Cách viết đơn kháng cáo ly hôn theo quy định?

bởi VanAnh
Cách viết đơn kháng cáo ly hôn theo quy định

Nhiều trường hợp sau khi Tòa án mở phiên tòa xét xử vụ án ly hôn, các bên đương sự không đồng ý với quyết định của Tòa án và muốn kháng cáo bản án để Tòa án có thẩm quyền xét xử lại vụ án. Thông thường, bản án ly hôn bị kháng cáo nếu các bên không đồng ý với quyết định được đưa ra trong bản án không có hiệu lực thi hành. Nếu các bên thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình chưa được bảo đảm một cách công bằng, khách quan và đúng với thực tế thì các bên làm thủ tục kháng cáo ly hôn để yêu cầu xem xét lại nội dung quyết định ly hôn. Vậy Cách viết đơn kháng cáo ly hôn như thế nào theo quy định hiện hành. Hãy cùng LSX tìm hiểu nhé.

Căn cứ pháp lý

Kháng cáo ly hôn là gì?

Kháng cáo là quyền của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của pháp luật Tố tụng Dân sự trong việc chống lại bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật trong thời hạn pháp luật quy định, để yêu cầu Tòa án cấp trên xét xử lại vụ án dân sự theo thủ tục phúc thẩm.

Kháng cáo ly hôn là trường hợp vợ hoặc chồng kháng cáo bản án ly hôn chưa có hiệu lực của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.

Vợ, chồng có quyền kháng cáo một phần hoặc toàn bộ bản án ly hôn của toà án cấp sơ thẩm.

Quyền kháng cáo bản án ly hôn

Điều 271 Bộ luật Tố tụng dân sự có quy định như sau:

Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.

Theo quy định này thì vợ hoặc chồng hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền kháng cáo đối với bản án ly hôn chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm.

Việc kháng cáo là để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.

Đối với kháng cáo bản án ly hôn thì vợ hoặc chồng không được ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục này.

Thời hạn kháng cáo ly hôn

Căn cứ theo điều 273 Luật Tố tụng dân sự năm 2015, thời hạn kháng cáo đối với bản án ly hôn của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án.

Trường hợp không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo 15 ngày được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

Trường hợp đương sự đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 275 Bộ luật Tố tụng dân sự, đương sự có thể thực hiện kháng cáo quá hạn.

Tức là việc thực hiện kháng cáo quá thời hạn 15 ngày như đã nêu ở trên.

Đối với trường hợp này, đương sự phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình về lý do kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ (nếu có) cho Tòa án.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm ba Thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn.

Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ cùng ý kiến của người kháng cáo quá hạn và đại diện Viện kiểm sát, Hội đồng xét kháng cáo quá hạn quyết định theo đa số về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn và phải ghi rõ lý do của việc chấp nhận hoặc không chấp nhận trong quyết định.

Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua đường bưu điện thì ngày kháng cáo được tính từ ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu ở phong bì.

Mẫu đơn kháng cáo ly hôn

Nôi dung cần có của đơn kháng cáo ly hôn:

  • Ghi rõ quốc hiệu, tiêu ngữ.
  • Địa danh, ngày, tháng, năm. Tên văn bản.
  • Phần kính gửi phải ghi đầy đủ tên gọi của cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ án. Cụ thể Tòa án nơi người kháng cáo nộp đơn kháng cáo.
  • Phần nội dung, người làm đơn cần phải cung cấp đầy đủ, chính xác những thông tin cá nhân (Tên, năm sinh, căn cước công dân/chứng minh nhân dân/Hộ chiếu, nơi cư trú, số điện thoại,…). Trong phần này, người làm đơn cần phải chú ý đến nguyên nhân, lý do nộp đơn kháng cáo để cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét việc rút đơn kháng cáo đó có hợp lý tiến hành đình chỉ giải quyết vụ án dân sự phúc thẩm.
  • Người làm đơn cần phải đưa ra lời cam đoan đối với những sự việc đã trình bày là hoàn toàn là đúng sự thật.
  • Cuối đơn, người làm đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên để làm bằng chứng.

Cách viết đơn kháng cáo ly hôn theo quy định?

Tại mục “Kính gửi”: Người khởi kiện ghi rõ tên Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án.

Nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào, thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào. Ví dụ: “Kính gửi: Toà án nhân dân quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội”.

Nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết sơ thẩm thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào. Ví dụ “Kính gửi: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội”. Một điểm cần lưu ý, nếu đơn kháng cáo được gửi qua bưu điện thì phải ghi địa chỉ cụ thể của Tòa án.

Thông tin người kháng cáo

Tại mục này, người kháng cáo ghi rõ họ và tên, địa chỉ nơi cư trú, số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của mình. Ví dụ “Người kháng cáo: Nguyễn Văn A. Địa chỉ: trú tại phòng 101, tập thể A1, phường Thành Công, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Số điện thoại: 0345876910. Địa chỉ thư điện tử: nguyenvanA@gmail.com”.

Bên cạnh đó, trong đơn phải ghi thông tin về tư cách tham giá tố tụng của người kháng cáo. Ví dụ: “Là bị đơn trong vụ án về tranh chấp ly hôn, nuôi con.”

Thông tin mục “kháng cáo”

Người viết đơn cần ghi cụ thể việc kháng cáo. Nêu toàn bộ bản án ly hôn sơ thẩm hoặc phần nào của bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật đó.

Lý do và yêu cầu kháng cáo

Người kháng cáo cần nêu rõ trong đơn lý do vì sao mình kháng cáo bản án sơ thẩm của Tòa án. Ví dụ như “Lý do kháng cáo: Vì trong quá trình xét xử sơ thẩm, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân huyện X đã làm việc không khách quan, gây bất lợi, khó khăn cho trong việc giành quyền nuôi con.”

Bên cạnh đó, người kháng cáo bản án ly hôn cần nêu cụ thể từng vấn đề mà họ yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết.

Tài liệu, chứng cứ bổ sung

Trong trường hợp có các tài liệu, chứng cứ bổ sung thì người làm đơn phải ghi đầy đủ tên các tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Chữ ký, điểm chỉ của người kháng cáo

Ở cuối đơn, người kháng cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ và ghi rõ họ tên của mình vào đơn kháng cáo ly hôn.

Cách viết đơn kháng cáo ly hôn theo quy định
Cách viết đơn kháng cáo ly hôn theo quy định?

Thủ tục kháng cáo ly hôn

Bước 1: Nộp hồ sơ tại Tòa án có thẩm quyền

Sau khi đã chuẩn bị hồ sơ kháng cáo bản án ly hôn, bạn nộp tại Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo.

Trường hợp đơn kháng cáo được gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm thì Tòa án đó phải chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiến hành các thủ tục theo quy định.

Pháp luật hiện hành về kháng cáo bản án ly hôn

Bước 2: Tòa án xem xét và giải quyết

Sau khi nhận được đơn kháng cáo, Tòa án cấp sơ thẩm phải kiểm tra tính hợp lệ của đơn kháng cáo.

Trường hợp đơn kháng cáo quá hạn thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo trình bày rõ lý do và xuất trình tài liệu, chứng cứ để chứng minh lý do nộp đơn kháng cáo quá hạn là chính đáng.

Đối với những đơn kháng cáo chưa đảm bảo các nội dung theo quy định của pháp luật, Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo làm lại hoặc sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo.

Sau khi chấp nhận đơn kháng cáo hợp lệ, Tòa án cấp sơ thẩm thông báo cho người kháng cáo biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.

Đồng thời, thông báo ngay bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và đương sự có liên quan biết về việc kháng cáo, kèm theo bản sao đơn kháng cáo, tài liệu, chứng cứ.

Tòa án cấp sơ thẩm chuyển hồ sơ lên Tòa án cấp phúc thẩm.

Bước 3: Tòa án thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm

Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm phải vào sổ thụ lý.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án.

Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng xét xử phúc thẩm và phân công một Thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa.

Giai đoạn chuẩn bị xét xử kéo dài khoảng 2 tháng, trường hợp có tình tiết phức tạp thì có thể gia hạn thêm 01 tháng.

Trong đó, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án tiến hành thu thập chứng cứ, tài liệu phục vụ cho việc giải quyết vụ án.

Hết thời hạn chuẩn bị xét xử, nếu có căn cứ đưa vụ án ra xét xử thì Thẩm phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Và trong thời hạn 01 tháng tiếp theo, phiên tòa xét xử phúc thẩm phải được tổ chức, trường hợp kéo dài không quá 02 tháng.

Như vậy, thời hạn giải quyết việc kháng cáo bản án ly hôn khoảng 04 tháng.

Thông tin liên hệ

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Cách viết đơn kháng cáo ly hôn theo quy định?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến đổi tên đệm Bắc Giang. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Kháng cáp ly hôn hết bao nhiêu tiền án phí?

Khi thực hiện thủ tục kháng cáo bản án ly hôn thì người có yêu cầu phải nộp tiền tạm ứng án phí. Số tiền nộp tạm ứng án phí đối với thủ tục kháng cáo bản án ly hôn là 300,000đ.
Ngoài ra, người kháng cáo có thể phải chịu thêm các chi phí khác phát sinh trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, thu thập hồ sơ còn thiếu và chi phí trong quá trình tham gia tố tụng. 

Quá hạn kháng cáo có được kháng cáo nữa không?

Trường hợp đơn kháng cáo quá hạn thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo trình bày rõ lý do và xuất trình tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh lý do nộp đơn kháng cáo quá hạn là chính đáng. Căn cứ theo Điều 275 BLTTDS năm 2015, Tòa án sẽ xem xét, giải quyết kháng cáo quá hạn cụ thể như sau:
– Sau khi nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ (nếu có) cho Tòa án cấp phúc thẩm.
– Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm ba Thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn. Phiên họp xem xét kháng cáo quá hạn phải có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp và người kháng cáo quá hạn. Trường hợp người kháng cáo, Kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.
– Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc kháng cáo quá hạn, ý kiến của người kháng cáo quá hạn, đại diện Viện kiểm sát tại phiên họp, Hội đồng xét kháng cáo quá hạn quyết định theo đa số về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn và phải ghi rõ lý do của việc chấp nhận hoặc không chấp nhận trong quyết định. Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định cho người kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm và Viện kiểm sát cùng cấp; nếu Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận việc kháng cáo quá hạn thì Tòa án cấp sơ thẩm phải tiến hành các thủ tục do Bộ luật này quy định.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm