Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn như thế nào
Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn như thế nào?

Do vậy khi làm đơn ly hôn anh cần đưa ra yêu cầu chi tiết cho Tòa án. Trường hợp không có yêu cầu cụ thể hoặc yêu cầu của vợ chồng đối lập nhau thì:

  • Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này.

Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

  • Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
  • Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
  • Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị;

Bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

  • Người có lỗi dẫn đến ly hôn như ngoại tình,… sẽ bị xem xét mức sở hữu tài sản nhỏ hơn so với người còn lại.

Thời điểm nào thì được yêu cầu chia tài sản chung?

Theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 (Luật HN&GĐ), tài sản chung vợ chồng được quy định như sau:

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Căn cứ quy định trên, có thể thấy tài sản chung vợ chồng gồm:

Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân trừ khi phát sinh từ tài sản riêng sau khi đã chia;
Quyền sử dụng đất sau khi kết hôn trừ trường hợp được thừa kế riêng, tặng cho riêng hoặc thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Trong đó, tài sản chung vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

Ngoài ra, theo quy định của Luật HN&GĐ, về chế độ tài sản chung vợ chồng, pháp luật tôn trọng thỏa thuận của các cặp vợ chồng. Do đó, việc phân chia tài sản vợ chồng có thể được thực hiện trong thời kỳ hôn nhân, ngay tại thời điểm ly hôn hoặc sau khi ly hôn tùy thỏa thuận.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn như thế nào?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Đăng ký bảo hộ logo bắc giang. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Án phí ly hôn phúc thẩm là bao nhiêu theo quy định?

Án phí ly hôn phúc thẩm đối với tranh chấp về hôn nhân và gia đình được quy định tại danh mục án phí, lệ phí tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH là 300.000 đồng. Mức án phí này áp dụng cho cả trường hợp thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn.

Khi ly hôn, cần đáp ứng những điều kiện gì để giành quyền nuôi con?

– Điều kiện về vật chất (kinh tế):
Chị phải chứng minh được mình có đầy đủ các điều kiện về vật chất như:
Thu nhập thực tế
Công việc ổn định
Có chỗ ở ổn định (nhà ở hợp pháp)
– Điều kiện về tinh thần: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi, giải trí, nhân cách đạo đức của cha mẹ…

Chồng có ly hôn được không khi vợ không đồng ý ly hôn?

Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:
“Điều 52. Khuyến khích hòa giải ở cơ sở
Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.”
Thông thường, hai bên vợ chồng chỉ ly hôn khi vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Do đó, trường hợp của bạn mới xuất hiện mâu thuẫn, đồng thời chưa đến mức tình trạng hôn nhân trầm trọng, không thể tiếp tục chung sống nên bạn cần có cách giải quyết tốt nhất cho gia đình trong trường hợp này.
Những điều cần lưu ý:
Nếu được bạn có thể nhờ sự can thiệp giúp đỡ của gia đình nhà ngoại, bạn bè hay trưởng thôn, xóm hòa giải thì tốt nhất. Nếu như việc hòa giải tại cơ sở không thành thì vợ chồng bạn được hòa giải 1 lần nữa tại tòa án:
“Điều 54. Hòa giải tại Tòa án
Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm