Tài sản trong hôn nhân thực tế được quy định như thế nào?

bởi Hữu Duy
Tài sản trong hôn nhân thực tế

Chào Luật sư, tôi với chồng tôi chung sống với nhau mà không đăng ký kết hôn từ năm 1976 và có 3 người con. Tôi và chồng đang dự định không chung sống với nhau nữa và có tranh chấp với nhau về vấn đề tài sản. Luật sư có thể cung cấp cho tôi các kiến thức pháp lý về vấn đề tài sản trong hôn nhân thực tế được không ạ? Cảm ơn Luật sư!

Vâng, ly hôn sẽ dẫn đến các tranh chấp về vấn đề tài sản. Sau đây, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về Tài sản trong hôn nhân thực tế qua bài viết này nhé!

Căn cứ pháp lý

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 

Nghị định 126/2014/NĐ-CP

Thông tư 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP

Tài sản trong hôn nhân thực tế

Tài sản trong hôn nhân thực tế được quy định như thế nào?
TTài sản trong hôn nhân thực tế được quy định như thế nào?

Hôn nhân thực tế là trường hợp nam nữ sống chung với nhau và thỏa mãn những điều kiện theo quy định của pháp luật nhưng không thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn vẫn được pháp luật công nhận là hôn nhân hợp pháp, được giải quyết quyền, lợi ích và nghĩa vụ như là hôn nhân hợp pháp.

Theo Thông tư 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP, Thông tư liên tich của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp về việc thi hành luật hôn nhân và gia đình thì những trường hợp hai bên nam nữ không đăng ký kết hôn vẫn được pháp luật công nhận là hôn nhân thực tế, quyền và nghĩa vụ được áp dụng như hôn nhân hợp pháp như sau:

  • Hai bên nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng, xác lập quan hệ vợ chồng với nhau trước ngày 03/01/1987.

Các mối quan hệ hôn nhân của hai bên nam nữ hình thành từ thời điểm Luật Hôn nhân và gia đình 1986 có hiệu lực là thời điểm pháp luật chưa thật sự đi sâu và phổ biến trong đời sống của người dân. Nắm bắt được tình hình đó, nhằm bảo đảm sự ổn định về mặt nhân khẩu tại địa phương, quy định của pháp luật vẫn công nhận những cặp vợ chồng này có hôn nhân hợp pháp.

  • Hai bên nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng sau thời điểm Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực đến trước ngày 01/01/2001.

Đối với những trường hợp nam nữ sống chung với nhau, kể từ sau khi Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 đến trước thời điểm Luật Hôn nhân và gia đình 2000 có hiệu lực, mặc dù họ có đủ điều kiện theo quy định của luật để kết hôn nhưng vẫn chưa làm thủ tục đăng ký thì bắt buộc phải làm thủ tục đăng ký kết hôn lên cơ quan có thẩm quyền để được công nhận là vợ chồng hợp pháp, nhưng phải đăng ký kết hôn trong khoảng thời gian từ thời điểm ngày 1 tháng 1 năm 2001 đến thời điểm ngày 1 tháng 1 năm 2003.

  • Thời điểm ngày 1 tháng 1 năm 2003 trở đi, các cặp vợ chồng không tiến hành thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn hợp pháp thì họ sẽ không được xem là vợ chồng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Theo đó, nếu có yêu cầu về thực hiện thủ tục ly hôn thì không áp dụng luật mà chỉ xử lý về vấn đề tranh chấp quyền nuôi con và tranh chấp phân chia tài sản.

Tranh chấp tài sản trong hôn nhân thực tế

Căn cứ vào Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014, tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân gồm:

Tài sản do vợ, chồng tại ra;

Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng;

Thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung;

Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Tài sản trong hôn nhân thực tế được quy định như thế nào?
Tài sản trong hôn nhân thực tế được quy định như thế nào?

Điều 9 Nghị định 126/2014/NĐ-CP giải thích thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân. Theo đó, thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân bao gồm:

  • Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 11 của nghị định này;
  • Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyên sở hữu theo quy định của Bộ luật dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước;
  • Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP giải thích về hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng như sau:

  • Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của vợ, chồng;
  • Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ, chồng.

Thủ tục khởi kiện tranh chấp tài sản sau ly hôn

Thủ tục khởi kiện tranh chấp tài sản sau ly hôn có các bước như sau (trình tự áp dụng với vụ việc không có yếu tố nước ngoài):

  1. Nộp đơn yêu cầu ly hôn tại toà án cấp huyện nơi bị đơn cư trú. (Hoặc có thể thoả thuận nộp đơn nơi nguyên đơn cư trú theo quy định tại Điều 39 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015). Về nội dung đơn yêu cầu ly hôn và tài liệu chứng cứ kèm theo, hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn trực tiếp, cụ thể.
  2. Toà án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn.
  3. Nộp tạm ứng án phí sơ thẩm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14.
  4. Toà án tổ chức hoà giải. Toà án ra quyết định đình chỉ vụ án, Quyết định công nhận hòa giải thành hoặc quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về: “Tài sản trong hôn nhân thực tế

Với dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín; đúng thời hạn; đảm bảo chi phí phù hợp, tiết kiệm; cam kết bảo mật thông tin khách hàng 100%, Luật sư X là sự lựa chọn hàng đầu trong dịch vụ thành lập công ty, ngừng kinh doanh, hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu… Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0833102102  để được giải đáp! Hoặc thông qua các kênh sau:

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Daihats

Câu hỏi thường gặp

Cách thức để giải quyết tranh chấp tài sản trong hôn nhân thực tế?

Các cách thức giải quyết tranh chấp tài sản trong thời kỳ hôn nhân bao gồm: hòa giải, thương lượng và khởi kiện

Chưa chia tài sản xong thì không được ly hôn có đúng không?

Vấn đề về tài sản và ly hôn trong phạm trù này không liên quan đến nhau. Vì trong thực tế việc chia tài sản là thỏa thuận giữa hai bên. Trừ phi không thể thỏa thuận với nhau mới phải hờ đến pháp luật xem xét và xử lý. Như vậy trong quá trình chia tài sản vẫn có thể tiến hành ly hôn bình thường.

Sau ly hôn, tài sản riêng của vợ/chồng có bị chia đôi không? (Trong điều kiện là tài sản thừa kế của cha mẹ)

Đối với trường hợp tài sản thừa kế của cha mẹ cho riêng mình và không có thỏa thuận gì khác về hợp nhất khối tài sản thì tài sản này sẽ là của riêng người được thừa kế. Trừ trường hợp bạn muốn chia hay không. Vậy nên ly hôn không ảnh hưởng gì tới tài sản thừa kế của riêng bạn.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm