Có được tự ý chặt cây xanh đô thị do chắn lối vào nhà hay không?

bởi Gia Vượng
Có được tự ý chặt cây xanh đô thị do chắn lối vào nhà hay không?

Xin chào Luật sư X. Hiện tại tôi đang có thắc mắc về quy định pháp luật về vấn đề như sau, mong được Luật sư hỗ trợ giải đáp. Trước cửa nhà tôi có cây xanh chắn lối đi vào làm các phương tiện của nhà tôi đi ại rất khó khăn nên tôi muốn chặt đi những cây này tuy nhiên không biết rằng có được tự ý chặt cây xanh đô thị do chắn lối vào nhà không? Nếu không thì làm sao để chặt bỏ cây đi nhưng vẫn đúng luật? Mong được Luật sư hỗ trợ, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Có được tự ý chặt cây xanh đô thị do chắn lối vào nhà hay không?

Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 64/2010/NĐ-CP quy định về chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị như sau:

“1. Điều kiện chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị:

a) Cây đã chết, đã bị đổ gãy hoặc có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm;

b) Cây xanh bị bệnh hoặc đến tuổi già cỗi không đảm bảo an toàn;

c) Cây xanh trong các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.

2. Các trường hợp chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị phải có giấy phép:

a) Cây xanh thuộc danh mục cây bảo tồn;

b) Cây bóng mát trên đường phố;

c) Cây bóng mát; cây bảo tồn; cây đã được đánh số, treo biển trong công viên, vườn hoa, các khu vực công cộng và các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình;

d) Cây bóng mát có chiều cao từ 10m trở lên; cây bảo tồn trong khuôn viên của các tổ chức, cá nhân.

3. Các trường hợp được miễn giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị là: chặt hạ ngay cho tình thế khẩn cấp, do thiên tai hoặc cây đã chết, đã bị đổ gãy. Trước khi chặt hạ, dịch chuyển phải có biên bản, ảnh chụp hiện trạng và phải báo cáo lại cơ quan quản lý cây xanh đô thị chậm nhất trong vòng 10 ngày kể từ ngày thực hiện xong.

4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị bao gồm:

a) Đơn đề nghị nêu rõ vị trí chặt hạ, dịch chuyển; kích thước, loại cây và lý do cần chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị;

b) Sơ đồ vị trí cây xanh đô thị cần chặt hạ, dịch chuyển;

c) Ảnh chụp hiện trạng cây xanh đô thị cần chặt hạ, dịch chuyển.

5. Tiếp nhận hồ sơ và thời gian giải quyết cấp giấy phép

a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị được nộp tại cơ quan quản lý cây xanh đô thị theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Thời gian giải quyết cho việc cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển tối đa không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép và giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II của Nghị định này.

7. Thực hiện việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị

a) Thời hạn để thực hiện việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị không quá 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép;

Có được tự ý chặt cây xanh đô thị do chắn lối vào nhà hay không?
Có được tự ý chặt cây xanh đô thị do chắn lối vào nhà hay không?

b) Đối với việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh trong các dự án đầu tư xây dựng công trình phải được thực hiện theo tiến độ thực hiện dự án;

c) Trước khi triển khai việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh, tổ chức hoặc cá nhân thực hiện phải thông báo cho chính quyền địa phương;

d) Việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị trong các khu vực công cộng và trong các khuôn viên của tổ chức, cá nhân quản lý phải bảo đảm quy trình kỹ thuật, an toàn cho người và tài sản.

8. Đơn vị thực hiện dịch vụ quản lý cây xanh đô thị được giao nhiệm vụ chặt hạ, dịch chuyển cây xanh sử dụng công cộng đô thị trên địa bàn phải tuân thủ đúng quy định tại Điều này. Trong trường hợp chặt hạ, dịch chuyển cây xanh sử dụng công cộng đô thị và trồng cây mới phải bảo đảm đúng quy định tại Điều 11 Nghị định này.

9. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu chính đáng về chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị ngoài việc tuân thủ các quy định tại Điều này còn phải có trách nhiệm đền bù giá trị cây, chịu mọi chi phí cho việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị.”

Theo đó, muốn chặt hạ cây xanh đô thị thì cây đó phải đáp ứng các điều kiện trên và cá nhân, tổ chức muốn chặt hạ, dịch chuyển cây xanh thì phải được cấp phép theo định định pháp luật. Cá nhân không có giấy phép mà tự ý chặt hạ cây xanh sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

Mức phạt tự ý chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị khi chưa được cho phép là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 54 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về bảo vệ cây xanh, công viên và vườn hoa như sau:

“1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Đục khoét, đóng đinh vào cây xanh, cắt cành cây, lột vỏ thân cây, phóng uế quanh gốc cây;

b) Chăm sóc, cắt tỉa cây không tuân thủ quy trình kỹ thuật.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Đổ chất độc hại, vật liệu xây dựng vào gốc cây xanh; đun nấu, đốt gốc, xây bục, bệ quanh gốc cây;

b) Trồng cây xanh trên hè, dải phân cách, đường phố, nút giao thông hoặc khu vực công cộng không đúng quy định;

c) Trồng các loại cây trong danh mục cây cấm trồng hoặc cây trong danh mục cây trồng hạn chế khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép;

d) Ngăn cản việc trồng cây xanh theo quy định;

đ) Trồng cây xanh đô thị không đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, không đúng chủng loại, tiêu chuẩn cây và bảo đảm an toàn.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tự ý chặt hạ, dịch chuyển, đào gốc cây xanh đô thị hoặc chặt rễ cây xanh khi chưa được cấp phép.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu với hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều này;

b) Buộc trồng cây xanh đô thị đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, chủng loại, tiêu chuẩn cây với hành vi quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này.”

Như vậy, theo quy định nêu trên khi cá nhân có hành vi tự ý chặt hạ cây xanh đô thị sẽ bị phạt hành chính từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Các trường hợp được miễn giấy phép chặt hạ cây xanh đô thị

Bên cạnh các điều kiện để chặt hạ cây xanh đô thị, vì tính cấp thiết mà được miễn giấy phép chặt hạ cây, như: chặt hạ ngay cho tình thế khẩn cấp, do thiên tai hoặc cây đã chết, đã bị đổ gãy được quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 64/2010/NĐ-CP.

Tuy nhiên, trong những trường hợp này, trước khi thực hiện việc chặt cây phải có biên bản, ảnh chụp hiện trạng và phải báo cáo lại cơ quan quản lý cây xanh đô thị chậm nhất trong vòng 10 ngày kể từ ngày thực hiện xong việc chặt cây.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là bài viết tư vấn về “Có được tự ý chặt cây xanh đô thị do chắn lối vào nhà hay không?” Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới dịch vụ Đăng ký khai sinh con ngoài giá thú thì hãy liên hệ ngay tới hotline 0833102102 Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Câu hỏi thường gặp:

Quy định pháp luật về trách nhiệm đền bù giá trị cây xanh bị chặt hạ như thế nào?

Theo khoản 9 Điều 14 Nghị định 64/2010/NĐ-CP thì các tổ chức, cá nhân có nhu cầu chính đáng về chặt hạ cây xanh đô thị ngoài việc tuân thủ các quy định tại Điều 14 Nghị định 64/2010/NĐ-CP còn phải có trách nhiệm đền bù giá trị cây, chịu mọi chi phí cho việc chặt hạ cây xanh đô thị.
Theo đó, cá nhân có thể chặt hạ cây xanh nếu cây đó thuộc trường hợp được miễn giấy phép chặt hạ và cá nhân phải chứng minh điều này.

Cây xanh đô thị là gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 64/2010/NĐ-CP giải thích từ ngữ “cây xanh đô thị” như sau:
“2. Cây xanh đô thị là cây xanh sử dụng công cộng, cây xanh sử dụng hạn chế và cây xanh chuyên dụng trong đô thị.”

Ai có trách nhiệm quản lý cây xanh đô thị?

Nghị định 64/2010/NĐ-CP quy định các cơ quan sau có trách nhiệm trong việc quản lý cây xanh đô thị: Trách nhiệm của các Bộ, ngành; Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện; Trách nhiệm của Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm