Có được phép rải tiền thật trên đường đi đưa tang?

bởi Hương Giang
Có được phép rải tiền thật trên đường đi đưa tang

Việc rải tiền trong đám ma là hủ tục đã có từ rất lâu đời trong xã hội hiện nay. Vấn đề rải tiền thật trên đường đi đám ma được báo chí nhắc đến rất nhiều. Nhiều độc giả thắc mắc không biết liệu xét dưới góc độ pháp luật, Có được phép rải tiền thật trên đường đi đưa tang không? Rải tiền khi đưa tang có vi phạm pháp luật không? Rải tiền thật trên đường đi đưa tang bị xử phạt bao nhiêu tiền? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đền này thông qua bài viết “Có được phép rải tiền thật trên đường đi đưa tang?” cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Rải tiền khi đưa tang có vi phạm pháp luật không?

Trước hết cần phải khẳng định rằng, hành động rải tiền; đang được phép lưu hành ra ngoài đường là một hành vi phản văn hóa và không văn minh; trong đời sống hiện đại. Và theo quy định tại Khoản 2, Điều 3 Luật Ngân hàng thì một trong những hành vi; bị nghiêm cấm là: Hủy hoại tiền Việt Nam bằng bất kỳ hình thức nào. Như vậy, hành vi rải tiền đang được phép lưu hành ra ngoài đường; là hành vi vi phạm pháp luật.

Vì đây là hành vi cố tình vứt bỏ đồng tiền đang được lưu hành. Theo đó, nếu những đồng tiền này không có người lượm hoặc bị hư hỏng do thời tiết; như mưa, nắng, gió hoặc bị các phương tiện giao thông cán qua làm rách; nát, biến dạng không thể lưu hành được.

Có được phép rải tiền thật trên đường đi đưa tang?

Căn cứ Điều 10 Thông tư 04/2011/TT-BVHTTDL sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 2 Thông tư 30/2018/TT-BVHTTDL quy định tổ chức lễ tang như sau:

1. Lễ tang được tổ chức tại nhà hoặc tại địa điểm công cộng phải thực hiện các quy định sau:

a) Lễ tang phải được tổ chức chu đáo, trang nghiêm, tiết kiệm, phù hợp với tập quán, truyền thống văn hoá dân tộc và hoàn cảnh gia đình người qua đời;

b) Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức lễ tang chu đáo; vận động gia đình có người từ trần xoá bỏ các hủ tục lạc hậu, các hành vi mê tín dị đoan trong lễ tang;

c) Việc quàn ướp thi hài thực hiện theo Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26 tháng 5 năm 2009 của Bộ Y tế hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng.

d) Việc mặc tang phục và treo cờ tang trong lễ tang thực hiện theo truyền thống của địa phương, dân tộc và tôn giáo; chỉ treo cờ tang tại địa điểm tổ chức lễ tang;

đ) Không cử nhạc tang trước 06 giờ sáng và sau 22 giờ đêm; âm thanh đảm bảo không vượt quá độ ồn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam thực hiện tại bản tiêu chuẩn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 2351/1998/QĐ-BKHCNMT ngày 5 tháng 12 năm 1998 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ).

Trường hợp người qua đời theo một tôn giáo hoặc là đồng bào dân tộc thiểu số, trong lễ tang được sử dụng nhạc tang của tôn giáo hoặc của dân tộc thiểu số đó; không sử dụng các nhạc khúc không phù hợp trong lễ tang;

e) Cấm rải tiền Việt Nam và các loại tiền của nước ngoài trên đường đưa tang;

g) Người qua đời phải được chôn cất trong nghĩa trang; trường hợp chưa xây dựng được nghĩa trang, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm hướng dẫn nhân dân tổ chức chôn cất phù hợp với quy hoạch quỹ đất của địa phương;

h) Việc tổ chức ăn uống trong lễ tang chỉ thực hiện trong nội bộ gia đình, dòng họ và phải đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm; (đã bị bãi bỏ)

i) Nghiêm cấm lợi dụng việc tang để hành nghề mê tín dị đoan dưới mọi hình thức; nghiêm cấm lợi dụng việc tang để cản trở việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân trước pháp luật.

2. Lễ tang của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp của Nhà nước; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang (quân đội nhân dân và công an nhân dân), khi tổ chức, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, còn phải thực hiện các quy định tại Nghị định số 62/2001/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2001 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức tang lễ đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước khi từ trần.

3. Khuyến khích các hoạt động sau trong tổ chức việc tang:

a) Các nghi thức cúng ba ngày, bảy ngày, bốn chín ngày, một trăm ngày, giỗ đầu, giỗ hết, cải táng chỉ thực hiện trong ngày và trong nội bộ gia đình, dòng họ;

b) Thực hiện hình thức hoả táng, điện táng, hung táng một lần vào khu vực nghĩa trang đã được quy hoạch;

c) Việc chôn cất người qua đời thực hiện theo hướng dẫn tại Nghị định số 35/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang;

d) Xoá bỏ các hủ tục mê tín lạc hậu như yểm bùa, trừ tà, lăn đường, khóc mướn và những nghi thức rườm rà khác;

đ) Không rắc vàng mã trên đường đưa tang.

Như vậy, khi tổ chức tang lễ thì trên đường đưa tang, không được phép rải tiền Việt Nam và các loại tiền của nước ngoài. Việc rải tiền thật sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật. Việc rải tiền không chỉ đang vô tình gây lãng phí mà còn khiến người đi đường gặp nguy hiểm, gây mất mỹ quan đô thị vì những tờ tiền thật, tiền giả bị rải trên đường trông như rác được vứt ra. Từ chỗ rải tiền vàng mã đến rải luôn tiền thật trong các đám tang là hành động coi nhẹ đồng tiền được pháp luật bảo hộ. Không có quy định nào của pháp luật cho phép người dân rải tiền thật trong đám tang.

Có được phép rải tiền thật trên đường đi đưa tang
Có được phép rải tiền thật trên đường đi đưa tang

Rải tiền thật trên đường đi đưa tang bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Theo Điều 31 Nghị định 88/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi Khoản 20 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về bảo vệ tiền Việt Nam như sau:

1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện tiền giả loại mới;

b) Không thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện có dấu hiệu tàng trữ, lưu hành, vận chuyển tiền giả;

c) Bố trí người làm công tác thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả chưa qua tập huấn về kỹ năng nhận biết tiền thật, tiền giả hoặc chưa qua bồi dưỡng nghiệp vụ giám định tiền;

d) Không giao nộp tiền giả theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Phát hiện tiền giả nhưng không thu giữ;

b) Phát hiện tiền nghi giả nhưng không tạm giữ;

c) Không lập biên bản hoặc thu giữ tiền giả, không đóng dấu, bấm lỗ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về xử lý tiền giả, tiền nghi giả khi thu giữ tiền giả hoặc tạm giữ tiền nghi giả.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật.

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sao chụp, in ấn, sử dụng bố cục, một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, chi tiết, hoa văn của tiền Việt Nam không đúng quy định của pháp luật

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này, giao cơ quan có thẩm quyền xử lý.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc đóng dấu, bấm lỗ tiền giả theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước về xử lý tiền giả, tiền nghi giả đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;

b) Buộc tiêu hủy toàn bộ tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;

c) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

Theo đó, hành vi rải tiền trên đường đi đưa tang dẫn đến phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng theo quy định trên.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Có được phép rải tiền thật trên đường đi đưa tang?”. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến đổi tên đệm Bắc Giang. Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Xin phép tổ chức lễ tang ở hội trường phường có được không?

Tại Điều 9 Thông tư 04/2011/TT-BVHTTDL quy định trách nhiệm tổ chức lễ tang như sau:
1. Lễ tang do gia đình người qua đời quyết định tổ chức tại nhà hoặc tại địa điểm công cộng.
2. Trong trường hợp lễ tang do Ban lễ tang tổ chức, Ban lễ tang có trách nhiệm phối hợp với gia đình người qua đời thống nhất quyết định những vấn đề liên quan đến việc tổ chức tang lễ.
3. Nếu người qua đời không có gia đình hoặc thân nhân đứng ra tổ chức lễ tang thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phối hợp với các đoàn thể quần chúng chịu trách nhiệm tổ chức khâm liệm và mai táng chu đáo theo phong tục truyền thống.
Như vậy, gia đình người qua đời có thể xin phép tổ chức tang lễ tại địa điểm công cộng là hội trường phường theo quy định.

Xử phạt đối với hành vi rải tiền thật trong đám tang tối đa bao nhiêu tiền?

Căn cứ Khoản 3, Khoản 5 Điều 31 Nghị định 96/2014/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về bảo vệ tiền Việt Nam, hành vi rải tiền thật trong đám tang dẫn đến phá hoại, hủy hoại tiền sẽ bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

Đốt tiền thật có bị xử phạt?

Theo quy định tại Điều 31 Nghị định 96/2014/NĐ-CP về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi hủy hoại tiền tệ như sau:
“Điều 31. Vi phạm quy định về bảo vệ tiền Việt Nam
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật.
5. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm tại các Khoản 2, 3, 4 Điều này, giao cơ quan có thẩm quyền xử lý.”
Như vậy theo quy định của pháp luật thì hành vi hủy hoại tiền Việt Nam bằng bất kì hình thức nào: đốt, xé, cắt, vò,… là hành vi trái pháp luật. Mức xử phạt đối với hành vi hủy hoạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, bên cạnh đó còn bị tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiên thực hiện hành vi vi phạm.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm