Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Cách xác định ngày, tháng sinh để bổ sung vào khai sinh” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Nội dung cơ bản trên giấy khai sinh
Theo Khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014, giấy khai sinh là văn bản do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định của pháp luật.
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
6. Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này.”
Các nội dung thể hiện trên giấy khai sinh bao gồm:
– Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;
– Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;
– Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
Cách xác định ngày, tháng sinh để bổ sung vào khai sinh
Theo quy định của pháp luật, việc bổ sung ngày, tháng sinh vào giấy đăng ký khai sinh thuộc trường hợp bổ sung hộ tịch. Theo đó, bổ sung hộ tịch được hiểu là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cập nhật thông tin hộ tịch còn thiếu đã được đăng ký.
Việc bổ sung hộ tịch nói chung và bổ sung ngày, tháng sinh vào giấy khai sinh nói riêng được hướng dẫn tại Thông tư 04/2020/TT-BTP. Theo đó, bổ sung ngày, tháng sinh vào giấy đăng ký khai sinh được thực hiện như sau:
“Điều 32. Cách ghi Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ đăng ký kết hôn
- Trường hợp đăng ký lại kết hôn, đăng ký hôn nhân thực tế theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP, công nhận quan hệ hôn nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật hôn nhân và gia đình, thực hiện lại việc đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 13 Luật hôn nhân và gia đình thì ngày, tháng, năm xác lập quan hệ hôn nhân được ghi vào mặt sau Giấy chứng nhận kết hôn.
Trường hợp đăng ký lại kết hôn, đăng ký hôn nhân thực tế mà không xác định được ngày đăng ký kết hôn trước đây, ngày xác lập quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng thì ghi ngày đầu tiên của tháng, năm đăng ký kết hôn, xác lập quan hệ chung sống; trường hợp không xác định được ngày, tháng thì ghi ngày 01 tháng 01 của năm đăng ký kết hôn trước đây, năm xác lập quan hệ chung sống.”
– Trường hợp cá nhân đã được đăng ký khai sinh trước ngày 01/01/2016 nhưng giấy khai sinh, Sổ đăng ký khai sinh không ghi ngày, tháng sinh thì được bổ sung ngày, tháng sinh theo Giấy chứng sinh hoặc văn bản xác nhận của cơ sở y tế nơi cá nhân sinh ra.
– Nếu không có Giấy chứng sinh, không có văn bản xác nhận của cơ quan y tế thì ngày, tháng sinh được xác định như sau:
+ Đối với người có hồ sơ, giấy tờ cá nhân ghi thống nhất về ngày, tháng sinh, thì xác định theo ngày, tháng sinh đó,
Trường hợp ngày, tháng sinh trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân không thống nhất thì xác định theo ngày, tháng sinh trong hồ sơ, giấy tờ được cấp hoặc xác nhận hợp lệ đầu tiên.
+ Đối với người không có hồ sơ, giấy tờ cá nhân hoặc hồ sơ, giấy tờ cá nhân không có ngày, tháng sinh thì cho phép người yêu cầu cam đoan về ngày, tháng sinh.
+ Nếu không xác định được ngày, tháng sinh theo các hướng dẫn nêu trên thì ngày, tháng sinh là ngày 01 tháng 01 của năm sinh; trường hợp xác định được tháng sinh nhưng không xác định được ngày sinh thì ngày sinh là ngày 01 của tháng sinh.
Trường hợp không xác định được ngày tháng
Trường hợp không xác định được ngày tháng anh tham khảo hướng dẫn tại Mục 4 Công văn 745/HTQTCT-HT năm 2016 hướng dẫn nghiệp vụ hộ tịch do Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực ban hành:
“4. Về thủ tục thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc
– Thẩm quyền thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước được thực hiện theo quy định tại Điều 27 và khoản 3 Điều 46 của Luật hộ tịch.
– Quy định tại đoạn 2 khoản 2 Điều 28 của Luật hộ tịch được hiểu: Đối với trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì ngoài việc cấp trích lục thay đổi, cải chính, thì cơ quan đăng ký hộ tịch còn phải ghi những nội dung thay đổi, cải chính vào mặt sau Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn. Trường hợp người có yêu cầu không còn bản chính Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì giải quyết yêu cầu thay đổi, cải chính trong Sổ đăng ký khai sinh, Sổ đăng ký kết hôn. Sau khi thay đổi, cải chính hộ tịch, Cơ quan đăng ký hộ tịch căn cứ vào Sổ hộ tịch cấp bản sao trích lục khai sinh, bản sao trích lục kết hôn có nội dung đã được thay đổi, cải chính cho người có yêu cầu.
– Việc bổ sung hộ tịch được thực hiện theo quy định tại Điều 29 Luật hộ tịch. Trường hợp yêu cầu bổ sung ngày, tháng sinh cho người không có Giấy chứng sinh nhưng đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân, nhưng ngày, tháng sinh trong các giấy tờ đó không thống nhất thì cơ quan đăng ký hộ tịch vận dụng quy định tại khoản 5 Điều 26 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP để xác định ngày, tháng sinh.
Trường hợp yêu cầu bổ sung ngày, tháng sinh cho người chưa có hồ sơ, giấy tờ cá nhân thì cơ quan đăng ký hộ tịch vận dụng quy định tại khoản 4 Điều 27 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 và khoản 2 Điều 22 Thông tư số 15/2015/TT-BTP để xác định ngày, tháng sinh, cụ thể như sau: Nếu không xác định được ngày sinh thì ghi ngày đầu tiên của tháng sinh; nếu không xác định được ngày, tháng sinh thì ghi ngày 01 tháng 01 của năm sinh.”
Lệ phí khi bổ sung ngày, tháng sinh
Theo mức thu lệ phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.
Người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật được miễn lệ phí bổ sung thông tin hộ tịch.
Từ những nội dung đã phân tích ở trên, có thể thấy, công dân có thể bổ sung ngày, tháng sinh vào giấy đăng ký khai sinh tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Cách xác định ngày, tháng sinh để bổ sung vào khai sinh”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến việc công chứng, công chứng ủy quyền tại nhà, Thành lập công ty , tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; hồ sơ đổi căn cước công dân gắn chíp; Xác nhận tình trạng hôn nhân, Thủ tục đổi tên giấy khai sinh, Đăng ký hộ kinh doanh, đăng ký nhãn hiệu, … Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Đổi tên cho con trên giấy khai sinh theo các độ tuổi
- Mất giấy khai sinh bản gốc phải làm gì?
- Thay đổi quê quán cho con trong giấy khai sinh được không ?
Câu hỏi thường gặp
Tại Điều 16 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về cá nhân, tổ chức có quyền yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc như sau:
Cá nhân, tổ chức được cấp bản chính.
Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức được cấp bản chính.
(Trường hợp người đó chết: Cha, mẹ, con; vợ, chồng; anh, chị, em ruột; người thừa kế khác của người được cấp bản chính)
+) Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.
+) Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.
Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.
+) Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, trẻ em sinh ra do mang thai hộ; việc xác định quê quán của trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ.