Có được đổi họ cho con sau khi ly hôn không?

bởi Thảo Thảo
Có được đổi họ cho con sau khi ly hôn không?

“Họ” là một yêu tố không thể thiếu của mỗi người. Việc đăng ký họ tên sẽ được thực hiện khi trẻ sinh ra và được đăng ký khai sinh. Ở đây họ của đứa trẻ sẽ theo cha hoặc mẹ tùy vào thỏa thuận. Thực tế không ít những cặp vợ chồng sau một quá trình sống chung không tìm được tiếng nói chung mà quyết định ly hôn. Sau quá trình ly hôn thì người được quyền nuôi con không muốn con mang họ của người kia. Nhưng lại không rõ có được phép thay đổi họ cho con trong trường hợp này không? Về vấn đề này Luật sư X đã nhận được rất nhiều câu hỏi. Hãy cùng với chúng tôi làm rõ các nội dung xoay quanh vấn đề này qua việc trả lời câu hỏi của một vị khách dưới đây.

” Chào Luật sư tôi và chồng lấy nhau được 05 năm; sau quá trình sống chung vì có nhiều mâu thuẫn nên chúng tôi quyết định ly hôn. Tôi được quyền nuôi con là cháu Nguyễn Hà N ( 10 tuổi). Do chồng cũ của tôi từng có tiền án vì không muốn cho con mang họ bố nên tôi muốn đổi họ cho con. Nhưng không rõ có thể thực hiện được không? Mong nhận được sự tư vấn từ luật sư”.

Căn cứ pháp lý

Luật hộ tịch năm 2014

Bộ luật dân sự năm 2015

Nội dung tư vấn

Trường hợp được thay đổi họ

Có họ, tên là quyền của mỗi cá nhân. Theo quy định tại Điều 27 BLDS 2015 thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:

  • Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;
  • Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ; mẹ đẻ sang họ của cha nuôi; họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;
  • Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này; cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ; mẹ đẻ;
  • Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ; của con khi xác định cha, mẹ cho con;
  • Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
  • Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân; lấy lại họ trước khi thay đổi;
  • Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;
  • Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó. Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ.

Căn cứ vào quy định trên của pháp luật, thì chị có thể đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi họ cho con. Và trong trường hợp này con chị 10 tuổi theo quy định thì việc thay đổi họ sẽ phải được sự đồng ý của bé và chồng cũ thì mới có thể thực hiện thay đổi họ cho con được.

Cơ quan có thẩm quyền thay đổi họ

  • Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây; nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi họ cho người chưa đủ 14 tuổi (Điều 27 Luật Hộ tịch 2014);
  • Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây; nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi họ cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước (khoản 3 Điều 46 Luật Hộ tịch).

Thủ tục để tiến hành thay đổi họ cho con

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ: Người yêu cầu đăng ký thay đổi hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

Bước 2. Nộp hồ sơ đã chuẩn bị đến UBND xã có thẩm quyền

Bước 3. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tnêu trên; nếu thấy việc thay đổi hộ tịch là có cơ sở; phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan; công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch; cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp thay đổi hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh; Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung thay đổi; cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.

Trường hợp đăng ký thay đổi hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì UBND cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến UBND nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.

Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì UBND cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Có được đổi họ cho con sau khi ly hôn không?. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu tư vấn về các vấn đề liên quan của luật sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Thực hiện việc thay đổi họ cho con mất phí, lệ phí không?

Theo Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC, lệ phí hộ tịch thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Mỗi tỉnh sẽ có một mức lệ phí thay đổi họ tên khác nhau.
Việc thay đổi họ, tên không làm thay đổi; chấm dứt quyền; nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ; tên cũ.
Sau khi thay đổi họ; tên trên giấy khai sinh, người thay đổi họ, tên có thể làm lại; điều chỉnh thông tin trên các giấy tờ có liên quan theo quy định của pháp luật.

Các giấy tờ cần chuẩn bị trong hồ sơ là gì?

Hồ sơ thay đổi họ cho con bao gồm các giấy tờ:
– Tờ khai đăng kí việc thay đổi họ cho con ( có sự đồng ý của con và chồng cũ ghi trong tờ khai)
– Bản gốc giấy khai sinh của con
– Bản sao có chứng thực CMND/hộ chiếu và hộ khẩu của chị và chồng cũ.

Đổi họ chon con sau khi ly hôn có bắt buộc cần sự đồng ý của chồng cũ?

Theo điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định:
“Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó”.
Như vậy việc thay đổi họ của con buộc phải thể hiện rõ sự đồng ý của người cha trong tờ khai xin thay đổi; đó là yêu cầu bắt buộc.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm