Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt của bia nhanh, đơn giản

bởi Liên
Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt của bia

Bia là một trong những thức uống không còn quá xa lại đối với mọi người. Đây là sản phẩm của quá trình lên men các loại nguyên liệu chủ yếu gồm mạch nha, đại mạch, nấm men bia, hoa bia, nước. Mặc dù kinh doanh bia không phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhưng người kinh doanh vẫn phải chịu một khoản thuế tiêu thụ đặc biệt cụ thể. Thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng với bia trong trường hợp nào? Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt của bia như thế nào?

Căn cứ pháp lý

Kinh doanh bia theo quy định của pháp luật Việt Nam

Bia là đồ uống có cồn thực phẩm, sử dụng bia nhiều có thể rơi vào tình trạng lệ thuộc vào bia với biểu hiện đặc trưng như thường xuyên thèm uống, lượng uống có thể tăng theo thời gian, không thể tự kiểm soát lượng uống hay ngừng uống. Khi tình trạng này kéo dài, có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, gây ra một số bệnh nguy hiểm. 

Kinh doanh bia không phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Theo Luật phòng chống tác hại của rượu bia năm 2019 bia được kinh doanh, lưu hành tại Việt Nam phải bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa và an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

Theo đó, những địa điểm bao gồm các  cơ sở y tế; cơ sở giáo dục; cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi; cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở giam giữ phạm nhân và cơ sở giam giữ khác; cơ sở bảo trợ xã hội; nơi làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập sẽ không được phép bán bia trừ một số địa điểm được phép kinh doanh bia.

Các trường hợp kinh doanh, lưu hành, bia giả, không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm và nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ đều bị tịch thu, xử lý theo quy định của pháp luật.

Để kinh doanh bia, các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp,… cần thực hiện việc đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước để được cấp phép hoạt động và phải chịu một khoản thuế nhất định theo quy định của pháp luật hiện hành.

Quy định về thuế tiêu thụ đặc biệt với bia

Theo Văn bản số 02/VBHN-VPQH năm 2016 hợp nhất Luật thuế tiêu thụ đặc biệt thì Bia là một trong những hàng hóa ở Việt Nam phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo Điều 3 của văn bản này, bia sẽ không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt trong trường hợp như sau:

  • Bia do cơ sở sản xuất trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác cho cơ sở kinh doanh khác để xuất khẩu;
  • Là quà tặng từ nước ngoài cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ;
  • Là  hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hóa chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ;
  • Là hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu và tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu không phải nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
  • Là hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hóa từ nội địa bán vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hóa được mua bán giữa các khu phi thuế quan với nhau.
  • Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt của bia là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh bia. Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu bia hoặc mua bia thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.

Đối với giá thuế

Căn cứ theo Điều 6 Văn bản số 02/VBHN-VPQH năm 2016 hợp nhất Luật thuế tiêu thụ đặc biệt quy định về giá thuế cụ thể về giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt, chưa có thuế bảo vệ môi trường và chưa có thuế giá trị gia tăng trong đó có bia được quy định như sau:

  • Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, hàng hóa nhập khẩu là giá do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra. Trường hợp hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được bán cho cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở có quan hệ công ty mẹ, công ty con hoặc các công ty con trong cùng công ty mẹ với cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu hoặc cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở có mối quan hệ liên kết thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt không được thấp hơn tỷ lệ phần trăm (%) so với giá bình quân của các cơ sở kinh doanh thương mại mua trực tiếp của cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra theo quy định của Chính phủ;
  • Đối với hàng hóa nhập khẩu tại khâu nhập khẩu là giá tính thuế nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm. Hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhập khẩu được khấu trừ số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp ở khâu nhập khẩu khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bán ra;
  • Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi hoặc tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng cho là giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.

Lưu ý:

  • Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa, dịch vụ quy định nêu trên bao gồm cả khoản thu thêm, được thu (nếu có) mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
  • Giá tính thuế được tính bằng Đồng Việt Nam.Trường hợp người nộp thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế.

Đối với thuế suất

Tại Điều 7 Văn bản số 02/VBHN-VPQH năm 2016 hợp nhất Luật thuế tiêu thụ đặc biệt uy định về thuế suất đối với bia như sau:

  • Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2016 thuế suất là 55%
  • Từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017 thuế suất là 60%
  • Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 thuế suất là 65%
Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt của bia
Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt của bia

Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt của bia

Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế suất. Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bằng giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt nhân với thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt.

Theo Thông tư 195/2015/TT-BTC và Thông tư 130/2016/TT-BTC của Bộ tài chính cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) của bia được tính theo công thức sau:

Giá thuế tiêu thụ đặc biệt của bia

Đối với hàng hóa sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu

  • Giá tính thuế TTĐB = (Giá bán chưa có thuế GTGT – Thuế bảo vệ môi trường) : (1+ Thuế suất thuế TTĐB)

Đối với hàng hóa chịu thuế TTĐB

  • Giá tính thuế TTĐB = Giá bán chưa có thuế GTGT : (1+ Thuế suất thuế TTĐB)

Đối với hàng nhập khẩu

  • Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu

Đối với hàng hóa sản xuất dưới hình thức hợp tác kinh doanh giữa cơ sở sản xuất và cơ sở sở hữu thương hiệu

  • Giá tính thuế TTĐB = Giá bán ra chưa có thuế GTGT của cơ sở sở hữu thương hiệu

Đối với cơ sở kinh doanh xuất khẩu mua hàng chịu thuế TTĐB của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà bán trong nước thì giá tính thuế TTĐB

  • Giá tính thuế TTĐB = Giá bán trong nước của cơ sở xuất khẩu chưa có thuế GTGT : 1 + Thuế suất thuế TTĐB

Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho, khuyến mại

  • Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa, dịch vụ cùng loại

Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt của bia

  • Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 thuế suất là 65%

Thuế tiêu thụ đặc biệt của bia phải nộp

  • Thuế TTĐB phải nộp = Giá thuế TTĐB x Thuế suất thuế TTĐB

Liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X liên quan đến Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt của bia. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về cách nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hồ sơ vay vốn ngân hàng cho doanh nghiệp, tra cứu thông tin quy hoạch, các thủ tục thành lập công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh;…quý khách hàng vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 để được nhận tư vấn.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Có được giảm thuế tiêu thụ đặc biệt của bia không?

Theo Điều 9 Văn bản số 02/VBHN-VPQH năm 2016 hợp nhất Luật thuế tiêu thụ đặc biệt  
Người nộp thuế sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gặp khó khăn do thiên tai, tai nạn bất ngờ được giảm thuế.
Mức giảm thuế được xác định trên cơ sở tổn thất thực tế do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây ra nhưng không quá 30% số thuế phải nộp của năm xảy ra thiệt hại và không vượt quá giá trị tài sản bị thiệt hại sau khi được bồi thường (nếu có).

Được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt của bia khi nào?

Theo thông tư 195/2016/TT-BTC người nộp thuế TTĐB được hoàn thuế đã nộp trong các trường hợp sau đây:
– Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu bao gồm:
+ Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, được tái xuất ra nước ngoài.
+ Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB để giao, bán hàng cho nước ngoài thông qua các đại lý tại Việt Nam; hàng hóa nhập khẩu để bán cho các phương tiện của các hãng nước ngoài trên các tuyến đường quốc tế qua cảng Việt Nam và các phương tiện của Việt Nam trên các tuyến đường quốc tế theo quy định của Chính phủ.
+ Hàng tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu theo phương thức kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất khi tái xuất khẩu được hoàn lại số thuế TTĐB đã nộp tương ứng với số hàng tái xuất khẩu.
+ Hàng nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB nhưng tái xuất khẩu ra nước ngoài được hoàn lại số thuế TTĐB đã nộp đối với số hàng xuất trả lại nước ngoài.
+ Hàng tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm hoặc để phục vụ công việc khác trong thời hạn nhất định đã nộp thuế TTĐB, khi tái xuất khẩu được hoàn thuế.
+ Hàng nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB theo khai báo, nhưng thực tế nhập khẩu ít hơn so với khai báo; hàng nhập khẩu trong quá trình nhập khẩu bị hư hỏng, mất có lý do xác đáng, đã nộp thuế TTĐB.
+ Đối với hàng nhập khẩu chưa phù hợp về chất lượng, chủng loại theo hợp đồng, giấy phép nhập khẩu (do phía chủ hàng nước ngoài gửi sai), có giám định của cơ quan có thẩm quyền kiểm nghiệm và xác nhận của chủ hàng nước ngoài mà được phép nhập khẩu thì cơ quan hải quan kiểm tra và xác nhận lại số thuế TTĐB phải nộp, nếu có số thuế đã nộp thừa thì được hoàn lại, nếu nộp thiếu thì phải nộp đủ số phải nộp.
– Cơ sở sản xuất, kinh doanh quyết toán thuế khi sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức sở hữu, giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước có số thuế TTĐB nộp thừa, cơ sở có quyền đề nghị cơ quan thuế hoàn lại số thuế TTĐB nộp thừa.
– Hoàn thuế TTĐB trong các trường hợp:
+ Hoàn thuế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
+ Hoàn thuế theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
+ Hoàn thuế trong trường hợp có số tiền thuế TTĐB đã nộp lớn hơn số tiền thuế TTĐB phải nộp theo quy định.
 

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm