Chào Luật sư, hàng xóm tôi đề là giáo viên nhưng cách họ dạy con cái khiến tôi thương mấy đứa nhỏ. Chúng được dạy phải luôn học giỏi nếu không sẽ bị đuổi khỏi nhà. Luật sư cho tôi hỏi Cha mẹ bạo hành tinh thần con cái Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Cha mẹ bạo hành tinh thần con cái Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Cha mẹ bạo hành tinh thần con cái
Dựa vào Công ước quyền trẻ em, Luật Chăm sóc bảo vệ trẻ em Việt Nam thì tình trạng bạo lực trẻ em là một hành vi được tiến hành bởi một hoặc một số người có thể là người thân, gia đình, người chăm sóc trẻ gây ra làm tổn hại đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ. Tính theo khái niệm này thì có lẽ phải có đến 99% số trẻ em Việt Nam là nạn nhân của tình trạng bạo hành chứ không phải như con số mà UNICEF từng công bố trước đây là 75%.
Trong thời gian gần đây, UNICEF cũng cho biết rằng có khoảng 24% các trường hợp phụ nữ sau khi lập gia đình và có con ở độ tuổi dưới 15 chia sẻ rằng chồng của họ đã từng ít nhất 1 lần thực hiện hành vi bạo lực đối với con cái. Trong số các vụ bạo lực đó thì có khoảng 11% các trường hợp sử dụng đòn roi, đánh, đấm; 15,7% dưới hình thức đẩy ngã, tát, ném đồ vật vào người con cái, còn khoảng 56,6% bạo hành tình thần dưới dạng đe dọa, mắng chửi.
Mặc dù tỉ lệ trẻ em bị bạo hành tinh thần chiếm phần lớn nhưng nhiều người lại chỉ quan tâm đến hình thức bạo hành thể xác mà trở nên thờ ơ, vô tâm đến những tổn thương tinh thần của trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, hành vi cha mẹ bạo hành tinh thần con cái cũng sẽ khó nhận biết, nó không có sự biểu hiện rõ ràng.
Tuy bạo hành tinh thần không gây ra bất kì thương tích nào trên cơ thể nhưng những tổn thương sâu sắc của nó về tâm lý lại có thể kéo dài mãi mãi. Rất nhiều các trường hợp con cái là nạn nhân của hình thức bạo hành này phải sử dụng cả cuộc đời mình để chữa lành những tổn thương về tinh thần do cha mẹ gây ra.
Vì sao cha mẹ lại bạo hành tinh thần con cái?
Cha mẹ chính là bậc sinh thành và nuôi dạy, giáo dục con cái từ khi con vừa mới chào đời. Tuy nhiên, không phải bậc làm cha làm mẹ nào cũng có thể dành cho con tình yêu thương lớn lao. Hiện nay, không ít các trường hợp cha mẹ thường xuyên đánh đập, chửi mắng, bạo hành con cái, thậm chí còn có nhiều người xem con như một công cụ thỏa mãn nhu cầu tình dục.
Về nguyên nhân khiến cho cha mẹ thường xuyên có những hành vi, lời nói thô bạo đối với con cái vẫn chưa được xác định cụ thể. Các chuyên gia cho biết rằng tình trạng này có thể kết hợp từ rất nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung các bậc cha mẹ này đều gặp phải một số vấn đề về mặt tâm lý, ví dụ nhưng từng bị bạo hành lúc nhỏ, stress nặng, trầm cảm, tư duy sai lệch, rối loạn lo âu, áp lực cuộc sống quá lớn,…
Hơn thế, một số trường hợp cha mẹ bạo hành tinh thần con cái còn xuất phát từ nhu cầu muốn trả thù bạn đời, trút hết những giận dữ, oán hận lên chính con cái của mình. Những kí ức và trải nghiệm tuổi thơ cũng là một phần lý do khiến cho họ có những cách nuôi dạy con cái lệch lạc. Nếu cha mẹ từng là nạn nhân của vấn nạn này thì nhiều khả năng sau khi có con họ vẫn sẽ tiếp tục áp dụng hành vi đó cho con cái của mình.
Ngoài ra, việc thường xuyên lạm dụng rượu bia, các chất gây nghiện, chất kích thích cũng là nguyên nhân có thể khiến cha mẹ bạo hành tinh thần con cái. Khi cuộc sống không suôn sẻ, gặp phải những điều khó khăn, không thể giải quyết thì họ bắt đầu sa lầy vào con đường nghiện ngập, từ đó lấy cớ về để chửi mắng, la rầy con cái.
Mức xử lý khi cha mẹ bạo hành tinh thần con cái
Tùy từng mức độ nhẹ hay nặng mà người vi phạm (cha mẹ bạo hành tinh thần con cái) bị phạt hành chính hay bị sử lý hình sự hoặc buộc thưc hiện cả hai. Cụ thể như sau:
Mức phạt hành chính
Trong Điều 54 Nghị định số 114/2021/NĐ-CP quy định khi một người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình thì sẽ bị xử lý nhứ sau:
Đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Trong các trường hợp có hành vi tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm; sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình hay phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân thì sẽ bị sử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đó.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi nêu trên. Ngoài ra, đối với các hành vi tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm; sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình thì buộc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh đối với hành vi này.
Tại Điều 55 Nghị định số 114/2021/NĐ-CP cũng có quy định đối với hành vi cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý đến thành vi trong gia đình như sau:
Đối với các hành vi cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó; không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc; không cho thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh sẽ bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi nêu trên. Ngoài ra, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên gia đình phải chứng kiến cảnh bạo lực đối với người, con vật.
Đối với những hành vi có mức độ vi phạm nặng hơn như cưỡng ép thành viên gia đình thực hiện các hành động khiêu dâm, sử dụng các loại thuốc kích dục; có hành vi kích động tình dục hoặc lạm dụng thân thể đối với thành viên gia đình thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi này. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với tất cả các hành vi nêu trên.
Xử lý hình sự
Trong những trường hợp thực sự nghiêm trọng mà người có hành vi bạo lực tinh thần người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội làm nhục người khác (khoản 1 Điều 155 BLHS) thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, hoặc tội vu khống (khoản 1 Điều 156 BLHS) thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Như vậy, trong trường hợp của bạn thì cha mẹ bạn đã có hành vi của bạo lực gia đình bằng hình thức bạo hành tinh thần đối với bạn và bây giờ thì đang có hành vi đó với em bạn. Theo pháp luật hiện hành nếu bị đưa ra pháp luật, tùy vào từng mức độ hành vi mà cha mẹ bạn có thể bị xử lý là phạt hành chính (phạt tiền) kèm theo là biện pháp khắc phục hậu quả hay bị sử lý hình sự (mức cao nhất là có thể lên đến 01 năm tù).
Thông tin liên hệ
Trên đây là các thông tin của Luật sư X về Quy định Cha mẹ bạo hành tinh thần con cái theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề khác liên quan như là tra cứu thông tin quy hoạch có thể tham khảo và liên hệ tới Luật sư X để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng. Hãy liên hệ đến đường dây nóng của luật sư X: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Ai sẽ đứng tên sổ đỏ khi có nhiều người cùng mua chung một lô đất?
- Làm sổ đỏ có cần xác nhận tình trạng hôn nhân không
- Sổ đỏ có bảng tọa độ không giống với thực tế thì có được đính chính không?
Câu hỏi thường gặp
Bạo hành là thuật ngữ đề cập đến những hành vi, lời nói có chủ đích nhằm gây tổn thương sâu sắc cả về tinh thần và thể xác. Bạo hành tinh thần là dạng hành vi của bạo lực gia đình khi không sử dụng vũ lực thông thường như đánh đập; hành hạ; hay bất cứ hành vi nào gây tổn thương vật lý đến cơ thể nạn nhân mà chủ yếu sử dụng lời nói chì chiết; nhục mạ; hạ thấp phẩm giá nạn nhân; kiểm soát hoạt động của nạn nhân; lợi dụng vị thế trong gia đình của mình để gây áp lực; buộc người kia phải tuân theo mình; gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Tuy khó nhận diện hơn so với bạo lực thể chất; nhưng hậu quả; di chứng của bạo lực tinh thần lại có thể kéo dài âm ỉ và có thể gây tổn hại tới sức khỏe tinh thần của nạn nhân. Tuy không gây ra nỗi đau thể xác nhưng nó lại để lại trong tâm hồn sự tổn thương sâu sắc. Hơn nữa vì trẻ còn nhỏ nên chưa thể hiểu được lời nói và hành vi của cha mẹ là sai lệch, từ đó sẽ giữ những suy nghĩ cực đoan về chính bản thân mình.
Trên thực tế, rất nhiều cha mẹ bạo hành và ngược đãi con ruột của mình dưới nhiều hình thức khác nhau như tinh thần, thể chất và thậm chí cả tình dục. Trong đó, cha mẹ bạo hành tinh thần con cái là hình thức phổ biến nhất.
Theo một nghiên cứu được công bố bởi Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ thì việc cha mẹ bạo hành tinh thần con cái có thể khiến cho những người con phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe tâm thần. Chẳng hạn như lo lắng, trầm cảm, thiếu sự đồng cảm và tự ti.
Sau đây là một số vấn đề sức khỏe mà con cái có thể phát triển khi lớn lên:
Trẻ em: Khi còn nhỏ, quá trình phát triển của trẻ sẽ bị ảnh hưởng do bị cha mẹ bạo hành tinh thần. Bởi vì lúc này trẻ thường không thể điều chỉnh về mặt cảm xúc và tâm lý.
Thanh thiếu niên: Trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên bị cha mẹ bạo hành tinh thần sẽ rất khó thiết lập các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau. Trẻ không thể tin tưởng người khác. Đồng thời cũng không thể đối phó với các cảm xúc phức tạp đã trải qua trong thời thơ ấu.
Người lớn: Khi con cái trưởng thành, chúng không thể nuôi dưỡng sự đồng cảm. Hơn nữa còn không thể nhận ra nhu cầu và cảm xúc của người khác. Do đó, chúng có thể tiếp tục bạo hành tinh thần con cái như cách mà cha mẹ của chúng trước đây từng làm với chúng.
Theo quy định tại Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 về các hành vi được xem là bạo lực gia đình sau đây:
“Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình
Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;
e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.”
Như vậy, cha mẹ hành hạ đánh đập con cái được xem là hành vi bạo lực gia đình.