Chuyên viên chính có mấy bậc để tính lương?

bởi NguyenThiLanAnh
Chuyên viên chính có mấy bậc để tính lương?

Nói đến khái niệm công chức thì nhiều người đã biết nhưng để nói về các loại hình công chức như chuyên viên chính thì còn xa lạ với không ít người. Các vấn đề xoay quanh quy định về chuyên viên chính như: Chuyên viên chính có mấy bậc để tính lương? Tiêu chuẩn để làm chuyên viên chính như thế nào? Nhiệm vụ của chuyên viên chính?… là thắc mắc của khá nhiều người. Vậy nếu bạn cũng quan tâm vấn đề này thì hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Chuyên viên chính là gì?

Trước khi tìm hiểu về thuật ngữ chuyên viên chính là gì, bạn cần hiểu “chuyên viên là gì?” và “ngạch chuyên viên là gì?”.

Chuyên viên là công chức hành chính có chuyên môn về một lĩnh vực trong bộ máy nhà nước từ cấp huyện trở lên. Chuyên viên là người có trách nhiệm lên kế hoạch, tổng hợp và thực hiện chính sách theo ngành cho từng địa phương.

Mỗi bộ máy với nhiều chuyên viên được chia thành các ngạch chuyên viên. Ngạch chuyên viên bao gồm các cá nhân chuyên môn cao cùng làm việc trong một đơn vị tổ chức để quản lý một lĩnh vực hoặc vấn đề chuyên môn liên quan.

Các ngạch chuyên viên bao gồm:

– Ngạch Chuyên viên cao cấp

– Ngạch Chuyên viên chính

– Ngạch Chuyên viên

Chuyên viên chính có mấy bậc để tính lương?
Chuyên viên chính có mấy bậc để tính lương?

Vậy chuyên viên chính là gì? Chuyên viên chính hoặc tương đương là một phần trong ngạch chuyên viên. Mã ngạch chuyên viên chính là 01.002 (Theo khoản 1 điều 6 Thông tư 2/2021/TT-BNV).

Chuyên viên chính bao gồm công chức hành chính có chuyên môn nghiệp vụ cao trong các đơn vị, cơ quan tham mưu, tổng hợp như Thanh tra viên chính, Kiểm toán viên chính, Kế toán viên chính…

Chuyên viên chính có mấy bậc để tính lương?

Mức lương của các chuyên viên sẽ là sự phân cấp thứ bậc trong hệ thống cơ quan, bộ máy nhà nước. Mỗi cấp bậc sẽ được tính theo hệ số lương khác nhau. Điều này cũng có nghĩa là khi bậc lương càng cao thì tương ứng với đó là mức lương thực lĩnh của người đó sẽ càng cao.

Chuyên viên chính là công thức nhóm A2.1 nên sẽ có 8 bậc để tính lương.

Cụ thể, bậc lương của chuyên viên chính và mức lương được tính như sau:

Bậc12345678
Hệ số lương4.4 4.745.085.425.766.16.446.78
Mức lương6.5567.0637.5698.0768.5829.0899.59610.102

Theo đó: Mức lương chuyên viên chính = Hệ số lương tương ứng với từng bậc x Mức lương cơ sở

Mức lương cơ sở năm 2022 hiện nay vẫn giữ nguyên là 1,49 triệu đồng/tháng. 

Tiêu chuẩn để làm chuyên viên chính như thế nào?

Tiêu chuẩn chuyên viên chính được quy định tại khoản 3, khoản 4 điều 6 Thông tư số 2/2021/TT-BNV (sửa đổi bởi Thông tư 06/2022/TT-BNV). Theo đó, Chuyên viên chính cần đáp ứng hai loại tiêu chuẩn, bao gồm Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng. Cụ thể như sau:

Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật về ngành, lĩnh vực công tác và các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý;

b) Có khả năng tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án, dự án, chương trình hành động và hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách, quy định về quản lý nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực hoặc địa phương công tác;

c) Nắm được tình hình và xu thế phát triển của ngành, lĩnh vực công tác trong nước và thế giới; có khả năng tổ chức nghiên cứu phục vụ quản lý và xử lý thông tin quản lý;

d) Có năng lực làm việc độc lập hoặc phối hợp theo nhóm; có kỹ năng soạn thảo văn bản và thuyết trình các vấn đề được giao nghiên cứu, tham mưu;

đ) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

“a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên chính hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị – hành chính.

5. Yêu cầu đối với công chức dự thi nâng ngạch lên ngạch chuyên viên chính:

a) Có thời gian giữ ngạch chuyên viên và tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch chuyên viên thì thời gian giữ ngạch chuyên viên tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch;

b) Trong thời gian giữ ngạch chuyên viên và tương đương đã tham gia xây dựng, thẩm định ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.”

Nhiệm vụ của chuyên viên chính

Nhiệm vụ cụ thể của chuyên viên chính được quy định tại khoản 2 điều 6 Thông tư số 2/2021/TT-BNV, cụ thể như sau:

+ Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật; xây dựng, hoàn thiện thể chế hoặc cơ chế quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ được giao quản lý;

+ Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng quy định, quy chế quản lý nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực, địa phương; nghiên cứu, xây dựng đề tài, đề án, công trình nghiên cứu khoa học nhằm đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức;

+ Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ; xây dựng báo cáo tổng hợp, đánh giá, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý;

+ Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách chuyên môn nghiệp vụ; tham gia đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của ngành, lĩnh vực hoặc địa phương.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là các thông tin của Luật sư X về Quy định “Chuyên viên chính có mấy bậc để tính lương?” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề khác liên quan như là tư vấn pháp lý về đơn ly hôn đơn phương, có thể tham khảo và liên hệ tới Luật sư X để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.

Mời quý khách liên hệ đến hotline của Luật sư X:  0833.102.102 hoặc liên hệ qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Mã ngạch chuyên viên chính

Theo Điều 3 của Thông tư 11/2014/TT-BNV, mã ngạch công chức chuyên ngành hành chính như sau:
a) Chuyên viên cao cấp Mã số: 01.001
b) Chuyên viên chính Mã số: 01.002
c) Chuyên viên Mã số: 01.003
d) Cán sự Mã số: 01.004
đ) Nhân viên Mã số: 01.005.

Chuyên viên chính là công chức loại gì?

Theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với công chức thì Chuyên viên chính là công chức loại A2, thuộc nhóm 1 (A2.1).

Ngạch chuyên viên cao cấp là gì?

Chuyên viên cao cấp là những công chức hành chính có chuyên môn nghiệp vụ cao nhất về một số lĩnh vực; hoặc một số lĩnh vực trong các cơ quan, tổ chức từ cấp tỉnh trở lên. Là những người có trách nhiệm tổ chức, chủ trì, tham mưu, tổng hợp hoặc hoạch định chính sách chiến lược có tính vĩ mô theo ngành; lĩnh vực, địa phương… 

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm