Mức bồi thường thiệt hại về tài sản như thế nào?

bởi Tình
Mức bồi thường thiệt hại về tài sản như thế nào?

Thưa Luật sư, em tên là Quỳnh Hoa, hiện em là sinh viên năm nhất, khoa Luật Trường Đại học Mở Hà Nội. Em có câu hỏi như sau: Em đang học đến Bộ môn Luật Dân sự, em cảm thấy đây là một Bộ môn gắn liền với thực tế đời sống, có nhiều ý nghĩa đối với cá nhân em. Hiện tại, em đang học về phần bồi thường thiệt hại, cụ thể hơn là bồi thường thiệt hại về tài sản. Tuy nhiên, em chỉ nắm được các kiến thức cơ bản nhất về phần này, còn mức bồi thường thiệt hại về tài sản như thế nào em không nắm rõ. Rất mong Luật sư giải đáp, cung cấp thông tin. Em xin chân thành cảm ơn Luật sư!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới chúng tôi. Mời bạn quan tâm và đón đọc bài viết “Mức bồi thường thiệt hại về tài sản như thế nào?” của LSX để có thêm thông tin chi tiết.

Bồi thường thiệt hại về tài sản là gì?

Bồi thường thiệt hại về tài sản là một trách nhiệm dân sự phát sinh khi có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại đến tài sản của người khác. Một người chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự là bồi thường về tài sản cho người khác khi người đó có lỗi và việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản được quy đinh tại Bộ Luật Dân sự năm 2015. 

Căn cứ theo quy định tại Điều 589 Bộ Luật Dân sự năm 2015, vấn để bồi thường thiệt hại về tài sản được quy định như sau:

Điều 589. Bồi thường thiệt hại về tài sản

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

4. Thiệt hại khác do luật quy định.”

Điều kiện phát sinh bồi thường thiệt hại là gì?

Xuất phát từ những quy định, những nguyên tắc của pháp luật nói chung và luật dân sự nói riêng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có điều kiện sau:

– Có hành vi vi phạm pháp luật: Quyền được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sản là một quyền tuyệt đối của mọi công dân, tổ chức. Mọi người đều phải tôn trọng những quyền đó của chủ thể khác, không được thực hiện bất cứ hành vi nào “xâm phạm” đến các quyền đó. 

Căn cứ theo quy định tại Điều 584 BLDS 2015, người nào có hành vi xâm phạm tài sản của người khác sẽ là chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Việc “xâm phạm” mà gây thiệt hại có thể là hành vi vi phạm pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kể cả những hành vi vi phạm đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, vi phạm các quy tắc sinh hoạt trong từng cộng đồng dân cư…

Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

– Có thiệt hại xảy ra: Thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính thành tiền, do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức.

Thiệt hại về tài sản được được xác định dựa trên giá trị của tài sản, phần tài sản khi tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng; Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản đó, chi phí để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại,…

– Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại xảy ra: hành vi vi phạm pháp luật phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại về tài sản và thiệt hại về tài sản là hậu quả tất yếu xảy ra khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đó.

Mức bồi thường thiệt hại về tài sản như thế nào?

Mức bồi thường thiệt hại được xác định theo mức thiệt hại gây ra. Trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm: tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc hư hỏng; lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút; chi phí hợp lý để ngăn chặn và khắc phục thiệt hại; thiệt hại khác do luật quy định.

Cụ thể: Tài sản bị mất là tài sản đã rời khỏi chủ sở hữu, không nằm trong tầm kiểm soát của chủ sở hữu nữa. Khi tài sản mất thì không thể khắc phục hay sửa chữa được mà người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ giá trị của tài sản đó.

Đối với tài sản bị hủy hoại là tài sản đã bị thiệt hại nặng, không thể sửa chữa để thực hiện chức năng vốn có như ban đầu, chủ sở hữu không thể khai thác các tính năng, công dụng như ban đầu của tài sản đó.

Về tài sản bị hư hỏng là tài sản chỉ bị thiệt hại một hoặc một số bộ phận, tài sản này vẫn có thể khắc phục để thực hiện được các tính năng, công dụng ban đầu. Đối với tài sản là tiền thì thiệt hại được xác định là số tiền bị mất, bị hư hỏng. Đối với giấy tờ có giá bị mất, bị hư hỏng mà không thể khôi phục được thì thiệt hại được xác định là giá trị của các giấy tờ bị mất, bị hư hỏng tại thời điểm giải quyết bồi thường. Trường hợp giấy tờ có giá bị mất, bị hư hỏng mà có thể khôi phục được thì thiệt hại được xác định là các chi phí cần thiết để khôi phục các giấy tờ đó.

Mức bồi thường thiệt hại về tài sản như thế nào?

Khi tài sản bị xâm phạm đã làm ảnh hưởng đến lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản là hoa lợi, lợi tức mà người bị thiệt hại đang hoặc sẽ thu được nếu tài sản không bị mất, bị hư hỏng.

Hoa lợi, lợi tức được tính theo giá thực tế đang thu, nếu chưa thu thì theo giá thị trường cùng loại hoặc mức giá thuê trung bình 01 tháng của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, tính năng,… tại thời điểm Tòa án cấp sơ thẩm xác định thiệt hại; đối với những tài sản trên thị trường không có cho thuê, hoa lợi, lợi tức được xác định trên cơ sở thu nhập trung bình của 03 tháng liền kề do tài sản bị thiệt hại mang lại trong điều kiện bình thường trước thời điểm thiệt hại xảy ra.

Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại là việc bỏ chi phí để nhằm ngăn chặn thiệt hại không xảy ra hoặc hạn chế thiệt hại xảy ra ở mức tối thiểu nhất hoặc phải khắc phục thiệt hại đã xảy ra để phục hồi tình trạng như ban đầu của tài sản. Đây là những khoản chi phí mà bên bị thiệt hại đã bỏ ra.

Còn nếu trường hợp những chi phí này do bên có trách nhiệm bồi thường bỏ ra thì không xác định thiệt hại đã được bồi thường mà xác định khoản chi phí này được khấu trừ chính vào khoản bồi thường mà người giám hộ người mất NLHVDS bồi thường cho người bị thiệt hại. Để xác định về loại chi phí này cần đưa ra các bằng chứng, hóa đơn, chứng từ rõ ràng về những chi phí đã bỏ ra.

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ:

Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Mức bồi thường thiệt hại về tài sản như thế nào?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất ở. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm?

Trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người bị thiệt hại được hưởng bồi thường từ thời điểm mất hoàn toàn khả năng lao động cho đến khi chết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp người bị thiệt hại chết thì những người mà người này có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng từ thời điểm người có tính mạng bị xâm phạm chết trong thời hạn sau đây:
– Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và còn sống sau khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi, trừ trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân;
– Người thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi chết.
Đối với con đã thành thai của người chết, tiền cấp dưỡng được tính từ thời điểm người này sinh ra và còn sống.

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong hợp đồng dân sự là gì?

– Phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra trừ khi có thỏa thuận.
– Có thể thiệt hại về mặt vật chất và tinh thần.
– Bên bị thiệt hại phải chứng minh được hành vi vi phạm của bên kia, chứng minh thiệt hại, chứng minh mối quan hệ nhân quả, yếu tố lỗi không phải là yếu tố bắt buộc.

Các bên có thể thỏa thuận mức bồi thường thiệt hại trong hợp đồng không?

Hành vi vi phạm thỏa thuận mức bồi thường thiệt hại trong hợp đồng; là hành vi vi phạm những cam kết cụ thể, những nghĩa vụ mà hai bên tự ràng buộc nhau trong hợp đồng; tức là hành vi này chưa chắc đã vi phạm các quy định pháp luật chung; mà chỉ vi phạm pháp luật thiết lập giữa những người tham gia giao kết hợp đồng.
 Mức bồi thường có thể thấp hơn hoặc cao hơn mức thiệt hại xảy ra. Tùy thuộc vào sự thỏa thuận trong mỗi hợp đồng.
+ Các bên thỏa thuận đặt ra các điều kiện phát sinh có thể; bao gồm đầy đủ những điều kiện như bên vi phạm hợp đồng không có lỗi phải bồi thường thiệt hại.
+ Thiệt hại không phải là điều kiện bắt buộc.
+ Chỉ cần có hành vi vi phạm nghĩa vụ đã có thể phát sinh trách nhiệm dân sự. Bên vi phạm vẫn phải chịu trách nhiệm; dù đã có hay chưa có thiệt hại xảy ra khi bên kia bị vi phạm hợp đồng.
+ Khi hợp đồng được giao kết; các bên có nghĩa vụ thực hiện đúng những cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu một bên không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ là vi phạm hợp đồng.
+ Hai bên có thể dự liệu và thỏa thuận trước về những trường hợp thiệt hại do vi phạm hợp đồng; và cách thức chịu trách nhiệm như bồi thường thiệt hại hay phạt vi phạm hợp đồng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm