Bảo hiểm xã hội là quyền lợi của người lao động. Vậy liệu khi người lao động nữ chưa đóng bảo hiểm xã hội đủ sáu tháng trước khi sinh thì có được hưởng chế độ thai sản không? Liệu pháp luật có quy định trường hợp nào Có được hưởng thai sản khi không đóng BHXH sáu tháng trước khi sinh? Để làm rõ vấn đề này, hãy cùng luật sư X tìm hiểu thêm thông tin về chế độ thai sản thông qua bài viết sau đây nhé.
Cơ sở pháp lý
Chế độ thai sản là gì?
Chế độ thai sản là một trong các chế độ bảo hiểm phát sinh; khi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Theo đó khi người lao động thuộc một trong các trường hợp được hưởng chế độ thai sản; cũng như đáp ứng các quy định về thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc; thi được hưởng chế độ thai sản.
Thời gian tối thiểu đóng BHXH để được hưởng chế độ thai sản là bao lâu?
Theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Do đó, lao động nữ mang thai cũng sẽ được tham gia BHXH bắt buộc nếu làm việc theo hợp đồng lao động từ 01 tháng trở lên.
Người lao động sẽ được hưởng các chế độ của BHXH; trong đó có chế độ thai sản. Tuy nhiên, để được hưởng chế độ thai sản, lao động nữ sinh con phải đảm bảo điều kiện tại Điều 31 Luật BHXH năm 2014:
“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
…
b) Lao động nữ sinh con;…
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.“
Chu kỳ mang thai của phụ nữ sẽ rơi vào khoảng 09 tháng. Do đó, nếu lao động nữ mang thai đáp ứng được điều kiện đóng bảo hiểm xã hội 06 tháng liên tục, thì bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản. Như vậy, ít nhất bạn phải đóng bảo hiểm xã hội liên tục đủ 06 tháng, bạn mới có thể được hưởng chế độ thai sản. Những trường hợp còn lại không được hưởng bảo hiểm thai sản
Đóng bảo hiểm không đủ 6 tháng trước khi sinh có được hưởng chế độ thai sản không? Cách tính đủ 6 tháng thai sản?
Căn cứ Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động tham gia BHXH bắt buộc được hưởng chế độ thai sản khi:
– Thuộc một trong các trường hợp:
(1) Lao động nữ mang thai.
(2) Lao động nữ sinh con.
(3) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ.
(4) Người lao động nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi.
(5) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, triệt sản.
(6) Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con.
– Có thời gian tham gia BHXH bắt buộc:
+ Từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh hoặc nhận nuôi con nuôi: Trường hợp (1), (2), (3).
+ Từ đủ 03 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh: Trường hợp (2) đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ.
Như vậy, có thể thấy, vẫn có trường hợp đóng BHXH không đủ 06 tháng trong vòng 12 tháng trước sinh mà vẫn được hưởng chế độ thai sản. Tuy nhiên, để được giải quyết chế độ, lao động nữ cần thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
– Đã tham gia BHXH từ đủ 12 tháng trở lên;
– Đóng BHXH từ đủ đủ 03 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh;
– Khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ.
Tự đóng bảo hiểm xã hội cho đủ 6 tháng có được hưởng chế độ thai sản không?
Điều 31 Luật BHXH quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
1. NLĐ được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Lao động nữ mang thai; b) Lao động nữ sinh con; c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; d) NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi; đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản; e) Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con.
2. NLĐ quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 điều này phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. NLĐ quy định tại điểm b khoản 1 điều này đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Do đó, nếu bạn đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên và có đóng BHXH đủ 3 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con mà phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì vẫn được hưởng chế độ thai sản.
Nếu bạn không thuộc trường hợp trên thì sẽ không được hưởng chế độ thai sản dù có Tự đóng bảo hiểm xã hội thì vấn không được được hưởng chế độ thai sản, vì hiện nay BHXH tự nguyện chỉ có hai chế độ hưu trí và tử tuất, không có chế độ thai sản.
Thủ tục và hồ sơ đăng ký hưởng bảo hiểm thai sản
Theo quy định tại điều 101của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:
- Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
- Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết; bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;
- Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh; chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;
- Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
- Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật BHXH năm 2014
Trình tự thủ tục hưởng chế độ thai sản
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ
Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày người lao động trở lại làm việc (có thể trở lại trước hoặc sau khi hết thời gian nghỉ thai sản) người lao động có trách nhiệm nộp đầy đủ hồ sơ cho người sử dụng lao động để tiến hành thủ tục đăng ký hưởng bảo hiểm thai sản.
Trường hợp, người lao động nghỉ việc; thôi việc trước thời điểm sinh con; nhận nuôi con nuôi thì cần nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan BHXh nơi đăng ký hưởng chế độ thai sản. Trình tự thực hiện thủ tục hưởng bảo hiểm thai sản theo quy định.
Bước 2: Lập và nộp hồ sơ đăng ký hưởng bảo hiểm thai sản
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người lao động; chủ sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Bước 3: Giải quyết chế độ thai sản cho người lao động
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ do người sử dụng lao động (thường là công ty/doanh nghiệp; cơ quan nhà nước …). Cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết chế độ và chi trả tiền cho người lao động thông qua việc chuyển khoản qua tài khoản đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con; hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải giải quyết hoặc chi trả trực tiếp cho người lao động.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Có được hưởng thai sản khi không đóng BHXH sáu tháng trước khi sinh?” Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; tra số mã số thuế cá nhân, xin đổi tên trong giấy khai sinh, tra cứu thông tin quy hoạch, giấy cam đoan đăng ký lại khai sinh, mã số thuế cá nhân, thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội của chúng tôi; LSX là đơn vị dịch vụ luật uy tin, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước thông qua web luatsux, lsx, web nước ngoài Lsxlawfirm. Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm
- Thủ tục làm bản sao giấy khai sinh mới nhất hiện nay 2022
- Vi phạm quy định về đăng ký khai sinh có bị xử phạt không?
- Hướng dẫn thủ tục đổi tên giấy khai sinh nhanh chóng nhất
- Tài sản trong hôn nhân thực tế được quy định như thế nào
Câu hỏi thường gặp
Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con khi có đủ các điều kiện sau đây:
Sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng;
Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.
Ngoài tiền lương của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn theo quy định pháp luật.
Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
Lưu ý: Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết; nhưng tổng thời gian nghỉ trc và sau sinh không quá thời gian tối đa được hưởng nêu ở trên.
Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:
“4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
…
6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.”
Nếu chị nghỉ chế độ thai sản trong tháng 3 từ 14 ngày làm việc trở lên thì tháng 3 sẽ được coi là đóng BHXH. Việc xác định số ngày làm việc dựa trên HĐLĐ mà chị và công ty đã thỏa thuận.
Khi rút BHXH một lần thì chỉ tính tổng số tháng mà chị đã đóng BHXH để tính hưởng.