Ngoài cơ quan tiến hành tụng và người tiến hành tố tụng thực hiện việc giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự còn có các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác tham gia vào vụ việc dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc hỗ trợ cơ quan tiến hành tố tụng trong việc giải quyết vụ việc dân sự. Trong đó có thể kể đến chi nhánh, pháp nhân,.. cũng gặp nhiều trường hợp cần tham gia tố tụng. Vậy Chi nhánh có đương nhiên là đương sự tham gia tố tụng không? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
Đương sự trong vụ việc dân sự gồm những ai
Theo quy định của điều 68 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
Điều 68. Đương sự trong vụ việc dân sự
1. Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Đương sự trong việc dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
2. Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.
Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn.
3. Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.
4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
5. Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là người yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý làm căn cứ phát sinh quyền, nghĩa vụ về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
6. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự là người tuy không yêu cầu giải quyết việc dân sự nhưng việc giải quyết việc dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc đương sự trong việc dân sự đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Trường hợp giải quyết việc dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự.
Quy định về chi nhánh
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân, kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền.
Pháp nhân có thể đặt chi nhánh ở nơi khác với nơi đặt trụ sở của pháp nhân. Chi nhánh không phải là pháp nhân. Người đứng đầu chỉ nhánh thực hiện nhiệm vụ theo uỷ quyền của pháp nhân và theo đó, pháp nhân có các quyền và nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch do chỉ nhánh xác lập, thực hiện.
Trong lĩnh vực thương mại, Luật thương mại không có quy định về chỉ nhánh của thương nhân Việt Nam mà chỉ quy định về chỉ nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó, chỉ nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân, được thành lập và hoạt động thương mại tại nơi đặt chỉ nhánh theo quyết định của nhà nước. Thương nhân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của chi nhánh, Chi nhánh của thương nhân khác với văn phòng đại diện của thương nhân. Chỉ nhánh được thành lập và hoạt động thương mại, giao dịch, kí kết hợp đồng thương mại phù hợp với nội dung và hoạt động được quy định trong giấy phép. Văn phòng đại diện của thương nhân được thành lập để xúc tiến thương mại mà không được mua bán, cung ứng dịch vụ thương mại.
Chi nhánh có đương nhiên là đương sự tham gia tố tụng không?
Căn cứ Điều 87 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“Điều 87. Trách nhiệm dân sự của pháp nhân
1. Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.”
Người đại diện bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền theo quy định tại Điều 137, Điều 138 Bộ luật dân sự 2015. Trong đó:
Điều 137 Bộ luật dân sự 2015 quy định Đại diện theo pháp luật của pháp nhân như sau:
“1. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm:
a) Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ;
b) Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật;
c) Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.”
Khoản 1 Điều 138 Bộ luật dân sự 2015 quy định đại diện theo ủy quyền
“Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.”
Như vậy, trường hợp này pháp nhân chỉ có thể ủy quyền cho người đứng đầu chi nhánh thực hiện giao dịch dân sự. Theo đó, pháp nhân chịu trách nhiệm về những gì người đại diện theo ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền theo Khoản 2 Điều 567 Bộ luật dân sự 2015.
Ngoài ra, căn cứ Điều 69 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự
“1. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự là khả năng có các quyền, nghĩa vụ trong tố tụng dân sự do pháp luật quy định. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực pháp luật tố tụng dân sự như nhau trong việc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự.
…
7. Đương sự là cơ quan, tổ chức do người đại diện hợp pháp tham gia tố tụng.”
Như vậy, chi nhánh, giám đốc chi nhánh không thể tự mình tham gia quan hệ pháp luật tố tụng mà có thể tham gia khi được pháp nhân và người đứng đầu pháp nhân ủy quyền
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Chi nhánh có đương nhiên là đương sự tham gia tố tụng không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đổi tên giấy khai sinh, căn cước công dân phải mặc áo gì, cấp thẻ Căn cước công dân tại chỗ ở của công dân, mất năng lực hành vi dân sự,… của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Thẩm định tại chỗ trong tố tụng dân sự được quy định như thế nào?
- Hướng dẫn viết đơn ly hôn theo quy định mới nhất 2022
- Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai được xác lập khi nào?
Câu hỏi thường gặp
Tại Điều 92 Bộ luật Dân sự quy định: Chi nhánh của pháp nhân là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, có trách nhiệm thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của pháp nhân kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Chi nhánh không phải là pháp nhân, người đứng đầu chi nhánh thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền. Pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh xác lập, thực hiện.
Tại Điều 93 Bộ luật Dân sự quy định về trách nhiệm dân sự của pháp nhân thì: Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.
Đối với pháp nhân là Công ty thì chi nhánh chỉ là đơn vị phụ thuộc, không thể độc lập tham gia quan hệ dân sự, khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự, Chi nhánh và người đứng đầu của chi nhánh chỉ là đại diện cho pháp nhân, phải nhân danh pháp nhân và chịu trách nhiệm thực hiện các công việc theo ủy quyền đúng thời hạn và phạm vi ủy quyền.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; Người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Người đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự