Chứng chỉ tiền gửi lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1961 tại nước Mỹ. Sau này, nó được lưu hành rộng rãi hơn ở Anh và toàn thế giới. Vào thời điểm đó, chứng chỉ tiền gửi được coi là một loại trái phiếu. Người sở hữu chúng có quyền tặng hoặc chuyển nhượng cho bất kỳ ai khác. Bên cạnh việc đầu tư chứng khoán, mua bảo hiểm hay gửi tiết kiệm ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi cũng là một trong những cách đầu tư sinh lời đang được nhiều người lựa chọn. Tôi luôn thắc mắc rằng ngân hàng phá sản thì người có chứng chỉ tiền gửi có được bảo hiểm không? Tiền gửi không được bảo hiểm khi ngân hàng phá sản? Phí bảo hiểm tiền gửi vào ngân hàng được tính dựa trên cơ sở nào?
Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của LSX để hiểu và nắm rõ được những quy định về “ Chứng chỉ tiền gửi có được bảo hiểm không? ” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012
Chứng chỉ tiền gửi là gì?
Theo Điều 5 Thông tư 01/2021/TT-NHNN quy định khái niệm về chứng chỉ tiền gửi là một loại giấy tờ có giá, được các ngân hàng phát hành để huy động vốn từ các tổ chức hoặc cá nhân. Trên thực tế, loại giấy tờ này có giá trị như một quyển sổ tiết kiệm để thể hiện bạn đang có một khoản tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng đó. Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-NHNN thì chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và trái phiếu là những loại giấy tờ có giá theo quy định. Hiện nay, có 03 loại chứng chỉ tiền gửi chính và phổ biến nhất, bao gồm:
– Chứng chỉ tiền gửi ghi danh: Là giấy tờ có giá phát hành dưới hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ có mang tên người sở hữu.
– Chứng chỉ tiền gửi vô danh: Giấy tờ có giá phát hành dưới hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ không mang tên người sở hữu. Khi đó, quyền sở hữu chứng chỉ sẽ thuộc về người nắm giữ.
– Chứng chỉ tiền gửi ghi sổ: Là loại chứng chỉ không được quyền chuyển nhượng, thường sẽ bán theo mệnh giá và lĩnh lãi vào ngày đáo hạn.
Chứng chỉ tiền gửi có được bảo hiểm không?
Căn cứ Điều 18 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định như sau:
Tiền gửi được bảo hiểm
Tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức tiền gửi khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, trừ các loại tiền gửi quy định tại Điều 19 của Luật này.
Như vậy, tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức tiền gửi khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.
Do đó, khi tổ chức tín dụng là ngân hàng phá sản thì người có chứng chỉ tiền gửi vẫn được đền bù tiền bảo hiểm theo quy định.
Tiền gửi không được bảo hiểm khi ngân hàng phá sản?
Theo Điều 19 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định như sau:
Tiền gửi không được bảo hiểm
1. Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng đó.
2. Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính tổ chức tín dụng đó; tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài của cá nhân là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.
3. Tiền mua các giấy tờ có giá vô danh do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành.
Theo đó, các loại tiền gửi sau sẽ không được bảo hiểm đền bù khi ngân hàng phá sản:
– Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng đó.
– Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính tổ chức tín dụng đó; tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài của cá nhân là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.
– Tiền mua các giấy tờ có giá vô danh do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành.
Phí bảo hiểm tiền gửi vào ngân hàng được tính dựa trên cơ sở nào?
Theo Điều 20 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định như sau:
Phí bảo hiểm tiền gửi
1. Thủ tướng Chính phủ quy định khung phí bảo hiểm tiền gửi theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Căn cứ vào khung phí bảo hiểm tiền gửi, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định mức phí bảo hiểm tiền gửi cụ thể đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi trên cơ sở kết quả đánh giá và phân loại các tổ chức này.
3. Phí bảo hiểm tiền gửi được tính trên cơ sở số dư tiền gửi bình quân của tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
4. Phí bảo hiểm tiền gửi được tính và nộp định kỳ hàng quý trong năm tài chính. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi chậm nhất vào ngày 20 tháng đầu tiên của quý kế tiếp.
5. Phí bảo hiểm tiền gửi được hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Theo đó, phí bảo hiểm tiền gửi vào ngân hàng được tính trên cơ sở số dư tiền gửi bình quân của tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Phí bảo hiểm tiền gửi được tính và nộp định kỳ hàng quý trong năm tài chính.
Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi chậm nhất vào ngày 20 tháng đầu tiên của quý kế tiếp.
Ưu điểm của chứng chỉ tiền gửi:
Chứng chỉ tiền gửi được nhiều người lựa chọn bởi những đặc điểm nổi trội như: Cả gốc lẫn lãi của khoản tiền gửi hay nguồn vốn trong thời gian thực hiện gửi đều được chắc chắn đảm bảo một cách an toàn tuyệt đối. Do đó sản phẩm tiền gửi này được xem là một kênh đầu tư an toàn, sinh lời cao, ít rủi ro đối với khách hàng có nguồn vốn lớn như cá nhân kinh doanh, hay doanh nghiệp siêu nhỏ.
Chứng chỉ tiền gửi là hình thức gửi tiền an toàn, lãi suất cao, dễ dàng chuyển nhượng sẽ giúp khách hàng an tâm và đáp ứng nguồn vốn linh hoạt cho các kế hoạch trong tương lai. Những quyền lợi nổi bật khi mua chứng chỉ tiền gửi như:
– Tương tự như tiền gửi tiết kiệm, hàng tháng sẽ có lãi suất trên số tiền mà khách hàng gửi. Tuy nhiên, với chứng chỉ tiền gửi dài hạn, khách hàng sẽ được hưởng lãi suất cao hơn so với tiền gửi tiết kiệm thông thường.
– Nếu khách hàng có nhu cầu sử dụng tiền gấp hay không muốn sở hữu chứng chỉ tiền gửi đó nữa thì hoàn toàn có thể chuyển nhượng chứng chỉ tiền gửi của mình cho người khác, giá chuyển nhượng do hai bên cùng thỏa thuận. Khi đó, ngân hàng sẽ đóng vai trò trung gian xác nhận quyền chuyển nhượng sở hữu chứng chỉ tiền đó.
– Khách hàng hoàn toàn có thể cho cho, tặng, biếu, thừa kế, ủy quyền cho người khác theo quy định của pháp luật và tổ chức phát hành hoặc tặng lại cho con cái, cha mẹ, người thân quen… Đối với chứng chỉ tiền gửi dài hạn thì khách hàng chỉ cần đến ngân hàng hoặc tổ chức phát hành để làm thủ tục xác nhận cho, tặng, ủy quyền cho người khác.
Ngoài những ưu điểm nêu trên, mặc dù lãi suất của chứng chỉ tiền gửi cao hơn mức lãi suất gửi tiết kiệm nhưng lại có kỳ hạn dài hơn và thông thường không được rút/ tất toán trước hạn, hoặc nếu có phải qua nửa kỳ hạn (tùy quy định ngân hàng), điều này dẫn đến việc chứng chỉ tiền gửi không được rút vốn trước thời hạn linh hoạt như đối với sổ tiết kiệm. Vậy nên loại đầu tư này sẽ phù hợp hơn với những khách hàng có nguồn vốn tài chính nhàn rỗi và tạm thời không dùng đến trong một khoảng thời gian cố định. Nếu khách hàng đang có số tiền nhàn rỗi và trong tương lai cũng chưa có kế hoạch gì cho số tiền đó thì mua chứng chỉ tiền gửi là một sự lựa chọn tốt để được hưởng một mức lãi suất cao nhất.
Tuy nhiên trước khi lựa chọn, khách hàng cần được nghiên cứu kỹ để mang lại sự chủ động và tối đa hóa lợi ích cho mình. Như vậy, mặc dù là lãi suất của loại chứng chỉ này cao hơn gửi tiết kiệm nhưng tính thanh khoản lại không cao. Vì thế trước khi mua người mua phải cân nhắc trước các rủi ro tài chính đột xuất để không phải khó khăn trong trường hợp cần tiền gấp nhưng không lấy được tiền mặt.
Mỗi kênh đầu tư đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, vậy nên chọn kênh nào thì khách hàng cũng phải cân nhắc thật kỹ lưỡng dựa trên nhu cầu đầu tư sinh lợi, tình hình chi tiêu trong tương lai để chọn kênh nào, kỳ hạn nào và ngân hàng nào tốt nhất để đáp ứng quyền và lợi ích của mình. Trên đây là nội dung các vấn đề xoay quanh chứng chỉ tiền gửi. Nhà đầu tư trước khi quyết định mua chứ
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Chứng chỉ tiền gửi có được bảo hiểm không?“ đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho các chủ doanh nghiệp tư nhân nói chung và các chủ doanh nghiệp tư nhân đang là quý khách hàng của LSX nói riêng. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là kết hôn với người nước ngoài, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102
Có thể bạn quan tâm
- Nguyên tắc phát hành chứng chỉ tiền gửi theo quy định 2022
- Hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi trong trường hợp ngân hàng phá sản
- Nên để tiền trong thẻ hay gửi tiết kiệm
Câu hỏi thường gặp
* Chứng chỉ tiền gửi
– Lãi suất: So với gửi tiết kiệm thì chứng chỉ tiền gửi thường có lãi suất cao hơn và ổn định hơn, cũng tùy vào kỳ hạn dài hay trung hạn.
– Kỳ hạn: Chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn dài hơn, tùy từng ngân hàng và đợt phát hành.
– Tính thanh khoản: Khách hàng mua chứng chỉ tiền gửi không được rút trước hạn, nếu có cũng phải chờ sau 1 nửa kỳ hạn (tùy ngân hàng), vậy nên tính thanh khoản sẽ kém hơn so với hình thức gửi tiết kiệm.
* Sổ tiết kiệm
– Lãi suất: Tùy từng kỳ hạn và từng ngân hàng
– Kỳ hạn: Thông thường gửi tiết kiệm có các kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng…
– Tính thanh khoản: Gửi tiết kiệm là kênh có tính thanh khoản cao, khách hàng có thể rút tiền khi đến hạn và cũng có thể rút trước hạn nhưng phải chịu lãi suất không kỳ hạn rất thấp.
Được biết đến như một kênh đầu tư lợi nhuận, chứng chỉ tiền gửi được nhiều người lựa chọn vì lãi suất cao. Thế nhưng lại không có nhiều người quan tâm đến mục đích phát hành chứng chỉ tiền gửi.
Trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu biến động như hiện nay thì đa số sẽ lựa chọn các kỳ hạn ngắn để dễ dàng chuyển đổi phương thức đầu tư. Như vậy có thể thấy mục đích phát hành chứng chỉ tiền gửi hoàn toàn xuất phát từ nhu cầu nguồn vốn dài hạn. Lãi suất cao được các ngân hàng đưa ra nhằm mục đích kích cầu khuyến khích các nhà đầu tư chọn mua CD thay vì gửi tiết kiệm ngân hàng.
Ngoài ra, thuế thu nhập cá nhân và thủ tục cũng là nguyên nhân khiến các ngân hàng phát hành chứng chỉ tiền gửi. Theo quy định hiện hành, các ngân hàng sẽ tự chủ động trong các đợt phát hành CD và người đầu tư vào CD không phải nộp thuế. Trong khi đó, để phát hành trái phiếu, các ngân hàng buộc phải lập hồ sơ phát hành và có sự chấp thuận của cả Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, đặc biệt nhà đầu tư khi mua trái phiếu sẽ phải chịu thuế thu nhập cá nhân.
Thêm một lý do nữa chính là nhiều ngân hàng đang hướng đến mục tiêu tuân thủ Basel II. Theo đó, bên cạnh những rủi ro tín dụng thì các ngân hàng phải kiểm soát rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. Nếu chiếu theo khung chuẩn mới, chắc chắn hệ số CAR của các ngân hàng Việt Nam sẽ thấp hơn mức hiện tại khá nhiều. Như vậy, việc tăng vốn là cách duy nhất để đạt được tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn mới do CD được tính vào vốn cấp II của ngân hàng.
Chứng chỉ tiền gửi là hình thức gửi tiền an toàn, lãi suất cao, dễ dàng chuyển nhượng sẽ giúp khách hàng an tâm và đáp ứng nguồn vốn linh hoạt cho các kế hoạch trong tương lai. Những quyền lợi nổi bật khi mua chứng chỉ tiền gửi như:
– Được hưởng lãi trên số tiền đã mua: Tương tự như tiền gửi tiết kiệm, hàng tháng sẽ có lãi suất trên số tiền mà khách hàng gửi. Tuy nhiên, với chứng chỉ tiền gửi dài hạn, khách hàng sẽ được hưởng lãi suất cao hơn so với tiền gửi tiết kiệm thông thường.
– Được chuyển nhượng: Nếu khách hàng có nhu cầu sử dụng tiền gấp hay không muốn sở hữu chứng chỉ tiền gửi đó nữa thì hoàn toàn có thể chuyển nhượng chứng chỉ tiền gửi của mình cho người khác, giá chuyển nhượng do hai bên cùng thỏa thuận. Khi đó, ngân hàng sẽ đóng vai trò trung gian xác nhận quyền chuyển nhượng sở hữu chứng chỉ tiền đó.
– Được cho, tặng, biếu, thừa kế, ủy quyền cho người khác theo quy định của pháp luật và tổ chức phát hành: Khách hàng hoàn toàn có thể cho hoặc tặng lại cho con cái, cha mẹ, người thân quen… Không quá phức tạp như tài sản thừa kế, cần có bản thừa kế, có luật sư, có người chứng kiến… Đối với chứng chỉ tiền gửi dài hạn khách hàng chỉ cần đến ngân hàng xác nhận cho, tặng, ủy quyền cho người khác. Ngân hàng sẽ hỗ trợ làm thủ tục cho hoặc tặng đơn giản, nhanh gọn.