Chào Luật sư, tôi có mở một cửa hàng kinh doanh nhỏ theo mô hình hộ kinh doanh nhưng tôi không biết cách xuất hóa đơn điện tử. Luật sư cho tôi hỏi Cách xuất hóa đơn điện tử cho hộ kinh doanh như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Cách xuất hóa đơn điện tử cho hộ kinh doanh như thế nào? Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Đối tượng nào được sử dụng hóa đơn bán hàng trực tiếp?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/07/2022), quy định các đối tượng sử dụng hóa đơn bán hàng cụ thể như sau:
“2. Hóa đơn bán hàng là hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân như sau:
a) Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp sử dụng cho các hoạt động:
– Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
– Hoạt động vận tải quốc tế;
– Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
– Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
b) Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.
Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 39/2014/TT-BTC, quy định về các đối tượng được mua hóa đơn của cơ quan Thuế, bao gồm:
– Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh (bao gồm cả hợp tác xã, nhà thầu nước ngoài, ban quản lý dự án).
Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh là các tổ chức có hoạt động kinh doanh nhưng không được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác.
– Hộ, cá nhân kinh doanh;
– Tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp theo tỷ lệ % nhân với doanh thu.
– Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in thuộc loại rủi ro cao về thuế;
– Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm về hóa đơn bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
Trường hợp hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử
Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử từ ngày 01/7/2022 gồm:
– Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai phải sử dụng hóa đơn điện tử.
– Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân theo phương pháp khoán nếu có yêu cầu sử dụng hóa đơn thì cơ quan thuế cấp lẻ hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh.
– Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh khai thuế theo từng lần phát sinh nếu có yêu cầu sử dụng hóa đơn thì cơ quan thuế cấp lẻ hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh.
Các trường hợp chưa phải sử dụng hóa đơn điện tử từ 1/7/2022
Theo Khoản 2, Điều 11, Thông tư 78/2021/TT-BTC, hộ, cá nhân kinh doanh phải áp dụng hóa đơn điện tử từ 1/7/2022. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp đặc biệt được tiếp tục sử dụng hóa đơn giấy của cơ quan thuế:
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, không thể giao dịch với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử.
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không có hệ thống phần mềm kế toán, không đủ điều kiện hạ tầng công nghệ thông tin, không có phần mềm hóa đơn điện tử và truyền dữ liệu điện tử đến người mua và cơ quan thuế.
Những đối tượng này được tiếp tục sử dụng hóa đơn giấy của quan thuế. Tuy nhiên thời gian sử dụng tối đa là 12 tháng.
Cách xuất hóa đơn điện tử cho hộ kinh doanh như thế nào?
Theo Tiết c.2, Điểm c, Khoản 2, Điều 13, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, hộ, cá nhân kinh doanh xác định cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã theo từng lần phát sinh như sau:
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có địa điểm kinh doanh cố định: Nộp hồ sơ đề nghị cấp hóa đơn điện tử có mã theo từng lần phát sinh tại Chi cục Thuế quản lý nơi hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tiến hành hoạt động kinh doanh.
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không có địa điểm kinh doanh cố định: Nộp hồ sơ đề nghị cấp hóa đơn điện tử có mã theo từng lần phát sinh tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú hoặc nơi Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thực hiện đăng ký kinh doanh.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề Cách xuất hóa đơn điện tử cho hộ kinh doanh như thế nào? Hy vọng bài viết có ích cho độc giả! Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến Đăng ký bảo vệ thương hiệu; giấy chứng nhận độc thân; dịch vụ thám tử tìm người, Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh, Đổi tên căn cước công dân Trích lục hồ sơ địa chính; Ngừng kinh doanh; thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty; Cấp phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,Trích lục ghi chú ly hôn, Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam… của Luật sư X. hãy liên hệ đến đường dây nóng của luật sư X: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Mua bán doanh nghiệp có cần công chứng hợp đồng
- Khi nào các doanh nghiệp được xuất hóa đỏ?
- Doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có các quyền gì?
Câu hỏi thường gặp
– Đối tượng áp dụng: Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn (theo khoản 1 Điều 14 Nghị định 123/2020/NĐ-CP).
Địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn thực hiện theo danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định 118/2015/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).
– Thời gian không phải trả tiền dịch vụ: Trong vòng 12 tháng kể từ khi bắt đầu sử dụng hóa đơn điện tử.
Hộ, cá nhân kinh doanh có thể tạo thêm biểu trưng hay logo để thể hiện thương hiệu, nhãn hiệu hay hình ảnh đại diện của người bán vào nội dung hóa đơn điện tử. Nội dung này được quy định rõ tại khoản 15 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:
“Ngoài các nội dung hướng dẫn từ khoản 1 đến khoản 13 Điều này, doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh có thể tạo thêm thông tin về biểu trưng hay lo-go để thể hiện nhãn hiệu, thương hiệu hay hình ảnh đại diện của người bán. Tùy theo đặc điểm, tính chất giao dịch và yêu cầu quản lý, trên hóa đơn có thể thể hiện thông tin về Hợp đồng mua bán, lệnh vận chuyển, mã khách hàng và các thông tin khác.”.
Căn cứ khoản 1 Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc các trường hợp sau phải ngừng sử dụng hóa đơn điện tử có mã, hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế:
– Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
– Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp cơ quan thuế xác minh và thông báo không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký kinh doanh.
– Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tạm ngừng kinh doanh.
– Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có thông báo của cơ quan thuế về việc ngừng sử dụng hóa đơn điện tử để thực hiện cưỡng chế nợ thuế.