Nhà nước ta luôn có những chính sách đãi ngộ đặc biệt cho những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn trên tinh thần tương thân tương ái. Một trong số đó là các chính sách về bảo hiểm y tế cho người nghèo. Vậy cụ thể, đối tượng nào được Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo? Cần đáp ứng điều kiện gì để được cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo? Pháp luật quy định về các mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước khi cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo như thế nào? Cần làm thủ tục gì để được cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo năm 2022? Mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về vấn đề này nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Đối tượng nào được Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo?
Theo quy định, đối tượng được cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo gồm:
Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo.
Cần đáp ứng điều kiện gì để được cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo?
Điều kiện để được cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo như sau:
Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình giai đoạn 2022 – 2025
a) Chuẩn hộ nghèo
– Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
– Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
b) Chuẩn hộ cận nghèo
– Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
– Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
Để người dân được hưởng chính sách BHYT theo Nghị định số 07 kịp thời, đúng quy định, BHXH Việt Nam đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp các Sở, ngành có liên quan và UBND huyện triển khai việc rà soát, kịp thời lập danh sách cấp thẻ BHYT cho đối tượng thuộc diện chính sách chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều chuyển cho cơ quan BHXH để cấp thẻ BHYT kể từ ngày 01/01/2022 theo quy định.
Quy định về các mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước khi cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo như thế nào?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về mức hỗ trợ ngân sách nhà nước như sau:
“Điều 8. Mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước
1.Từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho một số đối tượng như sau:
a) Hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững và các huyện được áp dụng cơ chế, chính sách theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP;
b) Hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng quy định tại khoản 1 và 2 Điều 4 Nghị định này;
c) Hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng quy định tại khoản 3 và 4 Điều 4 Nghị định này.
2.Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng quy định tại khoản 1 Điều này thì được hưởng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng có mức hỗ trợ cao nhất.
3 Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ khả năng ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác, kể cả 20% số kinh phí quy định tại điểm a khoản 3 Điều 35 của Luật bảo hiểm y tế (nếu có) xây dựng và trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cao hơn mức hỗ trợ tối thiểu quy định tại khoản 1 Điều này.”
Như vậy, theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn, nếu bạn thuộc đối tượng hộ cận nghèo nhưng sinh sống tại huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP thì khi đó bạn sẽ được Nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế.
Mức hưởng bảo hiểm y tế khi cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP (sửa đỏi bởi điểm d khoản 1 Điều 183 Nghị định 131/2021/NĐ-CP) quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế đối với hộ cận nghèo như sau:
“Điều 14. Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 8, 9, 11 và 17 Điều 3 Nghị định này;
b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với:
– Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
– Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
– Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
– Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên;
– Bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên;
– Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên;
– Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh khi điều trị vết thương, bệnh tật tái phát;
– Trẻ em dưới 6 tuổi.
c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
d) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở;
đ) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
e) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2, khoản 12 Điều 3 và khoản 1 và 2 Điều 4 Nghị định này;
g) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác;
h) Người bệnh được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên chẩn đoán, chỉ định điều trị và chuyển về để quản lý, theo dõi, cấp phát thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế chi trả trong phạm vi được hưởng và mức hưởng quy định tại điểm a, b, đ, e và g khoản 1 Điều này.
…”
Như vậy, theo quy định trên thì đối tượng hộ cận nghèo khi tham gia bảo hiểm y tế sẽ có mức hưởng bảo hiểm y tế tối đa đi khám chữa bệnh đúng tuyến là 95% chi phí.
Người nghèo khi đi khám chữa bệnh có được hỗ trợ chi phí vận chuyển không?
Căn cứ Điều 26 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 26. Thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh
1. Người tham gia bảo hiểm y tế thuộc đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 7, 8, 9 và 11 Điều 3 Nghị định này trong trường hợp cấp cứu hoặc đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện lên tuyến trên, bao gồm:
a) Từ tuyến huyện lên tuyến tỉnh;
b) Từ tuyến huyện lên tuyến trung ương.
2. Mức thanh toán chi phí vận chuyển:
a) Trường hợp sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định chuyển tuyến thì quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí vận chuyển cả chiều đi và về cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó theo mức bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách thực tế giữa hai cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giá xăng tại thời điểm chuyển người bệnh…
b) Trường hợp không sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí vận chuyển một chiều (chiều đi) cho người bệnh theo mức bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách thực tế giữa hai cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giá xăng tại thời điểm chuyển người bệnh lên tuyến trên…”
Cần làm thủ tục gì để được cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo năm 2022?
Bước 1: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, chỉ đạo, hướng dẫn công tác rà soát hộ nghèo cho cán bộ làm công tác lao động, thương binh và xã hội của Uỷ ban Nhân dân các huyện và thành phố Huế.
Bước 2: Uỷ ban Nhân dân các huyện và thành phố Huế chỉ đạo Uỷ ban Nhân dân các xã, phường, thị trấn tổ chức điều tra, rà soát, bình xét hộ nghèo.
Bước 3: Uỷ ban Nhân dân các xã, phường, thị trấn tổ chức điều tra, rà soát, bình xét hộ nghèo.
Bước 4: Uỷ ban Nhân dân các xã, phường, thị trấn tổng hợp kết quả và lập danh sách đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế (theo mẫu 2b – TBH; kèm theo dữ liệu) gửi phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định.
Bước 5: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định trình Uỷ ban Nhân dân cùng cấp phê duyệt danh sách đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo.
Bước 6: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm tra, xác nhận danh sách đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo.
Bước 7: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chuyển danh sách hộ nghèo (kèm theo dữ liệu) cho Bảo hiểm xã hội tỉnh (đồng thời gửi cho Ban quản lý Quỹ Bảo hiểm y tế người nghèo) để tổ chức in thẻ bảo hiểm y tế.
Bước 8: Bảo hiểm Xã hội tỉnh tổ chức in thẻ bảo hiểm y tế theo danh sách đã được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm tra, xác nhận.
Bước 9: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội nhận thẻ bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm Xã hội tỉnh để chuyển cho Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn (theo giấy hẹn của Bảo hiểm Xã hội tỉnh).
Bước 10: Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm hoàn thành việc cấp thẻ bảo hiểm y tế đến hộ nghèo đảm bảo kịp thời, chính xác, không thất lạc.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Sử dụng đất của người khác có được không?
- Đất ở kết hợp sản xuất là gì?
- Quy định về thời hạn làm căn cước công dân mới nhất 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai, tra cứu quy hoạch xây dựng, đơn khiếu nại thi hành án dân sự … Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Đối với người thuộc hộ gia đình nghèo; người thuộc hộ gia đình cận nghèo mà được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng từ ngày được xác định tại quyết định phê duyệt danh sách của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến ngày không còn trong danh sách theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Theo quy định, nếu bạn thuộc đối tượng hộ cận nghèo nhưng sinh sống tại huyện nghèo thì khi đó bạn sẽ được Nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế.
Khi đi học đại học bạn sẽ thuộc hai nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế gồm: nhóm do ngân sách nhà nước đóng và nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng. Do đối tượng thuộc nhóm do ngân sách nhà nước đóng xếp trước nên bạn không phải mua v ở trường mà vẫn sử dụng thẻ bảo hiểm y tế theo hộ nghèo đang được cấp.