Chuyển đổi giới tính: Pháp luật Việt Nam có cho phép?

bởi Quỳnh
Chuyển đổi giới tính: Pháp luật Việt Nam có cho phép?

Mới đây, sự việc “Sau 29 năm, cô gái bàng hoàng phát hiện mình là đàn ông sau khi đến bệnh viện thăm khám“; đã gây xôn xao cộng đồng mạng. Theo đó, bệnh nhân (29 tuổi, ở Hà Nội) với dáng vẻ bên ngoài là nữ; có ngực phát triển; có âm hộ nhưng âm đạo nhỏ; giọng nói nữ, tính cách nữ, yêu thích người khác giới…; nhưng ẩn giấu bên trong là một người đàn ông. Và sau khi được các bác sĩ xét nghiệm và hội chẩn, bệnh nhân đã được phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn. Vậy đối với việc chuyển đổi giới tính này pháp luật Việt Nam có quy định như thế nào? Có cho phép chuyển giới hay không? Hãy cùng Phòng tư vấn Luật dân sự của Luật sư X tìm hiểu nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự năm 2015.
  • Nghị định 88/2008/NĐ-CP.

Nội dung tư vấn

Thế nào là chuyển đổi giới tính?

Giới tính là đặc điểm sinh học tạo nên sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới. Giới tính là bẩm sinh và đồng nhất; nghĩa là giữa nam và nữ ở khắp mọi nơi trên thế giới đều có những sự khác biệt như về mặt sinh học; không thể thay đổi được giữa nam và nữ; do các yếu tố sinh học quyết định. Chuyển đổi giới tính (hoặc phẫu thuật chuyển giới) là khái niệm dùng để chỉ những biện pháp y khoa; dùng để thay đổi giới tính của một người; trong đó bao gồm những công đoạn như kiểm tra tâm lý; phẫu thuật chuyển giới; tiêm hoóc-môn; phẫu thuật chỉnh hình;… Người chuyển đổi giới tính là người đã thực hiện chuyển đổi giới tính. Do đó, khái niệm này không hoàn toàn đồng nhất với thuật ngữ người chuyển giới; dùng để chỉ những người có cảm nhận giới tính khác với giới tính của cơ thể (giới tính sinh học) của mình; bất kể rằng người này có thực hiện chuyển đổi giới tính hay không.

Quyền chuyển đổi giới tính của cá nhân

Trước đây, trong Nghị định 88/2008/NĐ-CP về xác định lại giới tính; hành vi thực hiện chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính là hành vi bị cấm.

“Điều 4. Hành vi bị nghiêm cấm1. Thực hiện việc chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính.2. Thực hiện việc xác định lại giới tính khi chưa được phép của Bộ Y tế hoặc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.3. Tiết lộ thông tin về việc xác định lại giới tính của người khác.4. Phân biệt đối xử đối với người đã xác định lại giới tính.”

Tuy nhiên, với nỗ lực tuyên truyền, giáo dục của Nhà nước và xã hội; mọi người đã có cái nhìn khách quan hơn; không còn thái độ kỳ thị những người chuyển giới nữa. Đặc biệt, Bộ luật Dân sự 2015 đã có quy định cụ thể và riêng biệt về vấn đề này. Theo đó, Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.”

Mặc dù, mới chỉ là quy định chung nhất về vấn đề chuyển giới; và chưa có văn bản cụ thể hướng dẫn quy định này; nhưng đối với những người đã chuyển giới đây có thể coi là một bước tiến vô cùng quan trọng.

Việt Nam có cho phép chuyển giới không?

Thứ nhất, theo thống kê của Bộ Y Tế đã được đăng tải trên một số báo trí uy tín; thì số lượng người có nhu cầu chuyển giới của Việt Nam từ 250.000 đến 300.000 người. Như vậy, đây là số lượng rất lớn phản án một nhu cầu thực tế của hiện trạng xã hội. Thứ hai, trong những năm qua mọi người đã nhìn nhận; và dường như không còn có thái độ kỳ thị với người chuyển giới nữa. Điều này cũng được pháp luật quy định tại Điều 36 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

“Điều 36: Quyền xác định lại giới tính1. Cá nhân có quyền xác định lại giới tính.Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính.2. Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật.3. Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.”

Đồng thời, việc chuyển giới được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này; và luật khác có liên quan. Như vậy, có thể nói cánh cửa cho phép việc chuyển đổi giới tính đã được mở; cho phép những người đã tiến hành chuyển giới trước đó đăng ký lại giới tính thật của mình. Và mở ra việc xây dựng dự thảo luật về việc chuyển đổi giới tính; cho phép những người có nhu cầu xác định lại giới tính thật có thể tiến hành theo quy định của pháp luật. Thứ ba, vấn đề quan trọng nhất là ban hành những quy định chi tiết; được quy định cụ thể trong một đạo luật về chuyển đổi giới tính. Trong dự thảo này cũng lấy ý kiến về những vấn đề nhạy cảm nhất như: Độ tuổi được phép chuyển đổi giới tính là bao nhiêu?; và tồn tại nhiều vấn đề pháp lý khác cần hướng dẫn chi tiết như: Có chính sách hỗ trợ tài chính với người chuyển giới không?; Cơ sở nào được phép chuyển giới?;… Một lần nữa người chuyển giới vẫn phải chờ để có được quy định cụ thể và chi tiết hơn. Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Câu hỏi thường gặp

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Chuyển giới ở Thái Lan có được công nhận tại Việt Nam không?” answer-0=”Theo quy định tại Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015, người chuyển giới có quyền và nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; như: quyền thay đổi họ, tên, thay đổi quốc tịch,… Theo đó, tại Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015 cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên; trong trường hợp đã chuyển đổi giới tính. Từ những phân tích trên có thể thấy, đối với người đã sang Thái Lan chuyển đổi giới tính; pháp luật Việt Nam công nhận giới tính mới của họ với đầy đủ các quyền nhân thân. ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Người chuyển giới có được thay đổi thông tin trên thẻ Căn cước?” answer-0=”Điểm e Khoản 1 Điều 28, Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015 cho phép công dân được chuyển đổi giới tính theo quy định của luật. Đồng thời, cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền; nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi; theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan. Tính đến nay, không nhiều quốc gia công nhận chuyển đổi giới tính. Vì vậy, quy định nêu trên của Bộ luật Dân sự 2015 được cho là tiến bộ; tạo ra hành lang pháp lý cho các vấn đề về chuyển đổi giới tính. Điểm c Khoản 2 Điều 3 Luật Hộ tịch 2014 cho phép ghi vào Sổ hộ tịch việc xác định lại giới tính của cá nhân; theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Điểm d Khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 cũng quy định rằng trường hợp xác định lại giới tính; công dân được đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Bao giờ Việt Nam cho phép kết hôn đồng giới?” answer-0=”Có thể thấy, dù hiện nay pháp luật chưa thừa nhận kết hôn đồng giới; nhưng sự thay đổi nêu trên vẫn được coi là tín hiệu vui đối với những cặp đôi có cùng giới tính; là kết quả của một quá trình vận động; và thảo luận trong suốt một thời gian dài. Các cặp đôi đồng tính tại Việt Nam đều kỳ vọng rằng; việc Việt Nam cho phép kết hôn đồng giới như 25 quốc gia khác trên thế giới sẽ không còn xa. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, Việt Nam hiện có khoảng 2,5 triệu người đồng tính; và hầu hết trong số họ đều khao khát được kết hôn với những người có cùng giới tính để đồng cảm; chia sẻ; quan tâm và chăm sóc lẫn nhau; cùng xây dựng hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, để thừa nhận kết hôn đồng giới vẫn là một vấn đề khó với các nhà làm luật. Bởi lẽ, nếu thừa nhận có thể sẽ gây ra những hệ lụy tiêu cực với xã hội; không phù hợp với thuần phong mỹ tục; và nền văn hóa Á Đông. Dưới góc độ pháp lý, thừa nhận hôn nhân đồng giới thì sẽ phải sửa đổi; bổ sung tất cả các quy định liên quan trong hệ thống pháp luật; như xác định quan hệ vợ chồng; quan hệ tài sản; xác định cha, mẹ con… ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm