Hiện nay, rất nhiều trường hợp cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp vay tiền nhưng lại không được trả nợ như thỏa thuận. Nếu số tiền tương đối cao, việc đòi nợ bằng lời nói không thể giải quyết được thì nhiều người sẽ suy nghĩ đến lựa chọn khởi kiện lên Tòa án để yêu cầu trả nợ bằng pháp lý. Một điều mà nhiều người quan tâm khi khởi kiện đòi nợ đó là chi phí khởi kiện là bao nhiêu. Vậy, Chi phí khởi kiện đòi nợ hiện nay là bao nhiêu? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
Thời hiệu khởi kiện đòi nợ
Tại Khoản 3 Điều 150 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
“Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.“
Theo đó, nếu muốn khởi kiện đòi nợ thì phải trong thời hạn được phép khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Nếu hết thời hạn đó thì sẽ mất quyền khởi kiện.
Về thời hiệu khởi kiện nếu có tranh chấp về hợp đồng, Điều 429 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu cần biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Việc vay nợ theo quy định của Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015 là thỏa thuận giữa các bên. Hiện nay pháp luật không quy định cụ thể hình thức của việc vay nợ nên có thể được thể hiện bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể.
Vì vay nợ là sự thỏa thuận của các bên nên việc vay nợ dù được thể hiện bằng hình thức nào thì cũng được coi là một dạng của hợp đồng vay tài sản. Do đó, vẫn áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng là 03 năm kể từ ngày bên vay tiền không thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo đúng thỏa thuận với bên cho vay.
Thủ tục khởi kiện đòi nợ thực hiện thế nào?
Khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì người đó có thể tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện (Căn cứ Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).
Theo đó, nếu một người cho người khác vay tiền nhưng đến hạn trả nợ thì người vay không trả, người cho vay có thể khởi kiện ra Tòa để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Hồ sơ cần chuẩn bị
Để thực hiện được việc khởi kiện đòi nợ, người cho vay phải gửi đơn khởi kiện đến Tòa án. Theo đó, hồ sơ cần nộp gồm:
– Đơn khởi kiện.
– Bản sao Hợp đồng vay tiền, Giấy vay tiền… (nếu có).
– Bản sao chứng thực Giấy tờ tùy thân như Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, Căn cước công dân, sổ hộ khẩu… của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan…
– Các tài liệu, chứng cứ khác.
Tòa án có thẩm quyền tiếp nhận yêu cầu khởi kiện
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.
Đồng thời, theo điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án nhân dân nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.
Căn cứ các quy định trên, người cho vay nếu muốn khởi kiện đòi nợ thì có thể gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người vay cư trú hoặc làm việc.
Lưu ý: Nơi cư trú là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
Cách thức nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa
Khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định các phương thức người cho vay có thể gửi đơn khởi kiện cùng tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền gồm:
– Nộp trực tiếp tại Tòa;
– Gửi theo đường dịch vụ bưu chính đến Tòa án;
– Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử thông qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có). Người khởi kiện phải truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Tòa án điền đầy đủ nội dung đơn khởi kiện, ký điện tử và gửi đến Tòa án (căn cứ khoản 1 Điều 16 Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP).
Thời gian giải quyết khởi kiện đòi nợ
Việc giải quyết đơn khởi kiện và yêu cầu khởi kiện đòi nợ được quy định tại các Điều từ 191 đến 220 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Cụ thể:
– Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án sẽ phân công Thẩm phán xem xét đơn này trong thời gian 03 ngày làm việc.
– Trong thời gian 05 ngày kể từ ngày được phân công, Thẩm phán sẽ đưa ra quyết định sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; thụ lý vụ án; chuyển cho đơn vị khác hoặc trả lại đơn khởi kiện.
– Sau khi đơn khởi kiện được tiếp nhận, xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền thì Thẩm phán sẽ thông báo cho người khởi kiện đến nộp tiền tạm ứng án phí (nếu có). Người này phải nộp trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được giấy báo và nộp lại biên lai cho Tòa.
– Trong thời hạn 03 ngày, Thẩm phán thông báo về việc thụ lý vụ án.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án.
– Chuẩn bị xét xử trong thời gian 04 tháng. Trong thời gian này, Tòa sẽ tiến hành lập hồ sơ vụ án, thu thập chứng cứ, hòa giải… Nếu vụ án phức tạp hoặc có tình tiết bất khả kháng, trở ngại khách quan thì có thể gia hạn nhưng không quá 02 tháng.
– Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Tòa sẽ mở phiên tòa.
Như vậy có thể thấy, nếu không có tình tiết phức tạp thì một vụ án khởi kiện đòi nợ có thể kéo dài trong khoảng 06 tháng; nếu phức tạp thì có thể kéo dài trong khoảng 08 tháng.
Chi phí khởi kiện đòi nợ hiện nay là bao nhiêu?
Khi khởi kiện đòi nợ nói riêng và khởi kiện nói chung thì người khởi kiện phải nộp tạm ứng án phí và tùy vào kết quả sau khi xét xử để xác định người nào phải nộp án phí.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 thì khi đòi nợ thì vụ án dân sự thuộc trường hợp có giá ngạch. Do đó, căn cứ vào giá trị của tài sản vay nợ hoặc số tiền vay để xác định mức án phí phải nộp.
Khoản 3 Điều 24 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định: Vụ án dân sự có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự là một số tiền hoặc là tài sản có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể.
Căn cứ Điều 7 và Danh mục án phí, lệ phí tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định mức án phí và tạm ứng án phí sơ thẩm đối với vụ án có giá ngạch được quy định như sau:
TT | Tên án phí | Mức án phí | Tạm ứng án phí |
I | Án phí dân sự sơ thẩm | ||
1 | Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch | ||
a | Từ 06 triệu đồng trở xuống. | 300.000 đồng | Bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch. |
b | Từ trên 06 – 400 triệu đồng. | 5% giá trị tài sản có tranh chấp. | Bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch. |
c | Từ trên 400 – 800 triệu đồng. | 20 triệu đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400 triệu đồng. | Bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch. |
d | Từ trên 800 triệu đồng – 02 tỷ đồng. | 36 triệu đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800 triệu đồng. | Bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch. |
đ | Từ trên 02 – 04 tỷ đồng. | 72 triệu đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 02 tỷ đồng. | Bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch. |
e | Từ trên 04 tỷ đồng. | 112 triệu đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 04 tỷ đồng. | Bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch. |
2 | Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch | ||
a | Từ 60 triệu đồng trở xuống. | 03 triệu đồng | Bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch. |
b | Từ trên 60 – 400 triệu đồng. | 5% của giá trị tranh chấp. | Bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch. |
c | Từ trên 400 – 800 triệu đồng. | 20 triệu đồng + 4% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 400 triệu đồng. | Bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch. |
d | Từ trên 800 triệu đồng – 02 tỷ đồng. | 36 triệu đồng + 3% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 800 triệu đồng. | Bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch. |
đ | Từ trên 02 – 04 tỷ đồng. | 72 triệu đồng + 2% của phần giá trị tranh chấp vượt 02 tỷ đồng. | Bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch. |
e | Từ trên 04 tỷ đồng. | 112 triệu đồng + 0,1% của phần giá trị tranh chấp vượt 04 tỷ đồng. | Bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch. |
3 | Đối với tranh chấp về lao động có giá ngạch | ||
a | Từ 06 triệu đồng trở xuống. | 300.000 đồng | Bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí trong vụ án dân sự không có giá ngạch. |
b | Từ trên 06 – 400 triệu đồng. | 3% giá trị tranh chấp, nhưng không thấp hơn 300.000 đồng. | Bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí trong vụ án dân sự không có giá ngạch. |
c | Từ trên 400 triệu đồng – 02 tỷ đồng. | 12 triệu đồng + 2% của phần giá trị có tranh chấp vượt quá 400 triệu đồng. | Bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí trong vụ án dân sự không có giá ngạch. |
d | Từ trên 02 tỷ đồng | 44 triệu đồng + 0,1% của phần giá trị có tranh chấp vượt 02 tỷ đồng. | Bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí trong vụ án dân sự không có giá ngạch. |
II | Án phí dân sự phúc thẩm | ||
1 | Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động. | 300.000 đồng | 300.000 đồng |
2 | Tranh chấp về kinh doanh, thương mại. | 02 triệu đồng | 02 triệu đồng |
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Chi phí khởi kiện đòi nợ hiện nay là bao nhiêu năm 2023?”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý, thông tin pháp lý khác như liên quan đến mẫu sơ yếu lý lịch 2023 Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Khi thực hiện việc khởi kiện để đòi nợ thì người cho vay phải làm đơn khởi kiện gửi đến Tòa án. Theo quy định tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì đơn khởi kiện cần có các nội dung sau đây:
– Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
– Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
– Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện.
– Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ.
– Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện. Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
– Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc của người này thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng;
– Yêu cầu đòi nợ.
– Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
– Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
…
Tại điểm đ khoản 1 Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:
“Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong trường hợp nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng chi phí tố tụng theo quy định.“
Tại Điều 218 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đương sự được quyền khởi kiện lại vụ án dân sự trong các trường hợp sau:
– Đình chỉ giải quyết vì nguyên đơn vắng mặt lần thứ hai nhưng có lý do hợp lệ;
– Người khởi kiện đã có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;
– Yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu mà theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại;
– Đã có đủ điều kiện khởi kiện.
Như vậy, chậm nộp án phí không thuộc các trường hợp được khởi kiện lại sau khi bị đình chỉ giải quyết nên bạn không có quyền khởi kiện lại.