Đấu thầu có hai hình thức cơ bản đó là tự tổ chức đấu thầu và thuê tư vấn đấu thầu. Hình thức thuê tư vấn đấu thầu thường được sử dụng nhiều hơn bởi nó do một bên thứ ba có kinh nghiệm trong lĩnh vực đấu thầu, mời thầu thực hiện. Khi sử dụng hình thức thuê tư vấn đấu thầu thì nhà đầu tư có thể lựa chọn được những thương nhân cùng hợp tác phù hợp với những tiêu chí mình đưa ra. Vậy chi phí thuê tư vấn lập hồ sơ mời thầu? Quy định về thuê tư vấn lập hồ sơ mời thầu ra sao? Bài viết “Chi phí thuê tư vấn lập hồ sơ mời thầu” dưới đây của Luật sư X sẽ giúp bạn hiểu rõ vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là hồ sơ mời thầu?
Theo khoản 29 và khoản 30 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 quy định hồ sơ mời thầu và hồ sơ yêu cầu như sau:
– Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
– Hồ sơ yêu cầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ đề xuất và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ đề xuất nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
Các loại chi phí khi đấu thầu
Quy định về quản lý, sử dụng chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ được hướng dẫn bởi Thông tư 190/2015/TT-BTC.
Theo Điều 4 Thông tư 190/2015/TT-BTC quy định về chi phí trong quá trình lựa chọn như sau:
“Điều 4. Chi phí trong quá trình lựa chọn
- Chi phí lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời nhà thầu sơ tuyển.
- Chi phí lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
- Chi phí thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển.
- Chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
- Chi phí đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển.
- Chi phí đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.
- Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu.”
Chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư
– Chi phí liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và tham dự thầu thuộc trách nhiệm của nhà đầu tư;
– Chi phí liên quan đến quá trình lựa chọn nhà đầu tư được bố trí từ vốn nhà nước, các nguồn vốn hợp pháp khác và được xác định trong tổng mức đầu tư;
– Nhà đầu tư được lựa chọn thực hiện dự án phải trả chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư;
– Hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được bán cho nhà đầu tư.
Chi phí thuê tư vấn lập hồ sơ mời thầu
Đối với chi phí lập tư vấn trực tiếp
Chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu:
a) Chi phí lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng;
b) Chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.
Đối với chi phí trong giai đoạn tư vấn trực tiếp này đã được quy định mức phí cụ thể , mức phí này được tính dựa trên giá của gói thầu nhưng lại bị hạn chế giữa hạn mức tối đa và tối thiểu. Mức tỉ lệ tính ở đây là bằng 0.1% đối với giá gói thầu trong từng trường hợp đấu thầu
Đối với việc thuê tư vấn
Việc xác định chi phí dựa trên các nội dung và phạm vi công việc, thời gian thực hiện, năng lực kinh nghiệm của chuyên gia tư vấn và các yếu tố khác.
Đối với nội dung về thuê tư vấn sẽ được tính toán dựa trên phạm vi công việc, nội dung tư vấn cụ thể. Bên cạnh đó cần tính đến năng lực của chuyên gia tư vấn để dự thảo tính phí đối với vấn đề về việc thuê chuyên gia tư vấn khi thiết lập hồ sơ mời thầu
Về chi phí trong trường hợp thuê tư vấn đấu thầu
Chi phí quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này áp dụng đối với trường hợp chủ đầu tư, bên mời thầu trực tiếp thực hiện. Đối với trường hợp thuê tư vấn đấu thầu để thực hiện các công việc nêu tại các Khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này, việc xác định chi phí dựa trên các nội dung và phạm vi công việc, thời gian thực hiện, năng lực kinh nghiệm của chuyên gia tư vấn và các yếu tố khác.
Mời bạn xem thêm
- Chi phí chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất sản xuất kinh doanh 2023
- Thủ tục đăng ký hệ thống mạng đấu thầu như thế nào?
- Quy định về cam kết tín dụng trong đấu thầu
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật xây dựng Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Chi phí thuê tư vấn lập hồ sơ mời thầu“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến tư vấn pháp lý về đơn xin tạm ngừng kinh doanh cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 9 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ, chi phí lập HSMT, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.
Theo quy định tại Khoản 7, Điều 9 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ, chi phí quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này áp dụng đối với trường hợp chủ đầu tư, bên mời thầu trực tiếp thực hiện.
Đối với trường hợp thuê tư vấn đấu thầu để thực hiện các công việc nêu tại các Khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này, việc xác định chi phí dựa trên các nội dung và phạm vi công việc, thời gian thực hiện, năng lực kinh nghiệm của chuyên gia tư vấn và các yếu tố khác.
Theo quy định của Luật đấu thầu năm 2013 quy định về chi phí trong đấu thầu như sau:
Chi phí trong lựa chọn nhà thầu bao gồm:
a) Chi phí liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và tham dự thầu thuộc trách nhiệm của nhà thầu;
b) Chi phí liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu được xác định trong tổng mức đầu tư hoặc dự toán mua sắm;
c) Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được phát miễn phí cho nhà thầu;
d) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được bán hoặc phát miễn phí cho nhà thầu.
Chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư bao gồm:
a) Chi phí liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và tham dự thầu thuộc trách nhiệm của nhà đầu tư;
b) Chi phí liên quan đến quá trình lựa chọn nhà đầu tư được bố trí từ vốn nhà nước, các nguồn vốn hợp pháp khác và được xác định trong tổng mức đầu tư;
c) Nhà đầu tư được lựa chọn thực hiện dự án phải trả chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư;
d) Hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được bán cho nhà đầu tư.