Cách tính tiền bảo hiểm xã hội khi phục viên như thế nào?

bởi PhamThanhThuy
Cách tính tiền bảo hiểm xã hội khi phục viên như thế nào?

Chào Luật sư, trước đây tôi phục vụ trong quân đội cũng đã hơn 10 năm. Hiện nay vì một số lí do cá nhân của tôi và sức khỏe nên tôi đang có ý định xin phục viên. Tôi cũng đang chờ đợi xem tình hình có khá hơn không vì thật ra tôi vẫn có mong muốn được tiếp tục làm việc và phụng sự cho tổ quốc. Không biết hiện nay cách tính tiền bảo hiểm xã hội khi phục viên như thế nào? Tôi có tham khảo Nghị định 21 quy định về chính sách dành cho sĩ quan phục viên tuy nhiên những nội dung đó tôi vẫn chưa thể hiểu hết. Đặc biệt là cách tính tiền bảo hiểm xã hội khi phục viên tôi không tìm thấy quy định liên quan đến nội dung này. Mong được Luật sư X giải đáp thắc mắc trên giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư X.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Trường hợp nào được nhận tiền bảo hiểm xã hội?

Hiện nay có một số trường hợp người lao động được nhận tiền bảo hiểm xã hội. Cụ thể có viẹc sỹ quan phục vụ có thời hạn khi phục viên được nhận tiền bảo hiểm xã hội. Cụ thể nội dung trên được quy định chi tiết như sau:

Căn cứ vào các quy định tại Điều 60 và Điều 77 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cùng Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13, người lao động sẽ được làm thủ tục lãnh tiền bảo hiểm xã hội 1 lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

(1) Đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.

(2) Lao động nữ là cán bộ, công chức xã hoặc người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã từ đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

(3) Người ra nước ngoài để định cư.

(4) Người đang mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang AIDS và những bệnh khác theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

(5) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu; hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an phục vụ có thời hạn… khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện hưởng lương hưu.

(6) Người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau 01 năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.

(7) Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau 01 năm không tiếp tục đóng mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.

Chế độ chính sách đối với sĩ quan phục viên hiện nay thế nào?

Hiện nay chế độ chính sách đối với sĩ quan phục viên là nội dung được nhiều người quan tâm. Cách tính tiền bảo hiểm xã hội khi phục viên cũng là nội dung khá quan trọng. Vậy cụ thể những chế độ, chính sách này được quy định theo pháp luật hiện hành như sau:

1. Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ không đủ điều kiện để nghỉ hưu hoặc không chuyển ngành được thì phục viên về địa phương và được hưởng các quyền lợi như sau

a) Được hưởng trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương tối thiểu chung theo quy định của Chính phủ; được ưu tiên học nghề hoặc giới thiệu việc làm tại các tổ chức giới thiệu việc làm của các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương và các tổ chức kinh tế – xã hội khác;

b) Được hưởng trợ cấp phục viên một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương;

c) Được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và các chế độ khác theo quy định hiện hành của pháp luật.

2. Sĩ quan đã phục viên về địa phương trong thời gian không quá một năm, kể từ ngày quyết định phục viên có hiệu lực, nếu được tuyển dụng vào các cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định này thì được thực hiện chế độ chuyển ngành. Khi thực hiện chế độ chuyển ngành thì phải hoàn trả khoản trợ cấp phục viên một lần theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần đã nhận. Cơ quan, đơn vị quân đội nhân dân ra quyết định chuyển ngành có trách nhiệm thu lại số tiền trợ cấp phục viên và trợ cấp bảo hiểm xã hội đã nhận.

3. Sĩ quan đã phục viên về địa phương trong thời gian không quá một năm, kể từ ngày quyết định phục viên có hiệu lực, nếu được tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, nếu muốn tính nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì phải hoàn trả quỹ bảo hiểm xã hội khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội đã nhận.

Thông tư liên tịch 36/2009/TTLT-BQP-BNV-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn chi tiết như sau:

Điều 2. Cơ sở để tính hưởng chế độ

1. Tiền lương để tính hưởng chế độ

a) Tiền lương tháng để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị định số 21/2009/NĐ-CP và hướng dẫn tại khoản 3 Điều 3 Mục 1 Chương II Thông tư này được tính bằng bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối (60 tháng) trước khi sĩ quan, QNCN nghỉ hưu. Khi tính bình quân tiền lương tháng, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm sĩ quan, QNCN hưởng chế độ hưu trí.

b) Tiền lương tháng để tính chế độ trợ cấp một lần quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5; Điều 7; khoản 2 Điều 9 Nghị định số 21/2009/NĐ-CP và hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều 8 Mục 3 Chương II; điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 10 Mục 4 Chương II và khoản 3 Điều 12 Mục 6 Chương II Thông tư này là tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước thời điểm sĩ quan, QNCN nghỉ hưu, phục viên, chuyển ngành, nghỉ theo chế độ bệnh binh, hy sinh, từ trần hoặc chuyển sang CCQP.

c) Tiền lương tháng để tính chế độ trợ cấp một lần nêu tại điểm a, điểm b khoản này bao gồm: tiền lương theo cấp bậc quân hàm đối với sĩ quan, loại, nhóm, bậc đối với QNCN và các khoản phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và mức chênh lệch bảo lưu (nếu có).

2. Thời gian công tác để tính hưởng chế độ

a) Thời gian công tác để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần quy định tại điểm b khoản 2 ĐIều 2; điểm b khoản 1 Điều 5; Điều 7 Nghị định số 21/2009/NĐ-CP và hướng dẫn tại điểm b khoản 3 Điều 3 Mục 1 Chương II, điểm b khoản 2 Điều 8 Mục 3 Chương II và điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 10 Mục 4 Chương II Thông tư này là tổng thời gian công tác trong quân đội (bao gồm thời gian là sĩ quan, QNCN, hạ sĩ quan, binh sĩ và công nhân viên chức quốc phòng) và thời gian công tác tại các cơ quan đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước có đóng bảo hiểm xã hội trước khi vào phục vụ trong quân đội.

b) Thời gian công tác để tính quy đổi quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 21/2009/NĐ-CP và hướng dẫn tại khoản 1, khoản 2 Điều 12 Mục 6 Chương II Thông tư này để hưởng chế độ trợ cấp một lần là tổng thời gian công tác trong quân đội được tính thâm niên nghề (gồm thời gian là sĩ quan, QNCN, hạ sĩ quan, binh sĩ), có tham gia trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địa bàn, ngành nghề có tính chất đặc thù quân sự.

c) Thời gian công tác nêu tại điểm a, điểm b khoản này nếu đứt quãng mà chưa hưởng trợ cấp một lần (phục viên, xuất ngũ, thôi việc) thì được cộng dồn.

Tuổi quân làm cơ sở tính thâm niên nghề đối với sĩ quan, QNCN được thực hiện theo Quyết định số 3156/2000/QĐ-BQP ngày 28 tháng 12 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành quy định tính tuổi quân trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

3. Trường hợp thời gian công tác, thời gian tăng thêm do quy đổi và thời gian nghỉ hưu trước hạn tuổi có tháng lẻ thì được tính theo nguyên tắc: dưới 3 tháng không tính, từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng được tính là 1/2 năm, từ trên 6 tháng đến dưới 12 tháng được tính tròn là 1 năm.

Như vậy, theo quy định của Nghị định 21/2009/NĐ-CP thì mức hưởng trợ cấp một lần khi phục viên của bạn được tính như sau: Cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương. Trong đó:

– Tiền lương tháng để tính trợ cấp là tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước thời điểm bạn phục viên;

– Thời gian công tác để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần là tổng thời gian công tác trong quân đội (bao gồm thời gian là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ và công nhân viên chức quốc phòng) và thời gian công tác tại các cơ quan đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước có đóng bảo hiểm xã hội trước khi vào phục vụ trong quân đội. 

Theo thông tin mà bạn cung cấp thì bạn nhập ngũ từ tháng 9 năm 1999 và phục vụ liên tục trong quân ngũ từ đó đến nay. Do đó, trong trường hợp bạn không có thời gian công tác tại đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước nước trước khi vào quân đội thì cho tới hết tháng 5 năm 2016, bạn có tổng thời gian công tác để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần là 16 năm 8 tháng, được tính tròn là 17 năm.  Nếu bạn nghỉ phục viên trong tháng 6 này, bạn sẽ được hưởng trợ cấp một lần bằng 17 lần lương tháng 5 (tháng liền kề trước khi nghỉ phục viên).

Cách tính tiền bảo hiểm xã hội khi phục viên như thế nào?

Cách tính tiền bảo hiểm xã hội khi phục viên là vấn đề mà nhiều sỹ quan phục viên quan tâm đến. Tuy nhiên không phải ai cũng được hưởng bảo hiểm xã hội khi phục viên. Vậy cụ thể có những đối tượng nào sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội khi phục viên? Nội dung trên được chúng tôi phân tích và giải thích như sau:

Theo Điều 5 Nghị định 21/2009/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật sĩ quan quân đội nhân dân đối với sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ quy định chế độ, chính sách đối với sĩ quan phục viên.

Theo đó, phục viên về địa phương được hướng dẫn tại Thông tư liên tịch 36/2009/TTLT-BQP-BNV-BLĐTBXH-BTC như sau:

+ Sĩ quan QNCN thôi phục vụ tại ngũ không đủ điều kiện nghỉ hưu, nghỉ theo chế độ bệnh binh, không chuyển ngành được thì được phục viên về địa phương. 

+ Ngoài chế độ bảo hiểm xã hội và chế độ ưu đãi người có công với cách mạng (nếu có) được hưởng theo quy định của pháp luật hiện hành, khi phục viên sĩ quan, QNCN còn được hưởng các quyền lợi sau: 

+ Được hưởng trợ cấp tạo việc làm bằng 6 tháng tiền lương tối thiểu chung theo quy định của Chính phủ tại thời điểm phục viên. Được ưu tiên học nghề hoặc giới thiệu việc làm tại các tổ chức giới thiệu việc làm của các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương và các tổ chức kinh tế – xã hội khác;

+ Được hưởng trợ cấp phục viên một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 1 tháng tiền lương hiện hưởng; 

+ Được cấp tiền tàu xe (loại thông thường ) từ đơn vị về nơi cư trú.

Như vậy, bạn nhập ngũ năm 2000 tính đến nay là được 16 năm bạn sẽ được hưởng chế độ trợ cấp phục viên từ ngân sách nhà nước như sau:

Trợ cấp đào tạo việc làm: mức lương tối thiểu chung  x 6 tháng (tại thời điểm phục viên)

Trợ cấp phục viên một lần: (lương quân hàm + phụ cấp chức vụ + phụ cấp thâm niên nghề) x 16 năm

Trường hợp bạn sau khi phục viên không quá 1 năm nếu được tuyển dụng vào các cơ quan, đơn vị nhà nước sẽ phải hoàn trả lại trợ cấp phục viên một lần và bảo hiểm xã hội một lần đã nhận.

Trường hợp phục vụ trong các doanh nghiệp không hưởng lương nhà nước thì không phải hoàn trả trợ cấp phục viên, trợ cấp đào tạo việc làm, nếu có nguyện vọng tính nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì phải hoàn trả quy bảo hiểm xã hội khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần đã nhận.

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo năm được tính như thế nào?

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần hiện nay phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức lương, thời gian tham gia bảo hiểm xã hội. cụ thể những nội dung quy định về mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo năm hiện nay sẽ được chúng tôi phân tích như sau:

Đối với quy định về mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo năm thì tại khoản 2 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định cụ thể như sau:

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

– 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

– 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

– Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Cách tính tiền bảo hiểm xã hội khi phục viên như thế nào?

Cách tính bảo hiểm xã hội một lần được quy định như thế nào?

Cách tính bảo hiểm xã hội một lần, Cách tính tiền bảo hiểm xã hội khi phục viên hiện nay được nhiều người quan tâm. Nếu biết được cách tính bảo hiểm xã hội chúng ta có thể tự tính được mức hưởng bảo hiểm xã hội cũng như kiểm tra lại quyền lợi của chính mình khi tham gia bảo hiểm xã hội. Cách tính bảo hiểm xã hội một lần được quy định như sau:

Theo quy định tại Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì số tiền bảo hiểm xã hội một lần được xác định theo công thức sau:

Mức hưởng = (1,5 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014) + (2 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH sau năm 2014)

Trong đó:

– Thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 1 – 6 tháng được tính là nửa năm, từ 7 – 11 tháng được tính là một năm.

Trường hợp tính đến trước 01/01/2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ 01/01/2014 trở đi.

– Mbqtl là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính như sau:

Mbqtl = (Số tháng đóng bảo hiểm xã hội x Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội x Mức điều chỉnh hàng năm) : Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Khuyến nghị

Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Cách tính tiền bảo hiểm xã hội khi phục viên như thế nào chúng tôi cung cấp dịch vụ … Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Cách tính tiền bảo hiểm xã hội khi phục viên như thế nào?” Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về thủ tục sang tên sổ đỏ mất bao nhiêu tiền… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay được quy định như thế nào?

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Mức đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện bao nhiêu?

Theo khoản 2 Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
“5. Nguyên tắc bảo hiểm xã hội
[…]
2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.
[…]”
Tại Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định về mức đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Khoản 1 Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội và theo phương thức đóng tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định này được quy định như sau:
– Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.
Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
– Mức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần được xác định bằng mức đóng hàng tháng theo quy định tại Khoản 1 Điều này nhân với 3 đối với phương thức đóng 03 tháng; nhân với 6 đối với phương thức đóng 06 tháng; nhân với 12 đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.

Phương thức đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay như thế ?

Căn cứ Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP được hướng dẫn bởi Điều 8 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH quy định:
“Điều 9. Phương thức đóng
Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Khoản 2 Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
a) Đóng hằng tháng;
b) Đóng 03 tháng một lần;
c) Đóng 06 tháng một lần;
d) Đóng 12 tháng một lần;
đ) Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;
e) Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
2. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo một trong các phương thức quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 1 Điều này cho đến khi thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều này.”
Tức là, người tham gia có thể lựa chọn một trong năm phương thức đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Đóng hằng tháng; đóng 03 tháng một lần; đóng 06 tháng một lần; đóng 12 tháng một lần; đóng một lần.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm