Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là gì?

bởi Thanh Trúc
Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là gì?

Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là một thuật ngữ pháp lý quen thuộc trong lĩnh vực đất đai. Có một số quốc gia trên thế giới, đất đai thuộc sở hữu tư nhân, nhưng Việt Nam vẫn giữ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. Vậy chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để biết thêm thông tin nhé!

Căn cứ pháp lý

Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là gì?

Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là một khái niệm pháp lý gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ sở hữu đất đai trong đó xác nhận, quy định và bảo vệ quyền đại diện chủ sở hữu của Nhà nước trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đất đai.

Sở hữu toàn dân về đất đai được đề cập cụ thể trong Luật đất đai 2013 như sau:

  • Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.
  • Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai như sau: quyết định mục đích sử dụng đất thông qua việc quyết định, xét duyệt quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất; quy định về hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất; quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; định giá đất;
  • Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai thông qua các chính sách tài chính về đất đai như sau: thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thu thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất; điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại;
  • Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định; quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là gì?
Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là gì?

Sự hình thành chế độ sở hữu toàn dân về đất đai

Mặc dù các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định rằng việc tiến hành quốc hữu hoá đất đai là một tất yếu khách quan. Song các ông cũng chỉ ra rằng không thể xoá bỏ ngay lập tức chế độ tư hữu về ruộng đất; việc xoá bỏ chế độ này phải là một quá trình lâu dài.

Theo Ph. Ăngghen: “Liệu có thể thủ tiêu chế độ tư hữu ngay lập tức được không? Trả lời: Không, không thể được, cũng y như không thể làm cho lực lượng sản xuất hiện có tăng lên ngay lập tức đến mức cần thiết để xây dựng một nền kinh tế công hữu. Cho nên, cuộc cách mạng của giai cấp vô sản đang có tất cả những triệu chứng là sắp nổ ra, sẽ chỉ có thể cải tạo xã hội hiện nay một cách dần dần và chỉ khi nào đã tạo nên được một khối lượng tư liệu sản xuất cần thiết cho việc cải tạo đó thì khi ấy mới ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo”.

Quan điểm thu hồi hết ruộng đất của đế quốc, phong kiến làm của công, thực hiện quyền ruộng đất về Nhà nước (cấm mua, bán ruộng đất) là tiền đề quan trọng và là nền tảng của chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai ở nước ta trong giai đoạn này;

  • Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, chính quyền nhân dân tuyên bố bãi bỏ các luật lệ về ruộng đất của chế độ cũ;
  • Năm 1946, Hồ Chủ tịch kí sắc lệnh về giảm tô; bãi bỏ thuế thổ trạch ở thôn quê;
  • Năm 1953, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thông qua Luật cải cách ruộng đất, tịch thu ruộng đất của địa chủ, phong kiến, cường hào… chia cho nông dân, thực hiện khẩu hiệu “Người cày có ruộng”;
  • Tiếp đó, Hiến pháp năm 1959 quy định: “Nhà nước chiểu theo pháp luật bảo hộ quyền sở hữu về ruộng đẩt và các tư liệu sản xuất khác của nông dân…” (Điều 14);
  • Trong những năm 1960, miền Bắc thực hiện phong trào “hợp tác hoá” vận động nông dân đóng góp ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác vào làm ăn tập thể trong các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất, ở giai đoạn này, Hơn nữa, hiện nay trong điều kiện nước ta “mở cửa”, chủ động hội nhập từng bước vững chắc vào nền kinh tế khu vực và trên thế giới và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu thì việc xác lập hình thức sở hữu toàn dân về đất đai là một trong những phương thức nhằm góp phần củng cố và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

Về phương diện lịch sử, ở nước ta hình thức sở hữu nhà nước về đất đai (đại diện là nhà vua ở các nhà nước phong kiến) đã xuất hiện từ rất sớm và tồn tại trong suốt chiều đài lịch sử phát triển của dân tộc. Sự ra đời hình thức sở hữu đất đai này xuất phát từ yêu cầu của công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm giành và giữ nền độc lập dân tộc.

Đạo lý của việc bảo vệ, giữ gìn từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc chính là bảo vệ chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia chống lại mọi hình thức xâm lược của ngoại bang. Mặt khác, việc xác định và tuyên bố đất đai thuộc về Nhà nước mà đại diện là nhà vua còn mang ý nghĩa khẳng định chủ quyền quốc gia của dân tộc Việt đối với các nước láng giềng và với các nước khác trên thế giới.

Ở khía cạnh khác, nghề trồng lúa nước ra đời và tồn tại hàng nghìn năm ở nước ta và được sử dụng hợp lý bảo đảm nuôi sống nói chung, bảo đảm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của xã hội nói riêng đổi với đất đai. Bên cạnh đó, trong giai đoạn đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước hiện nay thì việc xác lập hình thức sở hữu toàn dân về đất đai sẽ tạo ưu thế và thuận lợi cho Nhà nước trong việc sử dụng đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích chung của toàn xã hội.

Những bất cập từ việc thực thi chế độ sở hữu toàn dân về đất đai

Những bất cập còn tồn tại từ việc thực thi chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước làm chủ đại diện hiện nay

Thứ nhất, cách thu hồi đất và mức định giá đất của Nhà nước Việt Nam bất hợp lý: nhà nước có quyền thu hồi bất cứ mảnh đất nào vào bất kỳ lúc nào vì mục đích chung. Nếu Nhà nước thu hồi đất với mức đền bù không hợp lý thì người dân thường phản đối kịch liệt. Ở nhiều nơi, Nhà nước không có quy hoạch sử dụng đất rõ ràng trong thời gian dài, vì thế cho nên người sử dụng đất không có kế hoạch sử dụng đất hợp lý.

Thứ hai, khung pháp lý đối với quyền sử dụng đất đai ở Việt Nam chưa thật cụ thể và rõ ràng: Để phát huy vai trò của đất đai như là một nguồn vốn quan trọng cho sự phát triển thì cần có khung pháp lý rõ ràng đối với quyền sử dụng đất đai. Nhiều thửa ruộng, mảnh vườn, núi đồi, ao hồ có giá trị lớn cho sản xuất nhưng không thể hoặc không dễ chuyển thành vốn được hoặc có giá trị vốn hóa thấp do thủ tục pháp lý về quyền sử dụng không rõ ràng.

Thứ ba, nhà nước chưa định hướng rõ ràng, cụ thể trong việc quản lý và sử dụng đất đai. Nhà nước đã phát huy được quyền tự chủ của người sử dụng đất, nhất là quyền tự chủ của hộ nông dân, song lại chưa có chính sách cụ thể để bảo vệ quyền lợi của họ.

Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là gì?
Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là gì?

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X liên quan đến Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là gì?. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về cách nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hồ sơ vay vốn ngân hàng cho doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, các thủ tục thành lập công ty hoặc tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp;…quý khách hàng vui lòng liên hệ đến hotline : 0833.102.102 để được nhận tư vấn.

Câu hỏi thường gặp

Theo chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu đất đai không?

Người sử dụng đất (các tổ chức, cá nhân…) không có quyền sở hữu đất đai mà chỉ có quyền sử dụng đất. Quyền sở hữu đất đai thuộc về toàn dân và do Nhà nước là chủ thể đại diện thực hiện quyền năng đó nên người sử dụng đất không thể có quyền sở hữu đối với đất. Tuy nhiên, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân… mới là những chủ thể sử dụng đa phần diện tích đất đai trên lãnh thổ Việt Nam. Do đó, các chủ thể này được Nhà nước trao “quyền sử dụng đất”; “quyền sử dụng đất” cũng được Bộ luật dân sự 2015 xác định là một dạng tài sản của các chủ thể sử dụng đất

Trong chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, ai là chủ thể đại diện thực hiện các quyền của chủ sở hữu?

Nhà nước là chủ thể đại diện cho toàn dân để thực hiện các quyền của chủ sở hữu và thống nhất quản lý đất đai. Toàn dân là một phạm trù chủ thể rất rộng, do đó, để thực hiện được quyền của chủ sở hữu cần phải thông qua một phương thức đặc biệt. Nhà nước ta được thành lập với tính chất là “Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”, với hệ thống các cơ quan quản lý được tổ chức chặt chẽ chính là phương thức để quyền sở hữu đất đai của toàn dân được thực hiện. Người dân không chỉ trực tiếp bầu ra Quốc hội – cơ quan lập pháp mà còn có quyền giám sát đối với các hoạt động của Nhà nước để đảm bảo Nhà nước thực hiện đúng những quyền hạn và trách nhiệm của mình.

Tài sản nào thuộc sở hữu toàn dân?

Các loại tài sản thuộc sở hữu toàn dân được quy định tại Điều 3 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:
– Tài sản bị tịch thu theo quy định pháp luật
– Tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu
– Tài sản của quỹ xã hội, tài sản của quỹ từ thiện bị giải thể
– Tài sản được hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ
– Tài sản do chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam
– Tài sản được đầu tư theo hình thức đối tác công tư được chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm