Chuyển từ BHYT bắt buộc sang BHYT tự nguyện thế nào?

bởi PhamThanhThuy
Chuyển từ BHYT bắt buộc sang BHYT tự nguyện thế nào?

Chào Luật sư hiện nay quy định về việc mua thẻ bảo hiểm y tế như thế nào? Theo tôi được biết thì bảo hiểm y tế hiện nay có 2 loại là bảo hiểm y tế bắt buộc và bảo hiểm y tế tự nguyện. Vậy 2 loại bảo hiểm trên khác nhau như thế nào? Con tôi đi học thì nhà trường yêu cầu đóng tiền bảo hiểm xã hội. Tôi lại mong muốn mua bảo hiểm cho cháu theo diện mua bảo hiểm y tế hộ gia đình. Không biết vấn đề trên nên lựa chọn giải pháp nào. Trước nay con tôi tham gia bảo hiểm y tế chung với gia đình nên không biết chuyển thế nào. Chuyển từ BHYT bắt buộc sang BHYT tự nguyện thế nào? Mong được Luật sư tư vấn giúp vấn đề trên. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của LSX. Với vấn đề “Chuyển từ BHYT bắt buộc sang BHYT tự nguyện thế nào?” chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Bảo hiểm y tế bắt buộc là gì?

Hiện nay khi nhắc đến bảo hiểm y tế bắt buộc chúng ta nghĩ ngay đến nghĩa vuh phải tham gia bảo hiểm này. Những đối tượng cần tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc được quy định gồm những người trong quan hệ lao động là chủ yếu. Có 06 nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo quy định. Vậy bảo hiểm y tế bắt buộc được hiểu như sau:

– Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng;

– Nhóm do cơ quan BHXH đóng;

– Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng;

– Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng;

– Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình;

– Nhóm do người sử dụng lao động đóng.

Bảo hiểm y tế tự nguyện là gì?

Trái ngược với bảo hiểm y tế bắt buộc thì bảo hiểm y tế tự nguyện không bắt buộc mọi người phải tham gia, nhưng nhà nước luôn khuyến khích để người dân tham gia bảo hiểm y tế một cách tự chủ vì sức khỏe cá nhân và gia đình. Bảo hiểm y tế tự nguyện hiện nay có thể được giải thích như sau:

– Học sinh, sinh viên;

– Người thuộc hộ gia đình làm nông, lâm, ngư và diêm nghiệp;

– Thân nhân mà người lao động có trách nhiệm nuôi dưỡng và sống trong cùng hộ gia đình;

– Xã viên hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể;

– Một số đối tượng khác.

Tuy nhiên, theo hướng dẫn mới nhất tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP, những người chưa tham gia BHYT theo diện bắt buộc đều có thể mua bảo hiểm y tế tự nguyện.

Bảo hiểm y tế mang lại nhiều lợi ích cho người tham gia, vì vậy, mỗi người dân không nên đắn đo là bảo hiểm y tế bắt buộc hay tự nguyện, mà nên tích cực chủ động tham gia.

Mức hưởng bảo hiểm y tế đúng tuyến được hưởng 100% khi nào?

Hiện nay khi tham gia bảo hiểm y tế chúng ta có cơ sở, đơn vị y tế đăng ký bảo hiểm y tế. Đó thường là cơ sở y tế địa phương của người tham gia hoặc cơ sở y tế nơi làm việc của họ. Vậy nếu như khám chữa bệnh ở những nơi đăng ký này, hay còn gọi là đúng tuyến thì có được hưởng 100% tiền chữa bệnh không? Mức hưởng bảo hiểm y tế đúng tuyến được hưởng 100% khi:

– 100% chi phí khám, chữa bệnh đối với các đối tượng:

a) Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ;

b) Sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân

c) Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

d) Học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;

đ) Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;

e) Trẻ em dưới 6 tuổi;

g) Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng;

h) Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;

i) Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;

j) Khám, chữa bệnh một lần thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám, chữa bệnh tại tuyến xã;

k) Người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến.

Chuyển từ BHYT bắt buộc sang BHYT tự nguyện thế nào?

Hiện nay quy định về việc chuyển BHYT bắt buộc sang BHYT tự nguyện được nhiều người quan tâm. Tuy chuyển nhưng theo tình hình sức khỏe cũng như các điều kiện khách quan, mỗi chúng ta đều nên có thẻ bảo hiểm y tế để phòng ngừa trường hợp bất trắc về sức khỏe. LSX xin tư vấn cách chuyển từ BHYT bắt buộc sang BHYT tự nguyện như sau:

Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định , để tham gia BHXH tự nguyện, người tham gia cần chuẩn bị Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS ban hành kèm theo Quyết định).

Người lao động có thể tự tải về và điền hoặc đến nơi nộp hồ sơ xin mẫu này rồi điền.

Nộp hồ sơ và đóng tiền BHXH: Nơi tham gia BHXH tự nguyện: Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH tại nơi mình cư trú.

Mức đóng hằng tháng = 22% x Mức thu nhập mà người lao động chọn đóng – Số tiền nhà nước hỗ trợ đóng

Người lao động có thể chọn đóng bảo hiểm hằng tháng, 03 tháng/lần, 06 tháng/lần,…

Lưu ý: Người lao động trước đó tham gia BHXH bắt buộc đã được cấp sổ BHXH nên khi chuyển sang đóng BHXH tự nguyện thì cơ quan BHXH tiếp tục ghi nhận thời gian đóng tại chính sổ BHXH đã cấp.

Chuyển từ BHYT bắt buộc sang BHYT tự nguyện thế nào?

Quyền lợi người lao động có bị ảnh hưởng khi chuyển sang tham gia BHXH tự nguyện không?

Khi chúng ta tham gia bảo hiểm xã hội thì có những quy định bảo đảm quyền lợi cho người lao động. Và một trong những câu hỏi phổ biến hiện nay là khi người lao động tham gia BHXH tự nguyện thì quyền lợi của họ như thế nào? Nhất là những vấn đề như tai nạn, ốm đau, bảo hiểm y tế… Vấn đề này chúng tôi xin tư vấn đến bạn đọc nội dung như sau:

BHXH bắt buộc hay tự nguyện cùng do Nhà nước tổ chức, nhưng giữa 02 loại BH này sẽ có những sự khác biệt nhất định. Căn cứ theo khoản 1 và 2 Điều 4 Luật BHXH quy định, có thể thấy:

1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:

a) Ốm đau;

b) Thai sản;

c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d) Hưu trí;

đ) Tử tuất.

2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:

a) Hưu trí;

b) Tử tuất.

Theo đó, khi người tham gia BHXH tự nguyện chỉ có 02 chế độ: hưu trí và tử tuất, trong khi các chế độ của người tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất.

Như vậy, khi chuyển từ BHXH bắt buộc sang BHXH tự nguyện, người lao động sẽ giảm bớt chế độ hưởng.

Nhưng việc tham gia BHXH tự nguyện sau khi NLĐ nghỉ việc sẽ là giải pháp hữu hiệu giúp người lao động có chỗ dựa kinh tế khi về già là lương hưu. Bởi thời gian đóng BHXH tự nguyện sẽ được cộng nối tiếp vào thời gian đóng BHXH để tính hưởng hương lưu và chế độ tử tuất.

Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 5 Luật BHXH này quy định:

Điều 5. Nguyên tắc bảo hiểm xã hội

3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

Do đó, trong trường hợp chuyển đóng từ BHXH bắt buộc sang tự nguyện, người lao động sẽ không còn được hưởng chế độ về thai sản, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng lại được cộng nối thời gian để hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Thông tin liên hệ

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự LSX với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Chuyển từ BHYT bắt buộc sang BHYT tự nguyện thế nào?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như phí chuyển đất trồng cây lâu năm lên thổ cư …. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Chuyển đổi từ BHYT tự nguyện sang BHYT bắt buộc có được không?

Căn cứ Khoản 2 Điều 13 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này.
Căn cứ Khoản 2 Điều 22 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế quy định Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.
Thực hiện theo quy định trên, bạn đang làm việc tại Công ty thì phải tham gia BHYT tại đơn vị, sau khi có thẻ BHYT bắt buộc thì bạn trả thẻ BHYT hộ gia đình tại địa phương để được thoái trả thời gia BHYT còn lại.

Có thể đăng ký tham gia bảo hiểm y tế trên cổng dịch vụ công quốc gia khi nào?

1. Tham gia BHYT lần đầu, đóng tiếp BHYT, thay đổi đối tượng tham gia sang nhóm đươc ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng hoặc tham gia theo hộ gia đình.
2. Giảm trừ mức đóng trong gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình.
3. Đăng ký tham gia lần đầu; chuyển từ tham gia BHXH bắt buộc sang tham gia BHXH tự nguyện; tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện theo phương thức và mức đóng đã đăng ký; đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện thực hiện đăng ký tham gia.
4. Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi.
5. Giải quyết hưởng BHXH một lần đối với người lao động (không bao gồm người thuộc Bộ Quốc phòng quản lý) áp dụng thí điểm xác thực qua chữ ký số được tích hợp trong ứng dụng trên thiết bị di động và thực hiện trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Mức hưởng bảo hiểm y tế trái tuyến ở bệnh viện trung ương khi điều trị nội trú thế nào?

Theo khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014, mức hưởng BHYT trái tuyến 2021 như sau:
+ Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
+ Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước (Trước đây là 60%);
+ Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám chữa bệnh. 

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm