Cách cho vay lãi cao mà không vi phạm pháp luật

bởi Luật Sư X
Cách cho vay lãi cao mà không vi phạm pháp luật

Hiện nay có rất nhiều ngành nghề kinh doanh kiếm lợi nhuận, một trong số đó lựa chọn phương án sử dụng nguồn tiền “nhàn rỗi” của mình để cho vay như một “phương án kinh doanh”. Mục đích của việc cho vay là lợi nhuận phát sinh. Bởi vậy, lãi càng cao, chủ nợ lại càng thích. Tuy nhiên, nếu lãi suất cho vay này vượt quá mức quy định của pháp luật sẽ bị phạt đấy nhé. Hãy tìm hiểu bài viết dưới đây của Luật sư X để biết thêm về quy định xử phạt hành vi cho vay nặng lãi!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Có được cho phép vay tiền với lãi xuất cao ?

Cho vay tiền là một giao dịch dân sự (Hợp đồng cho vay tài sản) được quy định trong bộ luật dân sự 2015. Đã là giao dịch dân sự, tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên là một trong những nguyên tắc của quan hệ này. Tuy nhiên, mặc dù nguyên tắc này được Bộ luật dân sự thừa nhận, nhưng một số trường hợp, thỏa thuận vẫn phải “đúng luật” nhằm đảm bảo quyền, lợi ích cũng như đảm bảo việc quản lý xã hội một cách hiệu quả. 

Quy định về lãi suất cho vay trong giao dịch dân sự cũng được đề ra rất chặt chẽ cụ thể được quy định tại điều 468 Bộ luật Dân sự 2015:

”1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác…

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.”

Theo đó, hai bên tự thỏa thuận với nhau về mức lãi suất tính trên tổng giá trị cho vay nhưng mức lãi suất cao nhất là 20%/năm, tương đương với mỗi tháng không được vượt quá 1,666% lãi suất. 

Việc cho vay lãi suất này sẽ có rủi ro trong việc phát sinh tranh chấp đòi nợ sau này. Khi khởi kiện đòi nợ đối với những giao dịch lãi suất cao hơn 20% trên năm,  Tòa án sẽ không thừa nhận cũng như bảo vệ phần lãi suất vượt quá đối với khoản tiền cho vay của bạn. Tuy nhiên, có phải lúc nào cũng phải “nhờ” Tòa án giải quyết phải không nào ? 

Cho vay lãi quá cao, cần thẩn phạm tội

Có hai hình thức xử phạt đối với hành vi cho vay lãi suất vượt quá mức lãi suất quy định tại bộ luật dân sự là xử phạt hành chính hoặc dân sự tùy thuộc vào mức lãi suất cho vay cũng như các tình tiết tăng nặng khác. 

Trường hợp cho vay có cầm cố tài sản với lãi suất vượt quá 150% lãi suất do Ngân hàng nhà nước quy định thì bạn sẽ bị xử phạt hành chính. Lưu ý con số 150% này là vượt quá so với lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước được công bố tại thời điểm thực hiện giao dịch cho vay. Được quy định cụ thể tại Điều 11 Nghị định NĐ167/2013/NĐ-CP: 

Điều 11: Vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: 

d) Cho vay tiền có cầm cố tài sản, nhưng lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay

Trường hợp bạn cho vay tiền quá “nặng” lãi so với lãi suất được quy định tại luật dân sự thì có nguy cơ bị xử phạt hình sự. Hình thức xử phạt này sẽ được đặt ra nếu đồng thời bạn vừa cho vay nặng lãi gấp 5 lần lãi suất dân sự (tức là 100% lãi suất trong 1 năm ) vừa phải có thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng; Hoặc cho vay lãi gấp 5 lần quy định tại Bộ luật dân sự đồng thời trước đó đã bị kết án tội này chưa được xóa án tích. Mức xử phạt sẽ tùy vào giá trị người cho vay nặng lãi phát sinh thu lợi bất chính. Quy định cụ thể tại Điều 201 Bộ luật hình sự 2015: 

Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Mức phạt cao nhất cho tội phạm này là phạt tù đến 3 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền lên đến 100.000.000 đồng cấm đảm nhiệm chức vụ, làm công việc nhất định đến 5 năm. 

Như vậy, sẽ có các lựa chọn cho bạn khi tiến hành cho vay:

  • Vay an toàn, tránh rủi ro: Cho vay với mức lãi cao nhất là 20%/ năm
  • Vay không an toàn, lãi cao:
    • Cho vay với lãi suất trong khoảng từ 20% đến 100%/ năm: sẽ bị phạt hành chính đến 15 triệu (Điều 11 Nghị định 167/2013/NĐ-CP)
    • Cho vay lãi suất cao hơn 100%/ năm: sẽ bị xử lý hình sự với mức phạt tù tới 3 năm (Điều 201 Bộ luật hình sự 2015)

Mức lãi suất tối đa đã được pháp định quy định rõ. Nếu không chấp hành quy định này thì việc cho vay của bạn sẽ gặp rủi ro xử phạt hành chính hoặc hình sự đấy nhé. 

Hy vọng bài viết có ích cho bạn !

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành giải quyết khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X.

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Câu hỏi liên quan

Lãi suất là gì?

Lãi suất trong hợp đồng vay tài sản là tỉ lệ nhất định mà bên vay phải trả thêm vào số tài sản hoặc số tiền đã vay tính theo đơn vị thời gian. Lãi suất thường được tính theo tuần, tháng hoặc năm do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định. Căn cứ vào lãi suất; số tiền vay và thời gian vay mà bên vay phải trả một số tiền nhất định (tiền lãi), số tiền này tỉ lệ thuận với lãi suất; số tiền đã vay và thời gian vay.

Vay tín chấp là gì?

Vay tín chấp chính là hình thức vay mà không cần phải thế chấp. Có nghĩa là người vay không cần phải thế chấp bất cứ một tài sản (nhà cửa; đất đai; xe cộ,…) cho ngân hàng. Người đi vay chỉ làm một công việc để đem lại sự tin tưởng cho ngân hàng đó chính là chứng minh được thu nhập và nơi ở hợp pháp là được.

Làm thế nào để đòi nợ đúng luật?

Để đòi nợ đúng luật, chủ nợ không được thực hiện một trong các hành vi: dùng vũ lực; đe dọa dùng vũ lực; uy hiếp tinh thần hoặc bắt giữ người vay trái pháp luật.
Nếu hết thời hạn cho vay mà bên vay vẫn chưa trả nợ, bên cho vay có thể khởi kiện tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm