Cách tính thâm niên của giáo viên như thế nào?

bởi Liên
Cách tính thâm niên của giáo viên

Nhằm khích lệ, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức gắn bó lâu dài với nghề giáo dục pháp luật đã đặt ra quy định về khoản phụ cấp thâm niên cho dành cho những người công tác lâu năm trong ngành giáo dục. Đây là một trong những chế độ phụ cấp được ghi nhận trong hợp đồng lao động cùng với các chế độ phụ cấp, tiền thưởng, nâng bậc lương hay các chế độ khuyến khích khác. Những đối tượng giáo viên nào sẽ được hưởng phụ cấp thâm niên? Cách tính thâm niên của giáo viên mới nhất hiện nay?

Căn cứ pháp lý

Đối tượng nào là giáo viên được hưởng thâm niên

Nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập và các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục công lập) đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, bao gồm:

  • Nhà giáo gồm viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (mang mã số có các ký tự đầu là V.07)
  • Viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp (mang mã số có các ký tự đầu là V.09) thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật).

– Nhà giáo thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thí nghiệm tại các tàu huấn luyện, xưởng trường, trạm, trại, trung tâm thực hành, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập.

– Các đối tượng không thuộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà giữ mã số có các ký tự đầu là V.07 và V.09 không thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo.

Thời gian được hưởng thâm niên của giáo viên

<Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 77/2021/NĐ- CP, quy định về thời gian hưởng phụ cấp thâm của giáo viên như sau:

Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng các thời gian sau:

  • Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập
  • Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập (đối với nhà giáo giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập).

Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên, gồm:

  • Thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, dự trữ quốc gia, kiểm tra đảng; thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong quân đội, công an, cơ yếu và thời gian làm việc được tính hưởng thâm niên ở ngành, nghề khác (nếu có).
  • Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề.

– Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên

  • Thời gian tập sự.
  • Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên.
  • Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
  • Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định.
  • Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.
  • Thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 2 Điều này.

Quy định về thời gian làm việc của giáo viên

– Đối với giáo viên mầm non

Căn cứ Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT, thời gian làm việc trong năm học của giáo viên mầm non là 42 tuần gồm:

  • 35 tuần nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ (dạy trẻ).04 Tuần học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.02 tuần chuẩn bị năm học mới.
  • 01 tuần tổng kết năm học.
  • Giờ dạy của giáo viên mầm nonĐối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 6 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần.

Đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 04 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần.

Đối với giáo viên dạy lớp có trẻ khuyết tật học hòa nhập, mỗi giáo viên dạy đủ số giờ theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này; trong đó, cứ có 01 trẻ khuyết tật/lớp, mỗi giáo viên được tính thêm 0,5 giờ dạy/ngày.

Đối với hiệu trưởng và phó hiệu trưởng, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục (dạy trẻ hoặc dự giờ dạy trẻ của giáo viên trong trường) 02 giờ trong một tuần; phó hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục 04 giờ trong một tuần.

– Đối với giáo viên tiểu học

Theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT, giáo viên tiểu học có thời gian làm việc là 42 tuần/năm học, gồm:

  • 35 tuần giảng dạy và các hoạt động khác theo kế hoạch.
  • 05 tuần học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
  • 01 tuần chuẩn bị năm học mới.
  • 01 tuần tổng kết năm học.Trong đó, cứ mỗi tuần, giáo viên tiểu học phải có số tiết lý thuyết hoặc thực hành là 23 tiết, nếu lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật và giáo viên trường dân tộc bán trú thì định mức này là 21 tiết.
  • Cũng như giáo viên mầm non ở trên, giáo viên tiểu học cũng được nghỉ hè, nghỉ Tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật Lao động và được hưởng nguyên lương, phụ cấp (nếu có).

– Đối với giáo viên THCS, THPT

Theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT, cụ thể là khoản 2 Điều 5 Thông tư 28, giáo viên trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) có thời gian làm việc trong năm là 42 tuần gồm:

  • 37 tuần giảng dạy và hoạt động giáo dục trong kế hoạch thời gian năm học.
  • 03 tuần học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
  • 01 tuần chuẩn bị năm học mới.01 tuần tổng kết năm học.Trong đó, định mức tiết dạy (lý thuyết và thực hành) của mỗi giáo viên THCS là 19 tiết/tuần, của giáo viên THPT là 17 tiết/tuần.
  • Riêng giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú thì định mức tiết dạy là 17 tiết/tuần ở cấp THCS, 15 tiết/tuần ở cấp THPT.
  • Với giáo viên cấp THCS trường phổ thông dân tộc bán trú là 17 tiết/tuần.
  • Giáo viên trường dành cho người tàn tật, khuyết tật là 17 tiết/tuần ở cấp THCS.

– Đối với giáo viên trường dự bị đại học

Căn cứ theo Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT thời gian làm việc của giáo viên trường dự bị đại học là 42 tuần, trong đó:

  • 28 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch năm học;
  • 12 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, xây dựng tài liệu, nghiên cứu khoa học và một số hoạt động khác theo kế hoạch năm học;01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;
  • 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học
  • Định mức tiết dạy của giáo viên trường dự bị đại học là 12 tiết
Cách tính thâm niên của giáo viên
Cách tính thâm niên của giáo viên

Cách tính thâm niên của giáo viên

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định như sau:

– Nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.

– Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

– Cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng:

Mức tiền phụ cấp thâm niên = Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng x Mức lương cơ sở do Chính phủ quy định từng thời kỳ x Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng.

Liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X liên quan đến “Cách tính thâm niên của giáo viên”. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về cách nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hồ sơ vay vốn ngân hàng cho doanh nghiệp, đăng ký mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh;…quý khách hàng vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 để được nhận tư vấn.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Thâm niên của giáo viên là gì?

Hiện nay, pháp luật không có nội dung quy định về định nghĩa thâm niên. Tuy nhiên, thâm niên có thể được hiểu là khoảng thời gian (được tính theo đơn vị năm) làm việc liên tục trong một cơ quan nhà nước, trong một ngành, nghề nào đó.
Thâm niên được sử dụng làm căn cứ tính phụ cấp cho người lao động thường là áp dụng trong khối cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang

Phụ cấp thâm niên giáo viên năm 2022 theo mức lương cơ sở là bao nhiêu ?

Đối với các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở:

Mức phụ cấp năm 2022= Mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng x Hệ số phụ cấp hiện hưởng

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm