Xin chào tôi tên Minh, vừa rồi ở công trường do xảy ra sự cố nên tôi bị gạch rơi vào đầu dẫn đến chấn thương khá nặng. Công ty tôi thì đã đăng kí bảo hiểm từ lâu, bây giờ xảy ra sự việc này tôi muốn được nhận tiền bảo hiểm để đỡ phần nào gánh nặng tài chính. Tuy nhiên tôi không hiểu rõ các quy định về chế độ bảo hiểm. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi về cách nhận tiền bảo hiểm tai nạn như thế nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho LSX. Để giải đáp thắc mắc “Cách nhận tiền bảo hiểm tai nạn như thế nào?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015
- Quyết định 166/QĐ-BHXH
- Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH
Bảo hiểm tai nạn là gì?
Bảo hiểm tai nạn là bảo hiểm hướng đến việc bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho con người trước những rủi ro ngoài ý muốn, đồng thời đảm bảo nguồn kinh tế gia đình cũng được đảm bảo kể cả khi gặp phải tai nạn bất ngờ ảnh hưởng đến sức lao động. Bảo hiểm tai nạn sẽ hỗ trợ toàn bộ chi phí như: viện phí, phí khám sức khỏe, phí điều trị nội trú,…
Cách tính mức trợ cấp tai nạn lao động mà người lao động có thể nhận được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH quy định về trợ cấp tai nạn lao động như sau:
“Điều 4. Trợ cấp tai nạn lao động
…
3. Mức trợ cấp:
a) Ít nhất 12 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động;
b) Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì tính theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này:
Ttc = Tbt x 0,4
Trong đó:
– Ttc: Mức trợ cấp cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);
– Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương).
Ví dụ 2:
– Ông B bị tai nạn lao động lần thứ nhất do ông B đã vi phạm quy định về an toàn lao động, không do lỗi của ai khác. Giám định sức khỏe xác định mức suy giảm khả năng lao động của ông B là 15% do vụ tai nạn này. Mức trợ cấp lần thứ nhất cho ông B là: Ttc = Tbt x 0,4 = 3,5 x 0,4 =1,4 (tháng tiền lương).
– Lần tiếp theo ông B bị tai nạn khi đi từ nơi làm việc về nơi ở (được điều tra và xác định là thuộc trường hợp được trợ cấp theo quy định tại khoản 1 Điều này). Giám định sức khỏe xác định mức suy giảm khả năng lao động do lần tai nạn này là 20%. Mức trợ cấp lần thứ hai cho ông B là:
Ttc = Tbt x 0,4 = 5,5 x 0,4 = 2,2 (tháng tiền lương).”
Như vậy, việc tính mức trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động được thực hiện theo phương pháp: Ttc = Tbt x 0,4
Trong đó:
– Ttc: Mức trợ cấp cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);
– Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương).
Cách nhận tiền bảo hiểm tai nạn như thế nào?
Hồ sơ hưởng tiền bảo hiểm tai nạn
Căn cứ Quyết định 166/QĐ-BHXH ban hành ngày 31/01/2019, hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động lần đầu bao gồm:
– Sổ Bảo hiểm xã hội
– Bản chính văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (mẫu 05A-HSB) của đơn vị sử dụng lao động.
– Bản sao Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động (trường hợp điều trị nội trú).
– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khóa hoặc bản sao Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (tương đương mức suy giảm khả năng lao động 61%), nếu giám định y khoa mà tỷ lệ suy giảm khả năng lao động cao hơn 61% thì hồ sơ hưởng chế độ có thêm Biên bản giám định y khoa.
– Chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng về trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt (nếu có).
– Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định y khoa (trường hợp thanh toán phí giám định y khoa).
Thủ tục hưởng tiền bảo hiểm tai nạn
Theo Điều 59 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 và Quyết định 166/QĐ-BHXH, người lao động muốn được hưởng chế độ tai nạn lao động cần phối hợp với người sử dụng lao động để thực hiện thủ tục hưởng như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
Người lao động cần phối hợp với người sử dụng lao động để chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ nói trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ cho cơ quan Bảo hiểm xã hội
Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH nơi đóng BHXH trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động.
Hình thức nộp:
– Qua giao dịch điện tử.
– Qua dịch vụ bưu chính công ích.
– Trực tiếp tại cơ quan BHXH.
Bước 3: Cơ quan Bảo hiểm xã hội tiếp nhận và giải quyết hồ sơ.
Thời hạn giải quyết: Tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan Bảo hiểm xã hội nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Bước 4: Nhận kết quả.
Người sử dụng lao động nhận kết quả giải quyết trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc giao dịch điện tử.
Người lao động được nhận tiền trợ cấp thông qua tài khoản cá nhân hoặc trực tiếp tại cơ quan BHXH (trợ cấp 01 lần) hoặc qua bưu điện.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Cách nhận tiền bảo hiểm tai nạn như thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là: tra cứu thông tin quy hoạch như thế nào, cấp lại sổ đỏ mới ở đâu, quy định tạm ngừng kinh doanh, tra số mã số thuế cá nhân như nào,… hay cần tư vấn trả lời những câu hỏi trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,… Quý khách vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu đơn khiếu nại công ty không đóng bảo hiểm năm 2022
- Quy định mới về giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn bệnh nghề nghiệp
- Gia hạn bảo hiểm y tế ở đâu năm 2022?
Câu hỏi thường gặp
Khoản 3 Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động cũng quy định những trường hợp khác người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.
Theo đó, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây, người lao động sẽ không được hưởng chế độ tai nạn lao động:
– Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
– Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
– Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.
Căn cứ Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp:
+ Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
+ Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc: Khi thực hiện công việc theo yêu cầu của phía người sử dụng lao động;
+ Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
– Suy giảm khả năng lao động từ 05% trở lên do bị tai nạn nói trên.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật an toàn vệ sinh lao động 2019 thì:
“3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;”
Theo quy định này thì trong trường hợp bạn nghỉ chế độ do tai nạn lao động thì bạn vẫn sẽ được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.