Chế độ nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi theo luật ban hành

bởi Hoàng Yến
Chế độ nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi theo luật ban hành

Nhằm đảm bảo quyền lợi cho mẹ và trẻ nhỏ, Nhà nước ta đã ban hành chính sách đãi ngộ đối với trường hợp cá nhân nữ nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi. Bài viết dưới đây của Luật sư X giúp quý đọc giả tìm hiểu quy định về chế độ nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi theo luật ban hành đối với cá nhân nữ hay lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi. Đồng thời, trong trường hợp, cá nhân nữ nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi phạm tội có thi hành hình phạt tù không? Thắc mắc sẽ được giải đáp ngay dưới bài viết sau đây. Mời quý đọc giả đón xem!

Căn cứ pháp lý

Chế độ nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi theo luật ban hành

Nuôi con nhỏ là một trong những điều tuyệt vời nhất, song song với những giây phút được chăm lo cho con của mình thì người mẹ cũng được nhà nước ưu đãi cho những chế độ nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi riêng.

Dưới đây là những quyền lợi mà lao động nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi dưới Nhà nước quy định

  • Tại khoản 3 Điều 37 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
  • Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động nữ đang trong thời gian mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi. (Căn cứ tại khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019).
  • Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý. (tại khoản 1 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019).
  • Lao động nữ làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai thì người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn.

Giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi. (Theo khoản 2 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019).

  • Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi. (Trừ trường hợp Tòa án tuyên bố đã chết hoặc mất tích – tại khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019).
  • Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới. (khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019).
  • Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. (Tại khản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019).
  • Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc khi con dưới 03 tuổi (36 tháng). (khoản 1 Điều 24 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
  • Nếu Viên chức nữ đến thời điểm chuyển đổi vị trí công việc định kỳ tại Điều 37 Nghị định 59/2019/NĐ-CP thì tại khoản 4 Điều 38 Nghị định 59/2019/NĐ-CP cũng đã quy định đối với trường hợp Phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi thì không phải thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác.
  • Không thực hiện biệt phái Viên chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi. (Theo quy định tại khoản 7 Điều 36 Luật Viên chức 2010).
  • Viên chức nữ đang trong thời gian nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì đơn vị sự nghiệp công lập không được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức nữ trong trường hợp này. Trừ trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động. (Tại khoản 3 Điều 29 Luật Viên chức 2010).

Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi của người vợ sau khi ly hôn

Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định, cụ thể:

  • Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
  • Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  • Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Như vậy, căn cứ vào quy định nêu trên thì quyền nuôi con sau khi ly hôn đối với con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Chế độ nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi theo luật ban hành

Chế độ nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi theo luật ban hành

Phụ nữ nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi có bị thi hành hình phạt tù không?

Căn cứ tại Điều 67 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về việc hoãn chấp hành hình phạt tù cụ thể như sau:

Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:

  • Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;
  • Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;
  • Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
  • Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm.

Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.

Như vậy, đối với trường hợp phụ nữ nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi sẽ được hoãn chấp hành hình phạt tù cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi thì nếu phạm tội vẫn phải chấp hành án phạt tù như bình thường.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù đối với phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi

Theo Điều 21 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong thi hành án hình sự như sau:

  • Ra quyết định thi hành án; quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình.
  • Ra quyết định hoặc hủy quyết định hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện; quyết định đình chỉ thi hành án; quyết định miễn chấp hành án, giảm thời hạn chấp hành án; quyết định buộc người được hưởng án treo phải chấp hành án phạt tù; quyết định kéo dài thời hạn trục xuất; quyết định rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện.

Như vậy, đối với việc hoãn chấp hành hình phạt tù đối với phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi sẽ do Tòa án xem xét khi đã xác minh đúng sự thật thì sẽ ra quyết định để người phụ nữ phạm tội nuôi con cho đến từ đủ 36 tháng tuổi rồi sẽ chấp hành hình phạt sau.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Chế độ nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi theo luật ban hành” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là thủ tục đăng ký kết hôn lại lần 2, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con và mức cấp dưỡng được quy định như thế nào?

Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con căn cứ tại Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 được quy định như sau: Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.
Như vậy, nếu người chồng không trực tiếp nuôi dưỡng, không sống chung với con thì có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định pháp luật.
Về mức cấp dưỡng căn cứ tại Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
(1) Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
(2) Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Xử lý với hành vi mua bán trẻ con trái phép như thế nào?

Tại Điều 151 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về xử lý với hành vi mua bán trẻ con trái phép như sau:
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;
b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
b) Lợi dụng hoạt động cho, nhận con nuôi để phạm tội;
c) Đối với từ 02 người đến 05 người;
d) Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;
đ) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
e) Phạm tội 02 lần trở lên;
g) Vì động cơ đê hèn;
h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
d) Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
đ) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;
e) Đối với 06 người trở lên;
g) Tái phạm nguy hiểm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm