Hợp đồng kinh tế là khái niệm chúng ta thường sử dụng trong các giao dịch về kinh tế của mình. Hợp đồng này sẽ do hai bên ký kết và cùng thực hiện theo như thoả thuận của hai bên nhưng không được phép trái Luật. Hiện nay theo quy định của pháp luật hiện hành thì khái niệm về hợp đồng kinh tế chưa được quy chuẩn hoá chính vì vậy việc xác định hợp đồng kinh tế thường dựa vào cảm quan của người thực hiện hợp đồng. Vậy cụ thể quy định về hợp đồng kinh tế là gì? Chấm dứt hợp đồng kinh tế như thế nào? Mời bạn đón đọc bài viết “Chấm dứt hợp đồng kinh tế như thế nào? ” dưới đây của LSX để có thêm những thông tin cần thiết về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
- Bộ Luật dân sự 2015
Hợp đồng kinh tế là gì?
Hợp đồng nhìn chung là những thoả thuận giữa hai bên. Hiện nay, rất nhiều các loại hợp đồng được đưa ra để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong một giao dịch nào đó. Vậy hợp đồng kinh tế là gì? Hợp đồng kinh tế có là một trong những hợp phải tuân thủ quy định của pháp luật dân sự không?
Pháp luật hiện hành không có khái niệm cụ thể về Hợp đồng kinh tế, dựa vào những quy định pháp luật về kinh tế ta có thể hiểu hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.
Các bên căn cứ vào các cơ sở sau khi muốn chấm dứt hợp đồng kinh tế:
– Chấm dứt theo thỏa thuận các bên
– Căn cứ theo đúng thỏa thuận tại hợp đồng để thông báo chấm dứt
– Chấm dứt hợp đồng do hành vi vi phạm nghĩa vụ cơ bản của đối tác theo hợp đồng
– Có hành vi vi phạm căn cứ theo quy định của Luật Thương mại 2005, Bộ Luật dân sự 2015 để chấm dứt hợp đồng,…
>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký hợp đồng li xăng
Chấm dứt hợp đồng kinh tế như thế nào?
Nhiều trường hợp một bên trong hợp đồng kinh tế phải thực hiện chấm dứt đơn phương hợp đồng này. Khi chấm dứt đơn phương sẽ có nhiều bất lời cho bên thực hiện chấm dứt trước. Vậy việc tiến hành chấm dứt hợp đồng hiện nay được thực hiện như thế nào?
- Bước 1: Tiến hành đàm phán vướng mắc trong thực hiện hợp đồng và làm rõ căn cứ chấm dứt hợp đồng với đối tác.
- Bước 2: Ra quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
- Bước 3: Gửi thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng cho đối tác.
- Bước 4: Đối chiếu và xác nhận công việc hoàn thành, công nợ khi hợp đồng đã chấm dứt.
Thông thường nội dung thỏa thuận hợp đồng luôn ghi nhận về ưu tiên thương lượng, đàm phán khi có tranh chấp phát sinh từ hợp đồng. Đây cũng là lý do Luật Trí Nam luôn kiến nghị khách hàng thực hiện bước 1 trước khi thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng. Trường hợp vì sự cấp thiết cần chấm dứt ngay nghĩa vụ theo thỏa thuận hợp đồng nên phải đơn phương chấm dứt hợp đồng nhanh thì quý vị cân nhắc việc thực hiện ngay quy trình thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng cho đối tác.
Nội dung mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng kinh tế
Khi thực hiện chấm dứt hợp đồng kinh tế bạn cần chuẩn bị một mẫu thông báo theo quy định để gửi đến bên bị chấm dứt hợp đồng. Mẫu thông báo này cần được lập thành văn bản và thể hiện đầy đủ những nội dung dưới đây theo quy định của pháp luật:
Thông báo chấm dứt hợp đồng là văn bản thể hiện ý chí đơn phương của một bên về việc thông báo cho bên còn lại của hợp đồng để chắm dứt quan hệ giữa hai bên, đồng thời xử lý hậu quả của việc chấm dứt hợp đồng.
Thông thường mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng các nội dung cơ bản sau:
– Thông tin các bên hợp đồng
– Bối cảnh quan hệ giữa các bên
– Lý do chấm dứt hợp đồng trong đó nêu cụ thể hành vi vi phạm hợp đồng
– Cơ sở và quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng
– Thời hạn hiệu lực của việc chấm dứt hợp đồng (theo quy định là sau khi bên kia nhận được thông báo)
– Xử lý hậu quả, yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có)
– Các nội dung khác
– Chữ ký và con dấu của bên phát hành thông báo
– Tài liệu đính kém.
Mời bạn xem thêm
- Quy định đối với đảng viên đi làm ăn xa 2024
- Đăng ký logo bản quyền 2024
- Tra cứu thuế đất phi nông nghiệp 2024
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Chấm dứt hợp đồng kinh tế như thế nào?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
– Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.
+ Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản.
+ Việc hoàn trả được thực hiện bằng hiện vật. Trường hợp không hoàn trả được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để hoàn trả.
+ Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ hoàn trả thì việc hoàn trả phải được thực hiện cùng một thời điểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
– Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toàn phần nghĩa vụ đã thực hiện.
Hiện nay, có các loại hợp đồng kinh tế chúng ta thường thấy trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại như:
– Hợp đồng mua bán hàng hóa;
– Hợp đồng kinh tế song ngữ;
– Hợp đồng kinh tế bằng tiếng anh;
– Hợp đồng kinh tế xây dựng;
– Hợp đồng kinh tế thương mại;
– Hợp đồng dịch vụ;
– Hợp đồng trong các hoạt động đầu tư như: Hợp đồng hợp tác kinh doanh;
– Hợp đồng liên doanh liên kết;
– Hợp đồng thương mại đặc thù như hợp đồng thi công thiết kế nhà ở, hợp đồng giao nhận thầu xây dựng…