Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là gì theo quy định năm 2022?

bởi TranQuynhTrang
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là gì theo quy định năm 2022?

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng sẽ được thực hiện khi đất trồng trước kém hiệu quả, giá trị thấp sang câu trồng có giá trị cao hơn. Qua đó, tạo động lực để người dân khai thác tiềm năng của đất và tăng thu nhập. Vậy pháp luật quy định về chuyển đổi cơ cấu cây trồng là gì? Cần đáp ứng điều kiện gì để thay đổi cơ cấu cây trồng và trình tự, thủ tục thực hiện thay đổi cơ cấu cây trồng ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu quy định pháp luật về nội dung này qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là gì?

Nhiều mô hình chuyển đổi thành công đã góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp hiện đại, tăng thu nhập cho nông dân và xây dựng nông thôn mới ở các địa phương. Hiệu quả chương trình đã tạo sức lan tỏa, nhân rộng trên khắp cả nước.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, Chính phủ, nhằm góp phần tăng thu nhập cho người dân ở nông thôn, tạo điều kiện cho bà con tận dụng tối đa lợi thế về đất đai, khí hậu để phát triển kinh tế, góp phần đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu…

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng được xác định một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững và xây dựng nông thôn mới.

Để chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa thì có cần căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất như việc chuyển mục đích sử dụng đất hay không?

Căn cứ Điều 56 Luật Trồng trọt 2018 quy định về chuyển đổi cơ cấu đất trồng lúa như sau:

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

1. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa được quy định như sau:

a) Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương, nhu cầu thị trường, điều kiện nguồn nước và khí hậu;

b) Hình thành vùng sản xuất tập trung theo từng cây trồng gắn với dồn điền, đổi thửa, liên kết sản xuất theo chuỗi;

c) Bảo đảm khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có; phù hợp với quy hoạch và định hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương;

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là gì?
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là gì?

d) Không làm mất đi điều kiện cần thiết để trồng lúa trở lại.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo quy đinh trên thì để chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phải đáp ứng điều kiện:

– Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương, nhu cầu thị trường, điều kiện nguồn nước và khí hậu;

– Hình thành vùng sản xuất tập trung theo từng cây trồng gắn với dồn điền, đổi thửa, liên kết sản xuất theo chuỗi;

– Bảo đảm khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có; phù hợp với quy hoạch và định hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương;

– Không làm mất đi điều kiện cần thiết để trồng lúa trở lại.

Như vậy, việc cho phép chuyển đổi cơ câu cây trồng trên đất trồng lúa cũng cần phải căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất của địa phương như trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất.

Người sử dụng đất khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa cần lưu ý những điều gì?

Căn cứ Điều 6 Nghị định 35/2015/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của người sử dụng đất trồng lúa như sau:

Trách nhiệm của người sử dụng đất trồng lúa

1. Sử dụng đúng mục đích theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.

2. Sử dụng có hiệu quả, không bỏ đất hoang, không làm ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

3. Canh tác đúng kỹ thuật, thực hiện luân canh, tăng vụ để nâng cao hiệu quả sản xuất; cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất trồng lúa, bảo vệ môi trường sinh thái.

4. Người sử dụng đất trồng lúa thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

5. Khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa:

a) Phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định này;

b) Không được làm hư hỏng hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng và ảnh hưởng xấu tới việc sản xuất lúa ở các khu vực liền kề;

c) Trường hợp làm hư hỏng hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng phải có biện pháp khắc phục kịp thời và phải bồi thường nếu gây ảnh hưởng xấu tới sản xuất lúa của các hộ ở khu vực liền kề;

d) Trường hợp đất bị nhiễm mặn tạm thời trong vụ nuôi trồng thủy sản nước mặn, thì phải có biện pháp phục hồi để trồng vụ lúa ngay sau vụ nuôi trồng thủy sản.

6. Khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa:

a) Phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đất đai đối với điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa và quy định tại Điều 5 của Nghị định này;

b) Áp dụng các biện pháp phòng, chống ô nhiễm, thoái hóa môi trường đất, nước, không làm ảnh hưởng tới sản xuất lúa của khu vực liền kề. Trường hợp gây ảnh hưởng xấu phải có biện pháp khắc phục kịp thời và phải bồi thường thiệt hại.

Theo đó, khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa người sử dụng đất cần lưu ý:

– Không được làm hư hỏng hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng và ảnh hưởng xấu tới việc sản xuất lúa ở các khu vực liền kề;

– Trường hợp làm hư hỏng hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng phải có biện pháp khắc phục kịp thời và phải bồi thường nếu gây ảnh hưởng xấu tới sản xuất lúa của các hộ ở khu vực liền kề;

– Trường hợp đất bị nhiễm mặn tạm thời trong vụ nuôi trồng thủy sản nước mặn, thì phải có biện pháp phục hồi để trồng vụ lúa ngay sau vụ nuôi trồng thủy sản.

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa được thực hiện theo trình tự thủ tục như thế nào?

Căn cứ Điều 13 Nghị định 94/2019/NĐ-CP quy định về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

3. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa:

a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất trồng lúa hợp pháp có nhu cầu chuyển đổi sang trồng cây hàng năm, trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản; hộ gia đình, cá nhân trong nước sử dụng đất trồng lúa hợp pháp có nhu cầu chuyển sang trồng cây lâu năm gửi 01 bản đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp xã theo Mẫu số 04.CĐ Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này.

b) Trường hợp bản đăng ký chuyển đổi không hợp lệ, trong thời gian 03 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã phải hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung bản đăng ký.

c) Trường hợp bản đăng ký chuyển đổi hợp lệ và phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của Ủy ban nhân dân cấp xã, trong thời gian 05 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã có ý kiến “Đồng ý cho chuyển đổi”, đóng dấu vào bản đăng ký, vào sổ theo dõi và gửi lại cho người sử dụng đất.

d) Trường hợp không đồng ý, Ủy ban nhân dân cấp xã phải trả lời bằng văn bản theo Mẫu số 05.CĐ Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này.

Như vậy, người sử dụng đất có nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất nông nghiệp gửi 01 bản đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp xã theo Mẫu số 04.CĐ.

Trường hợp bản đăng ký chuyển đổi hợp lệ và phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của Ủy ban nhân dân cấp xã, trong thời gian 05 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã có ý kiến “Đồng ý cho chuyển đổi”, đóng dấu vào bản đăng ký, vào sổ theo dõi và gửi lại cho người sử dụng đất.

Trường hợp không đồng ý, Ủy ban nhân dân cấp xã phải trả lời bằng văn bản theo Mẫu số 05.CĐ

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề: “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là gì theo quy định năm 2022?“. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X về thủ tục thu hồi đất của Nhà nước, hay tìm hiểu quy định về thẩm quyền thu hồi đât, Mức bồi thường thu hồi đất hiện nay…. Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Mức phạt tiền khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo quy định mà không đăng ký với UBND xã?

– Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa có đủ điều kiện theo quy định nhưng không đăng ký với UBND cấp xã thì hình thức và mức xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng dưới 0,5 héc ta;
+ Phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
+ Phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ 01 héc ta trở lên.
– Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa vi phạm yêu cầu; điều kiện như tại mục 1 ở trên thì hình thức và mức xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 02 – 04 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng dưới 0,5 héc ta;
+ Phạt tiền từ 04 – 08 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
+ Phạt tiền từ 08 – 15 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ 01 héc ta trở lên.
Lưu ý: Mức xử phạt trên đây áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm hành chính.

Biện pháp khắc phục khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo quy định mà không đăng ký với UBND xã?

Ngoài việc bị phạt tiền, người có hành vi vi phạm sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm (nếu không đáp ứng được yêu cầu, điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Trồng trọt 2018 và khoản 1 Điều 13 Nghị định 94/2019/NĐ-CP).
– Buộc đăng ký việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng với UBND cấp xã đối với trường hợp đủ điều kiện.

Khi nào cần thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng?

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa chủ yếu được thực hiện khi đất trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng giá trị cao. Qua đó, tạo động lực cho người dân khai thác tiềm năng và tăng thu nhập.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm