Chi phí thành lập công ty cổ phần năm 2022 hết bao nhiêu?

bởi TranQuynhTrang
Thủ tục làm giấy chứng nhận độc thân

Chi phí thành lập công ty hay lệ phí thành lập doanh nghiệp luôn là băn khoăn của hầu hết các tổ chức hay cá nhân đang có dự định thành lập công ty. Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ gửi đến bạn nội dung quy định pháp luật về chi phí thành lập công ty cổ phần. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích cho bạn đọc

Chi phí thành lập công ty cổ phần

Trước khi tìm hiểu về chi phí thành lập công ty cổ phần, hãy tìm hiểu quy định pháp luật về điều kiện thành lập công ty cổ phần là gì?

Để mở công ty cổ phần, bạn cần lưu ý các điều kiện và quy định sau:

  • Phải thỏa các điều kiện khi làm thủ tục thành lập doanh nghiệp như tên công ty, địa chỉ trụ sở, vốn điều lệ, ngành nghề đăng ký kinh doanh… Bạn có thể tham khảo thêm tại đây;
  • Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần, giá trị của mỗi cổ phần là do công ty quyết định;
  • Cổ đông là các cá nhân hoặc tổ chức sở hữu cổ phần. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn cam kết góp.

Nhìn chung, loại hình công ty cổ phần được nhiều ưu thế hơn trong các vấn đề về chuyển nhượng cổ phần, phát hành cổ phiếu, giao dịch chứng khoán và khả năng huy động vốn bởi không giới hạn số lượng cổ đông tham gia góp vốn. Tuy nhiên, các ưu thế đó cũng là lý do khiến cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần khá phức tạp, dẫn đến các quy định của pháp luật cho loại hình này cũng chặt chẽ hơn. Dù vậy, đây vẫn là loại hình phổ biến và được nhiều doanh nghiệp chọn lựa thành lập.

Kế toán chi phí thành lập công ty cổ phần.

Thực tế, khi tiến hành đăng ký thành lập công ty cổ phần, cá nhân, tổ chức phải bỏ ra các chi phí sau:

  • Phí, lệ phí nộp tại Sở kế hoạch đầu tư (lệ phí đăng ký, phí công bố);
  • Phí làm con dấu (dấu tròn, dấu chức danh, dấu chữ ký);
  • Phí mua chữ ký số;
  • Chi phí mở tài khoản ngân hàng;
  • Phí in hóa đơn;
  • Phí đặt dấu tên (không bắt buộc)
  • Phí công bố thông tin doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia;
  • Phí dịch vụ khai thuế ban đầu;
  • Phí dịch vụ thành lập doanh nghiệp.

Trong đó, chỉ có phí, chi phí thành lập công ty cổ phần nộp tại Sở kế hoạch đầu tư được quy định rõ ràng tại Thông tư số 215/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính và Thông tư số 130/2017/TT-BTC. Các loại phí, chi phí khác theo thỏa thuận giữa đơn vị cung cấp dịch vụ và khách hàng hoặc theo bảng giá định sẵn của đơn vị cung cấp dịch vụ.

Các loại chi phí về thuế phải đóng trong năm sau khi thành lập công ty cổ phần.

Ngoài chi phí thành lập công ty cổ phần ban đầu, doanh nghiệp cũng cần lưu ý về những khoản đóng thuế sau khi thành lập doanh nghiệp.

1/ Thuế môn bài 2.000.000 hoặc 3.000.000 VND / năm tùy theo vốn điều lệ công ty

  • Vốn điều lệ dưới 10 tỷ: thuế môn bài 2.000.000 VND/năm
  • Vốn điều lệ trên 10 tỷ: thuế môn bài 3.000.000 VND/năm

2/ Thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Mức thuế này đóng dựa trên sự chênh lệch thuế GTGT từ doanh thu hàng hóa dịch vụ bán ra xuất từ hóa đơn đỏ và chi phí mua hàng hóa dịch vụ có hóa đơn đỏ của công ty.

Thuế GTGT phải đóng = Thuế GTGT từ Doanh thu – Thuế GTGT từ Chi phí.

Do vậy kinh doanh, nhà đầu tư cần phải cân đối chi phí đầu ra đầu vào cho hợp lý để giảm số tiền đóng thuế VAT. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp sử dụng hóa đơn trực tiếp hoặc hóa đơn thông thường thì không phải nộp.

3/ Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp hằng năm từ 20-25% lợi nhuận doanh nghiệp. Loại thuế này nộp khi doanh nghiệp hoạt động có lãi và kết thúc năm tài chính.

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp là 20-25% dựa trên mức chênh lệch (doanh thu thuần) giữ doanh thu bán hàng cung ứng dịch vụ và các khoản chi phí có giấy tờ hợp lệ. Nếu doanh thu thuần nhỏ hơn 0 tức doanh nghiệp bị lỗ thì sẽ không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

4/ Thuế bảo vệ môi trường

Thuế bảo vệ môi trường sử dụng cho mục đích cải tạo môi trường, xử lý chất thải nơi doanh nghiệp hoạt động. (Nếu doanh nghiệp không kinh doanh ảnh hưởng tới môi trường thì không cần nộp).

5/ Thuế xuất nhập khẩu

Chỉ phải nộp khi doanh nghiệp của bạn hoạt động có liên quan tới lĩnh vực xuất nhập khẩu.

6/ Thuế sử dụng đất

Thuế sử dụng đất chỉ đóng khi doanh nghiệp thuê đất của nhà nước.

Ngoài các loại thuế cơ bản trên thì tùy thuộc vào từng loại hình kinh doanh mà doanh nghiệp còn phải đóng thêm các loại thuế như: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên…

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “ Chi phí thành lập công ty cổ phần năm 2022 hết bao nhiêu?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục thành lập công ty ở Việt Nam; cách tra cứu quy hoạch xây dựng, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

FaceBook: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Công ty cổ phần là gì?

Theo quy định tại Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020, Công ty cổ phần (Công ty CP) là doanh nghiệp, trong đó:
– Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
– Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
– Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
– Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.
– Công ty cp có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Công ty cp có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.

Vốn điều lệ của công ty cổ phần có đặc điểm gì?

Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.
Vốn điều lệ của công ty cp được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phiếu. Tổ chức hoặc cá nhân tham gia vào công ty bằng cách mua cổ phiếu, có thể mua một hoặc nhiều cổ phiếu.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm