Chùa Hương nổi tiếng là linh thiêng, được nhiều du khách chọn lựa đến để cầu may và mong muốn những điều tốt đẹp đến. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều đối tượng đến phá rối trật tự bằng nhiều hình thức như, trộm cắp, chèo kéo “cò mồi” ở chùa Hương nhầm trục lợi cá nhân. Vậy cò mồi là gì? Hành vi cò mồi ở chùa Hương phạt tội gì? Để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
Hành vi cò mồi ở chùa Hương được hiểu như thế nào?
Hiện này ở chùa hương xuất hiện nhiều đối tượng có hành vi cò mồi như:
Chèo kéo, dùng xe bám đuôi, mời chào khách lái đò đi tham quan chùa Hương, sau đó thực hiện hành vi “xin tiền” đò trong khi đối với khách đi đò tham quan chùa Hương, sẽ được Ban tổ chức bán vé với giá niêm yết tại các điểm bán vé là 130.000 đồng, bao gồm 80.000 đồng tiền đò và 50.000 đồng vé thắng cảnh. Khi mua vé này, du khách sẽ không phải trả thêm phí khác. Có thể thấy đây là “cò mồi” hoạt động có tổ chức. Chúng phân chia công việc nhầm thu hút, nếu kéo khách tham quan lên đò lái rồi giở các thủ đoạn môi tiền.
Cò mồi ở chùa Hương phạt tội gì?
Dựa vào các hành vi trên có thể phạt vào các tội sau đây:
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự
Cấu thành tội phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự
– Chủ thể: Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự
– Khách thể: Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.
– Mặt chủ quan:
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác do mình thực hiện hành vi là gian dối, trái pháp luật. Đồng thời thấy trước hậu quả của hành vi đó là tài sản của người khác bị chiếm đoạt trái pháp luật và mong muốn hậu quả đó xảy ra.
– Mặt khách quan:
+ Về hành vi: Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản:
(i) Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản.
(ii) Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình.
(iii) Dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản.
+ Về giá trị tài sản: Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ 2.000.000 đồng trở lên.
Nếu dưới hai triệu đồng thì phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì người thực hiện hành vi nêu trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
Các khung hình phạt đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự
* Khung 1
Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
– Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
– Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
* Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
– Có tổ chức;
– Có tính chất chuyên nghiệp;
– Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
– Tái phạm nguy hiểm;
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
– Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
* Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
– Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
– Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
* Khung 4: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
– Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
– Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
* Hình phạt bổ sung
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
(Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017))
Mức phạt hành chính đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Trường hợp hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản chưa đủ các điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), thì người có hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính.
Cụ thể theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Ngoài ra, người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn phải chịu hình phạt bổ sung và thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả, cụ thể như sau:
– Hình phạt bổ sung:
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
+ Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính
– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Tội gây rối trật tự công cộng
Theo quy định tại Điều 318 Bộ luật hình sự về Tội gây rối trật tự công cộng như sau:
“1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.”
Yếu tố cấu thành Tội gây rối trật tự công cộng
Các yếu tố cấu thành tội phạm gây rối trật tự công cộng gồm 4 yếu tố cơ bản:
– Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội phạm này có các dấu hiệu sau:
+ Về hành vi. Có hành vi gây rối trật tự công cộng. Đây là hành vi của những người có thái độ coi thường trật tự những nơi đông người như chợ, trường học, nhà thờ, công viên, nhà ga, bến xe, bến tàu…cụ thể như: Có lời nói thô tục xúc phạm những người xung quanh tại nơi công cộng; Có hành vi thô bạo xúc phạm những người xung quanh tại nơi công cộng (đặc biệt là phụ nữ); Có hành vi dùng vũ lực để quậy phá, làm hư hỏng tài sản của nhà nước, của công dân ở nơi công cộng (như đập phá tượng đài, làm hư các biểu tượng, tranh cổ động, xe ô tô…)…
+ Hành vi nêu trên phải gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này. Hậu quả xảy ra mà thuộc một trong các trường hợp sau đây bị coi là “gây hậu quả nghiêm trọng” và phải chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự: Cản trở, ách tắc giao thông đến dưới 2 giờ; Cản trở sự hoạt động bình thường của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tô chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân; Thiệt hại về tài sản có giá trị từ mười triệu đồng trở lên; Chết người…
Ngoài các hậu quả xảy ra về tính mạng, sức khỏe và tài sản được hướng dẫn trên đây, thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất như hành vi trên có ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, ngoại giao, đến trật tự, an toàn xã hội…Trong các trường hợp này phải tùy theo từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ hậu quả do tội phạm gây ra có phải là nghiêm trọng hay không.
– Khách thể: Hành vi nêu trên xâm phạm đến trật tự, an toàn công cộng, đồng thời còn xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.
– Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
– Chủ thể: Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
Hình phạt Tội gây rối trật tự công cộng
Mức hình phạt của tội phạm này được chia làm hai khung, cụ thể như sau:
– Khung 1 (khoản 1): Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
– Khung hai (khoản 2): Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm khi: Có tổ chức; Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách; Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng; Xúi giục người khác gây rối; Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng; Tái phạm nguy hiểm.
Xử phạt hành chính:
Trường hợp chưa đủ yếu tố cấu hành tội gây rối trật tự công cộng theo quy định Bộ luật hình sự, hành vi gây rối trật tự công cộng có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Có thể bạn quan tâm
- Quy định có làm căn cước công dân online được không năm 2022
- Đi làm căn cước công dân cần những gì theo quy định mới 2022
- Đi làm căn cước công dân ở đâu theo quy định năm 2022
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Cò mồi ở chùa Hương phạt tội gì?” Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến dịch vụ đổi tên bố trong giấy khai sinh. Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Hoặc qua các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Lời nói, cử chỉ thiếu văn hóa xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm người khác;
– Hành vi phá phách hoặc làm ô uế các công trình, thiết bị nơi công cộng;
– Hò hét, tạo tiếng động gây âm ĩ, đua xe máy trái phép;
– Tụ tập đánh nhau…
– Có tổ chức;
– Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
– Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
– Xúi giục người khác gây rối;
– Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
– Tái phạm nguy hiểm.
Về việc tạo nhân thân giả, nếu việc tạo nhân thân giả không nhằm mục đích xấu, không xâm phạm đến quyền nhân thân, quyền tài sản của bất kỳ ai và chưa có các hành vi vi phạm pháp luật khác. Thì hiện nay các quy định của pháp luật không đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên pháp luật Việt Nam nghiêm cấm các hành vi làm giả giấy tờ, mạo danh người khác.
Người có hành vi mạo danh người khác để lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015.
Người có hành vi mạo danh chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác của người khác có thể chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 339 Bộ luật Hình sự 2015.
Người có Hành vi làm giả giấy tờ có thể chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015 với Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.