Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Quỳnh Mai, tôi hiện nay đang mang thai được gần 6 tháng tuổi. Tuy nhiên vừa rồi tôi cả chồng đi khám sản thì phát hiện thai đã chết lưu, gia đình nhỏ chúng tôi đều rất sốc vì điều đó. Sau một thời gian ổn định thì tôi quyết định sẽ quay trở lại đi làm, trước khi đi làm trở lại thì tôi đang có chút băn khoăn về vấn đề chế độ thai sản nếu con chết lưu như trường hợp của tôi. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi chế độ thai sản con chết lưu như thế nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Nhằm giải đáp thắc mắc “Chế độ thai sản con chết lưu như thế nào?”, chúng tôi đã tìm hiểu, tổng hợp các nội dung có liên quan thông qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014
Thai chết lưu là gì?
Thai chết lưu là tình trạng thai nhi chết trước khi sinh, sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Hầu như phụ nữ có thai chết lưu sẽ có một đứa con khỏe mạnh trong thai kỳ tiếp theo. Nếu trong trường hợp thai chết lưu có nguyên nhân là do rối loạn về nhiễm sắc thể hoặc vấn đề về dây rốn, khả năng xảy ra lần nữa sẽ rất thấp.
Nếu nguyên nhân gây ra tình trạng thai chết lưu là một căn bệnh mạn tính ở người mẹ hoặc một rối loạn di truyền của bố mẹ thì nguy cơ khá là cao. Trung bình thì cơ hội mang thai thành công trong tương lai là trên 90%.
Các nguyên nhân gây ra tình trạng thai chết lưu bao gồm:
+ Dị tật bẩm sinh, có hoặc không có sự bất thường về nhiễm sắc thể;
+ Dây rốn bất thường: Tình trạng sa dây rốn, dây rốn ra khỏi âm đạo trước khi em bé được sinh ra, đã ngăn chặn việc cung cấp oxy trước khi em bé có thể tự thở. Dây rốn có nguy cơ thắt, quấn chặt quanh tay chân hoặc cổ của em bé trước khi sổ thai;
+ Nhau thai, nguồn nuôi dưỡng thai bị bất thường. Trong tình trạng nhau bong, nhau thai tách khỏi thành tử cung quá sớm;
+ Bệnh lý ở người mẹ như tiểu đường hoặc huyết áp cao, đặc biệt là tăng huyết áp do mang thai hoặc tiền sản giật;
+ Thai chậm tăng trưởng trong tử cung, khiến thai nhi có nguy cơ tử vong do thiếu dinh dưỡng;
+ Thiếu dinh dưỡng;
+ Tiếp xúc với các tác nhân môi trường như thuốc trừ sâu hoặc carbon monoxide;
+ Ngoài ra còn có các nguyên nhân phổ biến khác như trẻ mắc bệnh Rh
+ Tuổi mang thai cao (trên 35 tuổi), mẹ béo phì, đa thai (sinh đôi hoặc đa sinh), mẹ bị nhiễm độc thai nghén không được điều trị kịp thời, sản phụ bị nhiễm các bệnh do ký sinh trùng như sốt rét, nhiễm khuẩn (giang mai…), nhiễm virus (viêm gan, quai bị, cúm…) cũng làm tăng tỉ lệ thai chết lưu.
Trong thực tế, khoảng 20 – 50% số ca thai chết lưu lại không tìm thấy nguyên nhân, mặc dù đã áp dụng các kỹ thuật thăm khám hiện đại.
Bị lưu thai có được hưởng chế độ thai sản hay không?
Trước khi trả lời cho câu hỏi chế độ thai sản con chết lưu như thế nào thì người phụ nữ phải chắc chắn liệu rằng mình có được hưởng chế độ đó hay không, để làm rõ điều này thì căn cứ Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, điều kiện hưởng chế độ thai sản được quy định như sau:
“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”
Theo đó, trường hợp là lao động nữ mang thai và có đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ thì dù bị lưu thai vẫn đủ điều kiện để được hưởng chế độ thai sản.
Chế độ thai sản con chết lưu như thế nào?
Chế độ thai sản là đặc quyền, quyền lợi của bất cứ bà mẹ nào khi mang thai, vậy trong những trường hợp không may như thai bị chết lưu thì những đặc quyền đó sẽ như nào thì căn cứ theo Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định cụ thể như sau:
“Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.”
Như vậy, mức hưởng trợ cấp chế độ thai sản khi bị lưu thai được xác định theo quy định trên.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Chế độ thai sản con chết lưu như thế nào? chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Chế độ thai sản con chết lưu như thế nào?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ soạn thảo mẫu giấy thừa kế đất đai,… Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Quy định luật hiện hành nghỉ thai sản có đóng bhxh không?
- Nghỉ thai sản có được tính nghỉ lễ không?
- Theo luật định nghỉ thai sản có được hưởng lương không?
Câu hỏi thường gặp
Theo điểm d khoản 1 và khoản 2 Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi bị lưu thai như sau:
“Điều 33. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý
1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.”
Theo đó, trường hợp của bạn bị lưu thai 35 tuần tuổi thì bạn sẽ được nghỉ việc tối đa 50 ngày theo quy định nêu trên.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Theo đó, người lao động quy định tại các điểm b, c và d phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Như vậy, người lao động đáp ứng đủ cả 2 điều kiện tại mục 2.1 và 2.2 kể trên có thể làm hồ sơ hưởng thai sản theo đúng quy định.
Trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản khi người lao động chỉ đáp ứng được 1 trong 2 điều kiện hoặc cả 2 điều kiện kể trên.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
“2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
a) 05 ngày làm việc;
b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.”
Như vậy, thời gian được hưởng chế độ thai sản cho chồng được quy định như trên.