Ngày 03/6/2023, Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định 29/2023/NĐ-CP, mở ra một chương mới trong quá trình tinh giản biên chế của đất nước. Nghị định này không chỉ thiết lập ra những nguyên tắc quan trọng về tinh giản biên chế mà còn chi tiết hóa cách xác định tiền lương, mở đường cho việc hưởng trợ cấp trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế. Vậy chi tiết cách tính trợ cấp tinh giản biên chế theo quy định như thế nào?
Căn cứ pháp lý
Nghị định 29/2023/NĐ-CP
08 Đối tượng bị tinh giản biên chế từ ngày 20/7/2023
Khái niệm “tinh giản biên chế” không chỉ đơn thuần là việc thu hẹp quy mô cơ cấu tổ chức, mà còn chứa đựng ý nghĩa sâu sắc về quản lý nhân sự và tối ưu hóa nguồn lực. Tinh giản biên chế không chỉ là quá trình đánh giá và phân loại, mà còn đòi hỏi sự linh hoạt trong việc đưa ra quyết định về việc loại bỏ những vị trí công việc không còn phù hợp hoặc không đáp ứng đúng yêu cầu công việc.
Theo đó, đối tượng bị tinh giản biên chế là cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các cơ quan hành chính được áp dụng chế độ, chính sách như công chức theo quy định của Chính phủ, nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
– Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc dôi dư do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện cơ chế tự chủ;
– Dội dư do sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
– Dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác hoặc bố trí được việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;
– Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc được cơ quan bố trí việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;
– Có 02 năm liên tiếp liên kế tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cán bộ, công chức, viên chức có 01 năm xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp;
Trong năm trước liền kề hoặc trong năm thực hiện xét tinh giản biên chế xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ trở xuống nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;
– Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế mà trong từng năm đều có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghĩ tối đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật BHXH, có xác nhận của cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành của pháp luật;
Trong năm trước liền kề hoặc trong năm thực hiện xét tinh giản biên chế có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật BHXH, có xác nhận của cơ quan BHXH chỉ trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành của pháp luật, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;
– Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ, chức danh do sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính theo quyết định của cấp có thẩm quyền, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;
– Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian bị kỷ luật nhưng chưa đến mức bị bãi nhiệm hoặc bị buộc thôi việc theo quy định của pháp luật tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cả nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế, được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
Như vậy, so với quy định hiện hành Nghị định 29/2023/NĐ-CP đã bổ sung thêm các trường hợp tinh giản biên chế sau:
– Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức trong năm trước liền kề hoặc trong năm thực hiện tinh giản biên chế được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ trở xuống, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
– Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức trong năm thực hiện xét tinh giản biên chế có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật BHXH, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và của cơ quan BHXH chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành của pháp luật, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
Cách tính trợ cấp tinh giản biên chế theo quy định
Theo hướng dẫn chi tiết của Nghị định 29/2023/NĐ-CP, quy trình xác định tiền lương để hưởng trợ cấp tinh giản biên chế sẽ được thực hiện theo các tiêu chí cụ thể, nhằm đảm bảo công bằng và minh bạch trong việc chấm dứt một số vị trí công việc không cần thiết. Điều này không chỉ tạo động lực cho các cơ quan, đơn vị nắm vững quy trình tinh giản mà còn giúp tạo ra một hệ thống nhân sự linh hoạt, phản ánh đúng nhu cầu và khả năng của từng cá nhân.
Theo quy định mới tại Điều 10 Nghị định 29/2023/NĐ-CP thì xác định tiền lương để hưởng trợ cấp tinh giản biên chế từ 20/7/2023 như sau:
– Tiền lương hiện hưởng là tiền lương tháng liền kề trước khi tinh giản biên chế. Tiền lương tháng được tính bao gồm:
+ Mức lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp hoặc mức lương theo thỏa thuận của hợp đồng lao động hoặc mức lương của người quản lý công ty.
+ Các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề, tiền lương và mức chênh lệch bảo lưu (nếu có) theo quy định của pháp luật về tiền lương
– Tiền lương binh quân là tiền lương tháng bình quân của 05 năm cuối (60 tháng) trước khi tinh giản biên chế. Riêng đối với những trường hợp chưa đủ 05 năm (chưa đủ 60 tháng) công tác có đóng bảo hiểm xã hội, thì tiền lương tháng binh quân của toàn bộ thời gian công tác.
Cách xác định thời gian để hưởng trợ cấp tinh giản biên chế từ 20/7/2023
Qua việc đặt ra hướng dẫn cụ thể, Nghị định 29/2023/NĐ-CP không chỉ làm rõ vai trò quan trọng của tinh giản biên chế mà còn thể hiện sự chú trọng đối với quản lý nhân sự, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của đất nước. Đây là một bước quan trọng trong hành trình chuyển đổi và nâng cao chất lượng quản lý nguồn nhân lực, góp phần đưa đến những thay đổi tích cực trong hệ thống hành chính và quản lý công việc công cộng.
Bên cạnh đó, việc xác định thời gian để hưởng trợ cấp tinh giản biên chế như sau:
– Thời điểm được dùng làm căn cứ để tính đã tuổi đời hưởng chế độ, chính sách nghỉ hưu trước tuổi là ngày 01 tháng sau liền kề với tháng sinh của đối tượng.
Lưu ý: Trường hợp trong hồ sơ của đối tượng không xác định ngày, tháng sinh trong năm thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh của đối tượng
– Tổng thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng chưa hưởng trợ cấp thôi việc hoặc chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần hoặc chưa hưởng chế độ phục viên, xuất ngũ sẽ được dung để tính các khoản trợ cấp của các chính sách sau đây:
+ Chính sách nghỉ hưu trước tuổi;
+ Chỉnh sách chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước;
+ Chính sách thôi việc;
+ Chính sách nghỉ hưu trước tuổi đối với cán bộ, công chức cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã có tuổi thấp hơn tối đa đủ 10 tuổi và thấp hơn tối thiểu trên 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Lưu ý:
Nếu tổng thời gian tính trợ cấp có tháng lê thì được tính tròn theo nguyên tắc: từ 01 tháng đến đủ 06 tháng tính là 1/2 năm và được hưởng trợ cấp bằng mức trợ cấp của 1/2 năm; từ trên 06 tháng đến dưới 12 tháng tính tròn là 01 năm.
Thời gian để tính trợ cấp nghỉ hưu trước nếu có số tháng lẽ thì được tính tròn theo nguyên tắc: từ 01 tháng đến đủ 06 tháng tính là 1/2 năm và được hưởng trợ cấp bằng mức trợ cấp của 1/2 năm; từ trên 06 tháng đến dưới 12 tháng tính tròn là 01 năm.
Nghị định 29/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/7/2023; Các chế độ, chính sách quy định tại Nghị định này được áp dụng đến hết ngày 31/12/2030.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của LSX, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Cách tính trợ cấp tinh giản biên chế theo quy định” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về xử lý tranh chấp đất đai. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Trú quán là gì? Cách phân biệt Thường trú – Tạm trú – Lưu trú
- Lệ phí chuyển hộ khẩu thường trú là bao nhiêu?
- Thủ tục cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài năm 2023
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 108/2014/NĐ-CP; tinh giản biên chế được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
– Phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng; phát huy vai trò giám sát của các tổ chức chính trị – xã hội và nhân dân trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế
– Phải được tiến hành trên cơ sở rà soát; sắp xếp lại tổ chức và thực hiện đánh giá; phân loại cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng không xác định thời hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
– Phải bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ; khách quan, công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật.
– Phải bảo đảm chi trả chế độ; chính sách tinh giản biên chế kịp thời, đầy đủ và đúng theo quy định của pháp luật.
– Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan; tổ chức, đơn vị được giao quản lý theo thẩm quyền
Vì lý do sức khỏe, người lao động có quyền nghỉ việc và hưởng lương hưu trước tuổi. Tuy nhiên, mức lương hưu sẽ thấp hơn và thấp hơn bao nhiêu lại phụ thuộc vào số năm nghỉ trước tuổi. Theo quy định này thì người lao động được nghỉ hưu ở độ tuổi bao nhiêu năm sẽ tùy vào tỷ lệ suy giảm khả năng lao động của người đó. Tất nhiên, điều kiện cần là người lao động phải đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội trở lên