Chào Luật sư, khu vực tôi sinh sống thường xuyên mất điện, nhưng mỗi lần mất điện là đột xuất, chúng tôi không nhận được bất kỳ thông báo gì trước đó. Nhà tôi thì cả người già và trẻ nhỏ việc mất điện thường xuyên như thế rất ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt tại khu vực chúng tôi. Trường hợp như vậy, tôi thắc mắc liệu bên Công ty Điện lực đang có hành vi vi phạm hay không? Cũng như việc cắt điện không thông báo trước có bị phạt theo luật định không? Mong Luật sư giải đáp giúp tôi.
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư X. Thông qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp câu hỏi của bạn năm 2023, cắt điện không thông báo trước có bị phạt không? Bên cạnh đó cũng nêu rõ những trường hợp nào được cắt điện theo đúng quy định pháp luật. Mời bạn đón đọc ngay nhé!
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 137/2013/NĐ-CP
- Thông tư 22/2020/TT-BCT
- Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017
- Luật Điện lực 2004
Trường hợp nào được cắt điện sinh hoạt?
Theo Điều 14 Nghị định 137/2013/NĐ-CP, bên bán điện được ngừng, giảm mức cung cấp điện trong các trường hợp sau:
– Ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện không khẩn cấp
Bên bán điện phải thông báo cho bên mua điện biết trước thời điểm ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện ít nhất 05 ngày bằng cách thông báo trong 03 ngày liên tiếp trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc hình thức khác;
– Ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện khẩn cấp:
- Do sự cố, sự kiện bất khả kháng mà bên bán điện không kiểm soát được có nguy cơ làm mất an toàn nghiệm cho người, trang thiết bị; hoặc
- Do thiếu nguồn điện đe dọa đến an toàn của hệ thống điện
Đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện được ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện đối với bên mua điện để xử lý và trong thời hạn 24 giờ phải thông báo cho bên mua điện biết nguyên nhân, dự kiến thời gian cấp điện trở lại.
– Bên mua điện có một trong các hành vi:
- Phá hoại các trang thiết bị điện, thiết bị đo đếm điện và công trình điện lực;
- Vi phạm các quy định về an toàn trong phát điện, truyền tải điện, phân phối điện và sử dụng điện;
- Cản trở việc kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện;
- Trộm cắp điện;
- Dùng điện để bẫy, bắt động vật hoặc làm phương tiện bảo vệ trừ trường hợp được Nhà nước cấp phép sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp;
- Vi phạm các quy định về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, khoảng cách an toàn của đường dây và trạm điện.
– Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về điện lực, xây dựng, bảo vệ môi trường.
Như vậy, bên bán điện chỉ được ngừng, giảm mức cung cấp điện nếu thuộc các trường hợp nêu trên. Theo đó, trong trường hợp cắt điện không khẩn cấp, bên bán điện phải thông báo trước ít nhất 05 ngày cho người dân.
Phải thông báo trước về việc cắt điện ra sao?
Như đã trình bày ở trên và căn cứ theo Điều 4 Thông tư 22/2020/TT-BCT, mọi trường hợp ngừng, giảm mức cung cấp điện, bên bán điện phải thông báo trước cho bên mua điện, trừ trường hợp trộm cắp điện.
Trong đó, nội dung thông báo phải đảm bảo có các thông tin gồm:
– Địa điểm ngừng, giảm mức cung cấp điện; mức công suất giảm hoặc khả năng cung cấp tối đa trong trường hợp giảm mức cung cấp điện;
– Lý do ngừng, giảm mức cung cấp điện;
– Thời gian bắt đầu ngừng, giảm mức cung cấp điện;
– Thời điểm dự kiến đóng điện trở lại hoặc bảo đảm mức cung cấp điện bình thường.
Theo đó, thông báo này sẽ được gửi đến người mua dưới các hình thức:
- Văn bản, điện báo, điện thoại, fax, tin nhắn (SMS), thư điện tử (email)…
- Các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình thức liên lạc khác do hai bên thoả thuận và ghi trong hợp đồng mua bán điện
Năm 2023, cắt điện không thông báo trước có bị phạt không?
Năm 2023, cắt điện không thông báo trước có bị phạt không?
Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà đơn vị cung cấp điện, người có trách nhiệm cung ứng điện sẽ bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự đối với hành vi cắt điện không thông báo trước.
Xử phạt hành chính
Trong trường hợp phải thông báo mà Công ty Điện lực không thông báo cho người dân biết sẽ bị phạt tiền từ 50 – 60 triệu đồng theo điểm b khoản 7 Điều 11 Nghị định 17/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 134/2013/NĐ-CP, cụ thể:
7. Phạt tiền Đơn vị bán lẻ điện từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bán sai giá điện do cơ quan có thẩm quyền quy định;
b) Thực hiện không đúng quyền hạn về ngừng, giảm mức cung cấp điện; không thông báo hoặc thực hiện không đúng nội dung thông báo theo Quy định về trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện do Bộ Công Thương ban hành.
Xử lý hình sự
Trường hợp người có trách nhiệm trong việc cung ứng điện mà cắt điện không có căn cứ hoặc không thông báo có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 199 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017 với mức phạt tù cao nhất lên tới 07 năm.
Cụ thể, phạm tội thuộc các trường hợp sau đây sẽ bị phạt tù từ 03 – 07 năm:
– Làm chết 02 người trở lên;
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
– Gây thiệt hại về tài sản 1,5 tỷ đồng trở lên.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.
Khi bị cắt điện đột ngột, người dân có thể làm gì?
Việc cắt điện đột ngột khiến cuộc sống sinh hoạt – làm việc của người dân gặp nhiều bất tiện. Cho nên khi bị cắt điện đột ngột thì người dân cần:
– Kiểm tra nguyên nhân mất điện: xác minh ngay nguyên do mất điện trong nhà (quá tải, chập, cháy…)
– Kiểm tra việc thanh toán tiền điện: Khoản 6 Điều 23 Luật Điện lực 2004 và khoản 9 Điều 1 của Luật sửa đổi Luật điện lực vào năm 2012 quy định rõ, trường hợp bên mua điện chưa trả tiền mà bên bán điện đã thông báo 02 lần thì bên bán điện có quyền cắt điện sau 15 ngày kể từ ngày thông báo của lần đầu tiên.
Lúc này, người dân cần nhanh chóng thanh toán tiền điện chậm nộp và tiền phí cấp điện trở lại. Người dân có thể đến trực tiếp công ty điện lực nơi mình đang ở, đóng tiền online… để thực hiện.
– Liên hệ với đơn vị điện lực để tìm hiểu nguyên nhân và nắm được lịch cắt điện. Ngoài ra, người dân có thể tự tra cứu lịch cắt điện để chủ động trong sinh hoạt.
– Sử dụng các sản phẩm thay thế: Việc cắt điện thường xuất hiện vào mùa nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện tăng cao…, cho nên người dân và đặc biệt những hộ kinh doanh cần chuẩn bị các sản phẩm phát điện để đảm bảo hoạt động kinh doanh – sinh hoạt.
Ví dụ: dùng quạt năng lượng mặt trời, máy phát điện…
– Tìm nơi tránh nóng: Khi mất điện đột ngột, các phụ huynh có thể đến những nơi có cung cấp điện để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho cả gia đình (đặc biệt là cho trẻ nhỏ).
Ví dụ: Trung tâm thương mại, nhà nghỉ, những nơi thoáng mát (biển, hồ…)
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực mới năm 2023
- Hướng dẫn đăng ký nộp thuế điện tử theo quy định pháp luật 2023
- Thủ tục cấp giấy phép hoạt động điện lực mới năm 2023
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Năm 2023, cắt điện không thông báo trước có bị phạt không?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Sang tên sổ đỏ, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Khoản 1, Điều 1, Quyết định số 60/2014/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền tiện. Gồm:
– Hộ có thành viên đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng không thuộc diện hộ nghèo theo quy định của pháp luật và có lượng điện sử dụng cho mục đích sinh hoạt trong tháng không quá 50KWh ở vùng có điện lưới;
– Hộ có thành viên đang hưởng trợ cấp xã hội theo quy định của pháp luật sống ở vùng chưa có điện lưới;
– Hộ đồng bào dân tộc thiểu số sống ở vùng chưa có điện lưới.
Để đảm bảo an toàn đối với hộ dân sinh sống gần khu vực đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến 220 kV, pháp luật quy định các điều kiện tồn tại nhà ở theo Điều 13 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP như sau:
– Mái lợp và tường bao phải làm bằng vật liệu không cháy.
– Không gây cản trở đường ra vào để kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế các bộ phận của đường dây.
– Khoảng cách từ bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình đến dây dẫn điện gần nhất khi dây ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:
Điện áp
Đến 35 kV
110 kV
220 kV
Khoảng cách
3,0 m
4,0 m
6,0 m
– Cường độ điện trường nhỏ hơn 5 kV/m tại điểm bất kỳ ở ngoài nhà cách mặt đất một (01) mét và nhỏ hơn hoặc bằng 1 kV/m tại điểm bất kỳ ở bên trong nhà cách mặt đất một (01) mét.
– Đối với nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp 220 kV, ngoài đáp ứng các điều kiện trên, các kết cấu kim loại của nhà ở, công trình còn phải được nối đất theo quy định về kỹ thuật nối đất.
Đối với nhà ở xây dựng gần các khu vực điện cao thế dưới 220 kV đặt yêu cầu về khoảng cách xây dựng. Tuy nhiên với khu vực điện áp 220 kV đến 500 kV, do tính nguy hiểm cao nên yêu cầu nghiêm ngặt hơn về kỹ thuật nối đất kết cấu kim loại của nhà ở, công trình trong và liền kề.
Đồng thời, tại Khoản 3 Điều 51 Luật Điện lực quy định:
“Điều 51. Bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không
3.Không cho phép tồn tại nhà ở và công trình có người thường xuyên sinh sống, làm việc trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp từ 500 kV trở lên, trừ những công trình chuyên ngành phục vụ vận hành lưới điện đó”.
Như vậy, trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp từ 500 kV trở lên sẽ không được phép xây dựng nhà ở.
Theo đó, nếu đáp ứng đủ các điều kiện về tiêu chuẩn xây dựng trên, chủ thể sẽ được phép xây dựng nhà ở trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không.
Căn cứ khoản 1 Điều 45 Nghị định 137/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 19 Điều 3 Nghị định 17/2020/NĐ-CP) có quy định như sau:
Thẩm quyền cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực
1. Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực
a) Bộ Công Thương cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với hoạt động truyền tải điện và hoạt động phát điện đối với nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh trong danh mục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Cục Điều tiết điện lực cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với hoạt động phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện, tư vấn chuyên ngành điện lực và hoạt động phát điện đối với nhà máy điện có quy mô công suất từ 03 MW trở lên không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép hoạt động điện lực cho tổ chức, cá nhân có hoạt động điện lực với quy mô nhỏ trong phạm vi địa phương theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.
Như vậy, chủ thể có thẩm quyền cấp giấy phép truyền tải điện là:
– Bộ Công Thương cấp giấy phép truyền tải điện đối với hoạt động truyền tải điện đối với nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh trong danh mục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép truyền tải điện cho tổ chức, cá nhân có hoạt động điện lực với quy mô nhỏ trong phạm vi địa phương theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.