Năm 2022, cầm cố giấy tờ tùy thân có bị xử phạt hay không?

bởi TranQuynhTrang
Năm 2022, cầm cố giấy tờ tùy thân có bị xử phạt hay không?

Xin chào Luật sư X. Em có thắc mắc rằng: Cầm cố giấy tờ tùy thân có bị xử phạt hay không? Hiện nay, em thấy nhiều tiệm cầm đồ vẫn cầm cố những giấy tờ tuỳ thân như chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân, giấy phép lái xe.. thì có hợp pháp không? Mong được Luật sư giải đáp, em xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Giấy tờ tuỳ thân là gì?

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có văn bản nào định nghĩa giấy tờ tùy thân là gì, gồm những loại giấy tờ nào. Một số văn bản có quy định một loại giấy tờ cụ thể là giấy tờ tùy thân chứ không mang tính liệt kê. Tuy nhiên thường mọi người ngầm hiểu với nhau giấy tờ tuỳ thân là giấy tờ xác định đặc điểm và nhận dạng nhân thân của một con người.

Giấy tờ tuỳ thân gồm những loại nào?

Dựa trên quy định một loại giấy tờ cụ thể là giấy tờ tùy thân của pháp luật hiện nay mà được các cơ quan hành chính, người dân ngầm hiểu đó là giấy tờ tùy thân.

– Thứ nhất: Chứng minh thư nhân dân

Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 05/1999/NĐ-CP về Chứng minh nhân dân do Chính phủ ban hành quy định “Chứng minh nhân dân quy định tại Nghị định này là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam”.

– Thứ hai: Căn cước công dân (viết tắt: CCCD)

Căn cước công dân là một trong những loại giấy tờ tùy thân chính của công dân Việt Nam. Đây là hình thức mới của giấy chứng minh nhân dân, bắt đầu cấp phát và có hiệu lực từ năm 2016. Theo Luật căn cước công dân 2014, người từ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ căn cước công dân. Cụ thể tại khoản 1 Điều 20 Luật căn cước công dân 2014 quy định:

“ Điều 20. Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân

1. Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.”

– Thứ ba: Hộ chiếu

Hộ chiếu là một giấy thông hành, thường do chính phủ của một quốc gia cấp cho công dân của quốc gia đó, xác nhận danh tính và quốc tịch của người giữ hộ chiếu chủ yếu cho mục đích đi lại quốc tế.

Theo quy định tại Nghị định 136/2007/NĐ-CP cũng quy định Hộ chiếu quốc gia được sử dụng thay thế Chứng minh nhân dân.

– Ngoài ra, nhiều văn bản luật cũng đề cập đến giấy tờ tùy thân trong thành phần hồ sơ của đương sự như Luật Công chứng (điều 35), Bộ luật Lao động (điều 20), Luật Xử phạt vi phạm hành chính (điều 130) nhưng khi vận dụng các luật này thì giấy tờ tùy thân cũng được hiểu khác nhau.

Như vậy, căn cứ các quy định trên thì đến thời điểm hiện nay, chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân. Một số giấy tờ khác trong từng trường hợp cụ thể cũng có thể được xác định là giấy tờ tùy thân của công dân.

Một số giấy tờ có giá trị thay thế giấy tờ tuỳ thân

Trong nhiều trường hợp, một số loại giấy tờ có thể thay thế Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, Hộ chiếu như một loại giấy tờ tùy thân phù hợp cho trường hợp đó.

Theo Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định, người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ sau để chứng minh về nhân thân, cụ thể như sau:

– Hộ chiếu;

– Chứng minh nhân dân;

– Thẻ Căn cước công dân;

– Giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng.

Theo đó, một số giấy tờ có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp cũng được xác định là giấy tờ tùy thân như: Giấy phép lái xe, thẻ Đại biểu Quốc hội, thẻ Đảng viên…

Ngoài ra, trong lĩnh vực hàng không, hành khách mang quốc tịch Việt Nam khi bay các chuyến nội địa có thể xuất trình một trong các loại giấy tờ sau để thay thế Chứng minh nhân dân, đơn cử như:

+ Giấy phép lái xe;

+ Giấy chứng minh của các lực lượng vũ trang;

+ Thẻ Đảng viên;

+ Thẻ Nhà báo…

Cầm cố giấy tờ tùy thân có bị xử phạt hay không?

Theo khoản 4 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 04 triệu đồng đồng đến 06 triệu đồng đối với hành vi thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố Giấy CMND, CMND/CCCD.

Cầm cố giấy tờ tùy thân có bị xử phạt hay không?
Cầm cố giấy tờ tùy thân có bị xử phạt hay không?

(Trước đây, Nghị định 167/2013/NĐ-CP không quy định mức phạt đối với hành vi cầm cố và nhận cầm cố CMND/CCCD).

Ngoài ra, vi phạm quy định về cấm cố, nhận cầm cố CMND/CCCD còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

– Hình thức xử phạt bổ sung: tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. (khoản 5 Điều 10)

– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được nhờ thực hiện hành vi vi phạm hành chính đó. (Khoản 6 Điều 10)

* Một số hành vi khác về CMND/CCCD có cùng mức phạt từ 04 triệu đến 06 triệu đồng gồm:

– Làm giả Giấy CMND, CMND/CCCD hoặc Giấy xác nhận số CMND nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

– Sử dụng Giấy CMND, CMND/CCCD hoặc Giấy xác nhận số CMND giả;

Trước đây, Theo khoản 3 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, mức phạt đối với hành vi làm giả, sử dụng CMND/CCCD giả chỉ bị phạt từ 02 triệu đồng đến 04 triệu đồng

– Mua, bán, thuê, cho thuê Giấy CMND, CMND/CCCD;

– Mượn, cho mượn Giấy CMND, CMND/CCCD để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.

(Hành vi thuê, mượn; cho thuê, cho mượn CMND/CCCD để thực hiện hành vi trái pháp luật trước đây chỉ bị phạt từ 01 triệu đồng đến 02 triệu đồng).

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Năm 2022, cầm cố giấy tờ tùy thân có bị xử phạt hay không?″. Nếu quý khách có nhu cầu mẫu đơn xác nhận độc thân mới nhất; thủ tục thành lập công ty ở việt nam; cách dò mã số thuế cá nhân, soạn thảo hồ sơ giải thể công ty cổ phần hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Sổ hộ khẩu có phải là giấy tờ tuỳ thân không?

Căn cứ Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP: Người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ sau để chứng minh về nhân thân:
Hộ chiếu;
Chứng minh nhân dân;
Thẻ Căn cước công dân;
Giấy tờ khác có dán ảnh; và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng.
Như vậy, sổ hộ khẩu không phải là giấy tờ tuỳ thân

Hình thức xử phạt bổ sung khi cầm cố giấy tờ tuỳ thân là gì?

Hình thức xử phạt bổ sung: tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. (khoản 5 Điều 10)

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả nào khi cầm cố giấy tờ tuỳ thân?

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân và số lợi bất hợp pháp có được nhờ thực hiện hành vi vi phạm hành chính đó. (Khoản 6 Điều 10)

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm