Xin chào LSX. Tôi là Nam, hiện tôi đang làm việc tại Thành phố Hải Phòng. Tôi xin được chia sẻ vấn đề của tôi như sau: Chị gái tôi đã làm tại một Công ty tư nhân tại Trung tâm Thành phố được 05 năm rồi. Trong thời gian đi làm chị tôi có tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) và tham gia đóng đầy đủ cho tới nay. Tuy nhiên, tháng trước chị tôi bị tai nạn giao thông nên đã mất. Vậy Luật sư cho tôi hỏi Chế độ tử tuất cho người đang tham gia BHXH được quy định như thế nào? Tôi xin cảm ơn LSX!
Chúng tôi cảm ơn anh đã gửi câu hỏi. Mời anh cùng LSX tìm hiểu về Chế độ tử tuất cho người đang tham gia BHXH? qua bài viết này.
Chế độ tử tuất được hiểu là gì?
Chế độ tử tuất là 1 trong các chế độ của Bảo hiểm xã hội. Theo đó người tham gia hoặc người thân của người tham gia đóng BHXH sẽ được hưởng các quyền lợi của chế độ tử tuất bao gồm các khoản trợ cấp. Tùy theo điều kiện và thời gian đóng góp vào quỹ BHXH mà người tham gia sẽ nhận được các mức trợ cấp tương ứng.
Căn cứ theo Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 năm 2014 chế độ tử tuất gồm 3 chế độ trợ cấp như sau:
- Trợ cấp mai táng;
- Trợ cấp tuất hàng tháng;
- Trợ cấp tuất một lần;
Chế độ tử tuất cho người đang tham gia BHXH bắt buộc hoặc BHXH tự nguyện?
Do hiện nay người tham gia bảo hiểm xã hội theo 2 hình thức bắt buộc và tự nguyện vậy nên với mỗi hình thức đóng BHXH người tham gia sẽ được hưởng các khoản trợ cấp cụ thể.
Chế độ tử tuất bảo hiểm xã hội bắt buộc
Người tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được hưởng chế độ tử tuất đầy đủ gồm 3 khoản trợ cấp: mai táng, tuất hàng tháng và tuất 1 lần theo quy định. Cụ thể:
Trợ cấp mai táng BHXH bắt buộc
Các nội dung về trợ cấp mai táng được quy định tại Điều 66, Luật Bảo hiểm xã hội ban hành 20/11/2014 , cụ thể như sau:
+ Điều kiện để hưởng trợ cấp mai táng phí
Những người thuộc các trường hợp sau đây sau khi qua đời sẽ được hưởng khoản trợ cấp mai táng:
- Người đang tham gia BHXH bắt buộc là công dân Việt Nam đang trong quá trình đóng Bảo hiểm hoặc bảo lưu BHXH và đã có thời gian tham gia tối thiểu là 12 tháng.
- Người lao động qua đời vì tai nạn lao động, các bệnh nghề nghiệp hoặc trong quá trình điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định thì qua đời.
- Người đang hưởng lương hưu của chế độ hưu trí hoặc đang nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
+ Đối tượng hưởng chế độ trợ cấp mai táng phí
Những người thuộc một trong các nhóm đối tượng ở mục trên mà qua đời thì thân nhân của họ sẽ được hưởng chế độ trợ cấp mai táng theo quy định.
+ Mức hưởng chế độ trợ cấp mai táng
Mức trợ cấp mai táng được tính hưởng bằng 10 lần mức lương cơ sở (mức lương này là ko cố định và có sự điều chỉnh hàng năm) tính tại thời điểm mà đối tượng đáp ứng các điều kiện trên qua đời.
Trợ cấp tử tuất hàng tháng BHXH bắt buộc
Hàng tháng thân nhân của người đủ điều kiện hưởng chế độ tử tuất sẽ nhận được khoản tiền trợ cấp tuất hàng tháng. Đây là mức hỗ trợ sẽ được tính theo tháng kể từ thời điểm người tham gia BHXH qua đời
+ Điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng
Những đối tượng thuộc Khoản 1, Khoản 3 của Điều 66, Luật BHXH 2014 và đáp ứng các điều kiện sau thì được hưởng CĐTT theo hình thức trợ cấp tuất hàng tháng:
- Thời gian tham gia BHXH bắt buộc tối thiểu 15 năm và chưa từng hưởng BHXH một lần.
- Người đang hưởng lương hưu của chế độ hưu trí.
- Người qua đời vì tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
- Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động tối thiểu 61%.
+ Đối tượng được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng
Những đối tượng thuộc 1 trong các trường hợp trên qua đời thì thân nhân của họ được hưởng CĐTT bằng hình thức trợ cấp tuất hàng tháng:
- Con chưa đủ 18 tuổi hoặc đã đủ 18 tuổi nhưng tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, bị hạn chế trong lao động. Con được sinh ra vào thời điểm bố chết, mẹ mới sinh.
- Trường hợp thân thân là vợ/chồng: vợ đủ 55 tuổi trở lên, chồng đủ 60 tuổi trở lên hoặc vợ/chồng dưới độ tuổi này nhưng bị suy giảm khả năng lao động ít nhất là 81%.
- Cha/mẹ đẻ, cha/mẹ đẻ của chồng hoặc vợ và đủ 60 tuổi với nam, 55 tuổi với nữ mà người tham gia BHXH đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng thì qua đời.
- Cha/mẹ đẻ, cha/mẹ đẻ của chồng hoặc vợ, dưới 60 tuổi với nam, dưới 55 tuổi với nữ và bị suy giảm khả năng lao động ít nhất 81%. Đồng thời, người tham gia BHXH đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng họ thì qua đời thì họ được hưởng chế độ tử tuất hưởng theo tháng.
Lưu ý thân nhân thuộc trường hợp vợ/chồng, cha/mẹ, cha/mẹ của chồng hoặc vợ phải có mức thu nhập thấp hơn lương cơ sở tại thời điểm người tham gia BHXH qua đời thì mới được hưởng chế độ tử tuất bằng trợ cấp hàng tháng. Mức trợ cấp này tách biệt với trợ cấp cho người có công với cách mạng.
+ Cách tính chế độ trợ cấp tử tuất hàng tháng
Trường hợp thông thường, mức trợ cấp hàng tháng tính bằng 50% mức lương cơ sở của thời điểm người tham gia BHXH qua đời. Trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức hưởng là 70%.
Trợ cấp tuất một lần
Trợ cấp tuất 1 lần là khoản tiền trợ cấp thực hiện rút duy nhất một lần cho thân nhân của người tham gia BHXH qua đời.
+ Điều kiện và đối tượng hưởng trợ cấp tuất một lần
Các đối tượng thuộc Khoản 1, Khoản 3, Điều 66 của Luật BHXH 2014 mà qua đời và nằm trong các trường hợp sau thì được hưởng trợ cấp tuất một lần:
- Người qua đời không thuộc diện hưởng trợ cấp hàng tháng (không thuộc Khoản 1, Điều 67 của Luật BHXH năm 2014).
- Người qua đời thuộc diện hưởng trợ cấp hàng tháng nhưng không có thân nhân để hưởng trợ cấp hàng tháng thì được hưởng trợ cấp một lần và thực hiện theo Luật thừa kế.
- Ngoại trừ trường hợp thân nhân là con dưới 6 tuổi, hoặc bị suy giảm khả năng lao động ít nhất là 81% thì thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp hàng tháng nếu có mong muốn hưởng trợ cấp một lần thì sẽ được hưởng.
+ Mức tính hưởng trợ cấp tử tuất một lần
Đối với người đang tham gia BHXH, mức hưởng trợ cấp một lần được căn cứ theo số năm đóng BHXH trước khi qua đời
- Trước năm 2014: trợ cấp giai đoạn này mỗi năm bằng 1.5 lần tiền lương bình quân đóng BHXH.
- Kể từ 2014 trở đi: trợ cấp bằng 2 lần tiền lương bình quân đóng BHXH.
Mức trợ cấp sẽ tính bằng tổng hai giai đoạn trên nếu người tham gia trước năm 2014 có đóng BHXH. Trong đó, mức thấp nhất tính bằng 3 lần mức lương bình quân đóng BHXH.
Đối với người đang hưởng lương hưu, mức trợ cấp một lần căn cứ vào thời gian đã hưởng lương hưu:
Nếu 2 tháng đầu tiên hưởng lương hưu mà người hưởng qua đời thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 48 lần mức lương hưu đang hưởng.
Nếu sau 2 tháng đầu mà người hưởng lương hưu qua đời thì cứ hưởng thêm 1 tháng hưu thì mức trợ cấp một lần giảm đi 0.5 lần tháng lương hưu. Mức hưởng thấp nhất không được dưới 3 tháng lương hưu.
Chế độ tử tuất bảo hiểm xã hội tự nguyện
Như vậy người tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hay tự nguyện đều sẽ được hưởng chế độ tử tuất. Theo đó các chế độ tử tuất đối với người tham gia đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm:
- Trợ cấp mai táng
- Trợ cấp tuất một lần.
Trợ cấp mai táng BHXH tự nguyện
Chế độ trợ cấp mai táng có nội dung về đối tượng, điều kiện và mức hưởng quy định tại Điều 80 của Luật BHXH năm 2014.
+ Điều kiện hưởng chế độ trợ cấp mai táng
Người tham gia BHXH tự nguyện và thuộc các trường hợp sau khi qua đời được tính trợ cấp mai táng:
- Thời gian đóng BHXH tự nguyện tối thiểu là 60 tháng.
- Người đang hưởng lương hưu của chế độ hưu trí.
+ Đối tượng hưởng chế độ trợ cấp mai táng
Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện thuộc đối tượng trên qua đời thì thân nhân của họ sẽ được hưởng tiền trợ cấp mai táng.
+ Mức tính hưởng chế độ trợ cấp mai táng
Mức trợ cấp hàng tháng trong trường hợp đối tượng tham gia BHXH tự nguyện bằng 10 lần mức lương cơ sở tính tại thời điểm qua đời. Mức lương cơ sở phải căn cứ vào quy định hiện hành.
Trợ cấp một lần BHXH tự nguyện
Trợ cấp tuất một lần có quy định về điều kiện, đối tượng và mức hưởng tại Điều 81 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
+ Điều kiện, đối tượng hưởng trợ cấp tuất một lần
Người lao động đang tham gia BHXH, đang bảo lưu hoặc đang hưởng lương hưu mà qua đời thì thân nhân của họ được hưởng chế độ tử tuất theo hình thức trợ cấp 1 lần. Chế độ đối với mỗi đối tượng sẽ được hưởng khác nhau.
+ Cách tính chế độ trợ cấp một lần
Đối với người đang tham gia BHXH hoặc đang bảo lưu, mức hưởng chế độ tuất 1 lần được tính căn cứ theo số năm đóng BHXH:
- Giai đoạn trước 2014: mỗi năm đóng BHXH được hưởng trợ cấp bằng 1.5 lần mức lương bình quân đóng BHXH.
- Giai đoạn từ 2014 trở đi: mỗi năm đóng BHXH được hưởng trợ cấp bằng 2 lần mức lương bình quân đóng BHXH.
Người tham gia BHXH có cả hai giai đoạn trên sẽ tính mức hưởng bằng tổng trợ cấp của hai giai đoạn. Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa được đủ một năm sẽ được hưởng chế độ tử tuất một lần tối đa là bằng 2 lần mức lương bình quân tham gia BHXH.
Đối với người đang hưởng lương hưu thì căn cứ vào tổng thời gian đã nhận lương hưu:
Trường hợp qua đời trong 2 tháng đầu tiên hưởng lương hưu thì trợ cấp một lần bằng 48 lần mức lương hưu.
Trường hợp sau 2 tháng hưởng lương hưu mới qua đời thì cứ thêm một tháng, mức hưởng trợ cấp một lần sẽ giảm đi 0.5 tháng lương hưu.
Chế độ tử tuất cho người đang tham gia BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện?
Chế độ tử tuất khi người qua đời có tham gia cả BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện được tính như sau:
Trợ cấp chi phí mai táng
Theo quy định, cả hai trường hợp tham gia BHXH tự nguyện và bắt buộc đều được hưởng trợ cấp mai táng, cụ thể như sau:
+ Điều kiện hưởng trợ cấp
Người tham gia BHXH bắt buộc và tự nguyện khi qua đời được trợ cấp mai táng nếu:
- Thời gian tham gia BHXH bắt buộc ít nhất là 20 tháng. Tổng thời gian tham gia BHXH bắt buộc và tự nguyện ít nhất 60 tháng.
- Qua đời do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc qua đời trong khi đang điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Nghỉ việc hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động hoặc trợ cấp bệnh nghề nghiệp.
- Tòa án nhân dân tuyên bố và xác thực là đã chết.
+ Đối tượng được hưởng trợ cấp
Trợ cấp mai táng là mục đích để hỗ trợ một phần chi phí cho việc tổ chức tang lễ. Vì vậy, người tổ chức mai táng là đối tượng hưởng khoản trợ cấp này.
+ Mức tính hưởng trợ cấp mai táng phí
Mức trợ cấp cho chi phí mai táng tính bằng 10 lần mức lương cơ sở tại thời điểm người tham gia BHXH qua đời. Lương cơ sở theo quy định hiện hành của Luật BHXH.
Chế độ trợ cấp tử tuất hàng tháng
Người tham gia BHXH bắt buộc và tự nguyện nếu đủ điều kiện thì khi qua đời, người thân được hưởng trợ cấp hàng tháng.
+ Điều kiện hưởng chế độ tử tuất hàng tháng
Người tham gia BHXH thuộc các trường hợp sau đây thì đủ điều kiện hưởng chế độ tử tuất hàng tháng khi qua đời:
- Thời gian đóng BHXH ít nhất là 15 năm. Trường hợp không đủ 5 năm, còn thiếu không quá 6 tháng thì người thân được đóng tiếp vào quỹ hưu trí, tử tuất cho đủ thời gian để hưởng trợ cấp.
- Qua đời do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc do rủi ro trong khi điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
- Người đang hưởng lương hưu và đã từng có ít nhất 15 năm đóng BHXH.
+ Đối tượng hưởng trợ cấp tử tuất hàng tháng
Người được hưởng chế độ tử tuất theo hình thức trợ cấp hàng tháng là thân nhân của người tham gia BHXH khi đáp ứng đủ các điều kiện trên, bao gồm:
- Con chưa đủ 18 tuổi hoặc đã đủ 18 tuổi nhưng tỷ lệ suy giảm khả năng lao động ít nhất là 81%. Con vừa sinh thì bố mất, mẹ mới sinh.
- Vợ đủ 55 tuổi trở lên, chồng đủ 60 tuổi trở lên hoặc trường hợp dưới tuổi nhưng bị suy giảm khả năng lao động tối thiểu 81%.
- Cha/mẹ đẻ, cha/mẹ của chồng hoặc vợ hoặc thành viên khác mà người tham gia BHXH đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng thì qua đời. Đồng thời quy định độ tuổi với nam là 60 tuổi trở lên, nữ 55 trở lên.
- Cha/mẹ đẻ, cha/mẹ của chồng hoặc vợ hoặc thành viên khác mà người tham gia BHXH đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng thì qua đời, nam dưới 60 tuổi, nữ dưới 55 tuổi nhưng bị suy giảm lao động ít nhất 81%.
+ Mức hưởng trợ cấp tử tuất hàng tháng
Mức hưởng trợ cấp tử tuất hàng tháng được tính theo trường hợp người tham gia BHXH bắt buộc. Căn cứ tính dựa vào mức lương cơ sở thời điểm người tham gia BHXH qua đời.
Chế độ trợ cấp tuất một lần
Trợ cấp một lần trong trường hợp tham gia cả BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện được căn cứ vào Khoản 5, 6 của Điều 12, Mục 3 của Nghị định 115/2015/NĐ-CP và Khoản 4, 5, Điều 8, Mục 2 của Nghị định 134/2015/NĐ-CP.
+ Điều kiện, đối tượng hưởng trợ cấp một lần
Người tham gia BHXH sau khi qua đời thì thân nhân của họ được hưởng chế độ tử tuất theo hình thức trợ cấp một lần:
- Người qua đời không thuộc diện thân nhân được hưởng trợ cấp hàng tháng.
- Người qua đời thuộc diện hưởng trợ cấp hàng tháng nhưng không có thân nhân để hưởng trợ cấp hàng tháng.
- Trừ trường hợp con dưới 6 tuổi, con, vợ hoặc chồng bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp hàng tháng mà có nhu cầu hưởng trợ cấp một lần thì làm thủ tục hưởng.
+ Mức hưởng trợ cấp tử tuất một lần
Trường hợp người tham gia đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu, đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với khả năng suy giảm lao động tối thiểu là 61% và chưa từng hưởng BHXH một lần:
- Giai đoạn trước 2014: mức trợ cấp tính bằng 1.5 lần mức lương bình quân.
- Giai đoạn từ 2014 trở đi: mức trợ cấp bằng 2 lần mức lương bình quân.
Trường hợp người qua đời đang hưởng lương hưu:
- Nếu thời gian qua đời rơi vào 2 tháng đầu hưởng lương hưu: trợ cấp tính bằng 48 lần mức lương hưu.
- Nếu thời điểm qua đời rơi vào sau 2 tháng đầu nhận lương hưu: cứ thêm 1 tháng thì trợ cấp 1 lần giảm 0.5 lần mức lương hưu.
Lưu ý: Mức trợ cấp của chế độ tử tuất hưởng một lần tối thiểu bằng 3 lần mức lương đóng BHXH bình quân theo quy định.
(Căn cứ vào Điều 12, Mục 3 của Nghị định 115/2015/NĐ-CP và Điều 8, Mục 2 của Nghị định 134/2015/NĐ-CP).
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ luật lao động tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Chế độ tử tuất cho người đang tham gia BHXH?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về luật thừa kế đất đai mới nhất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thủ tục ly hôn khi đang làm việc ở nước ngoài năm 2023 như thế nào?
- Hợp đồng xây dựng nhà ở được quy định như thế nào?
- Đang trong thời gian thử việc người lao động có được thưởng tết không?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại Điều 112 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về giải quyết hưởng chế độ tử tuất như sau:
“Điều 112. Giải quyết hưởng chế độ tử tuất
1. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày người bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng chết thì thân nhân của họ nộp hồ sơ quy định tại Điều 111 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bị chết thì thân nhân nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 111 của Luật này cho người sử dụng lao động.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ thân nhân của người lao động, người sử dụng lao động nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 111 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho thân nhân của người lao động. Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
Trợ cấp mai táng: Người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp mai táng thì người lo mai táng được nhận khoản trợ cấp này.
Trợ cấp tuất hằng tháng: Quy định tại khoản 2 Điều 67 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì thân nhân được nhận bao gồm:
+ Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;
+ Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. Thân nhân hưởng tuất hàng tháng (trừ đối tượng con dưới 18 tuổi hoặc từ 18 tuổi bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên) phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở. Thu nhập theo quy định tại Luật này không bao gồm khoản trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
Trợ cấp tuất một lần
+ Thân nhân không thuộc đối tượng hưởng trợ cấp tuất hằng tháng
+ Thân nhân thuộc đối tượng hưởng trợ cấp tuất hằng tháng nhưng có yêu càu hưởng trợ cấp tuất một lần (trừ trường hợp con dưới 6 tuổi, vợ/chồng/con bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên).
+ Người thừa kế theo pháp luật về thừa kế trong trường hợp không có thân nhân.
Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng được thực hiện từ tháng liền kề sau tháng người lao động chết. Trường hợp khi bố chết mà mẹ đang mang thai thì thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng của con tính từ tháng con được sinh ra.