Có nên xây nhà liền kề có chung tường không?

bởi Anh
Có nên xây nhà liền kề có chung tường không

Những căn nhà liền kề là hình ảnh phổ biến tại những thành phố lớn. Việc xây nhà liền kề sẽ giúp cho việc quy hoạch đất đai trở nên nhất quán và dễ dàng hơn. Nhiều trường hợp khi xây nhà liền kề thường có tâm lý tận dụng tường của những căn nhà bên cạnh để thực hiện xây dựng. Vậy điều này có thực sự cần thiết hay gây ra những hệ luỵ gì sau này? Để làm rõ vấn đề này, hãy tham khảo bài viết “Có nên xây nhà liền kề có chung tường không?” dưới đây của LSX để có thêm những thông tin cần thiết về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

  • Luật đất đai 2013

Thế nào là nhà liền kề? 

Liền kề tức là liền cạnh không có các yếu tố cắt ngang. Nhà liền kề có thể hiểu là nhà cạnh nhau không bị các yếu tố khác chia cắt. Nhà liền kề là hình thức xây dựng khá phổ biến hiện nay. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những thiết kế về nhà liền kề trong cuộc sống.

Nhà liền kề được hiểu là các mô hình nhà được thiết kế và xây dựng san sát nhau, xây dựng kết cấu nhiều tầng trên cùng một phần đất. Mô hình xây dựng nhà này thường được xây dựng tại các khu đô thị, các thành phố lớn gần những vị trí trục giao thông lớn. Loại hình nhà liền kề này mang đặc điểm đặc trưng đó là có chiều rộng nhỏ hơn chiều dài, kích thước diện tích nhà thường rơi vào khoảng 5×20, 4×25 và thường thiết kế theo dạng nhà ống.

Thường ta sẽ nhận thấy những đặc điểm cơ bản của các thiết kế nhà liền kề khi xây dựng như sau:

– Có số tầng và độ cao nhà giống nhau trong cùng một dãy.

– Thiết kế màu sắc như nhau.

– Cơ sở hạ tầng có sự thống nhất trên toàn bộ.

– Kiến trúc hình thức đảm bảo sự hài hòa cũng như tổng thể thống nhất trong một khu vực.

– Giữa các cửa hàng nhà liền kề hệ thống giao thông đảm bảo lớn hơn hoặc bằng 4m.

– Các thông số về khoảng lùi cũng như kích thước hàng rào phải được thống nhất toàn bộ.

– Điều kiện về chiều dài của dãy nhà liền kề không được vượt quá 60 m, và trong một khu vực có thể xây dựng được nhiều đoạn liền kề.

– Sân vườn của nhà liền kề bảo đảm kích thước sân trước là tối thiểu 2,4 m và được thống nhất theo kế hoạch chi tiết đã được phê duyệt. Kích thước của sân sau bảo đảm kích thước từ 2m trở lên.

– Hệ thống phòng cháy chữa cháy được bảo đảm.

– Hệ thống giao thông ổn định.

Có nên xây nhà liền kề có chung tường không
Có nên xây nhà liền kề có chung tường không

>> Xem thêm: Hồ sơ khai thuế môn bài

Những ưu điểm của nhà liền kề chung tường?

Nhà liền kề có nhiều ưu điểm mà bạn có thể tham khảo trước khi đưa ra các quyết định xây dựng. Đầu tiên nhà liền kề sẽ giúp cho công trình của bạn được kiên cố và vững chắc hơn do có sự chống đỡ của các công trình khác khi thực hiện xây dựng cũng như giảm tình trạng đổ sập.

Thực tế hiện nay, nhà liền kề trở thành mô hình xây dựng khá thông dụng mà thu hút rất nhiều sự quan tâm của các cá nhân, hộ gì đình. Bởi lẽ, mô hình nhà liền kề chung tường, chung móng mang lợi những lợi ích, ưu điểm như sau:

– Đánh giá về mức độ hoàn thiện công trình: 

Đối với khu nhà liền kề, hầu như tất thảy mọi cơ sở vật chất, phần nhà đều được xây sẵn, có sự hoàn thiện gần như 100% về kiến trúc, không gian, nội thất được trang trí cơ bản,… và khi cá nhân, hộ gia đình mua nhà liền kề chỉ cần đến và ở được ngay, không phải chờ đợi, hay tính toán xây sửa nhiều. Do đó, không phải mối lo bận tâm sửa sang lại nhà ra sao; tốn kém chi phí thuê nhân công thiết kế cũng như xây dựng lại phần công trình.

 Và đây chính là một trong những ưu điểm nổi trội của nhà liền kề so với các mô hình dự án xây dựng nhà ở bất động sản khác, chiếm được nhiều cảm tình với người mua.

– Tiện ích xung quanh nhà liền kề được bảo đảm, rất đa dạng; 

Trong khu vực nhà liền kề, nói không sai giống như một thế giới thu nhỏ vậy. Mọi thứ tiện ích trong đời sống như siêu thị; bệnh viện; trường học; khu vui chơi, giải trí; khu hoạt động ngoại khóa; mua sắm;… được cung cấp khá đầy đủ và bảo đảm thuận tiện cho các cư dân trong khu liền kề. Bởi khi xây dựng, các chủ đầu tư trên tâm lý mọi thứ được thuận tiện và dễ dàng bảo đảm nhu cầu thiết yếu của con người mà lựa chọn những vị trí trung tâm, thuận lợi nhất để xây dựng nhà liền kề, đặc biệt trong các khu dự an lớn thì điều này thể hiện rõ nét nhất.

– Không gian sống vừa vặn: 

Xuất phát từ nhu cầu sống và đặc thù lối sống của người Việt Nam từ xưa đến nay. Nhà liền kề với không gian xây dựng ít nhất từ 01 tầng đã có thể bảo đảm không gian sinh sống cho 4 người trở lên trong một gia đình sống thoải mái với nhau.

Kích thước nhà liền kề thường rơi vào khoảng 5×20, 5×25, 5×30,… do đó không gian sinh hoạt rất thoải mái và đầy đủ tiện nghi.

– Đảm bảo sự ổn định, không dễ bị xuống cấp; 

So với nhà chung cư, việc ở nhà liền kề thì người dân không lo về mối nguy xuống cấp của chỗ ở. Bởi lẽ việc xây dựng nhà ở liền kề này có thiết kế cơ bản, kết cấu vững chắc, có sự phù hợp cao, thoáng mát. Chính vì vậy, càng về sau giá trị nhà ở liền kề có thể tăng cao.

– Đảm bảo an ninh: 

Trong khu xây dựng nhà ở liền kề, an ninh được đảm bảo an toàn, có bảo vệ trực cũng như camera giám sát dày đặc.

Khu đô thị hiện đại, khang trang nên nền bảo đảm văn minh, dân trí cao nên người dân yên tâm sẽ được sống trong môi trường sống lành mạnh, an toàn.

Có nên xây nhà liền kề có chung tường không
Có nên xây nhà liền kề có chung tường không

Có nên xây nhà liền kề có chung tường không?

Khi mua hoặc khi quyết định xây dựng nhà liền kề chung tường thì bạn cần lưu ý những căn nhà này sẽ phải có những thảo luận nhất định nếu bạn muốn xây dựng hay sửa chưa do đang có sự sử dụng của một bên thứ 3. Về việc xây dựng đối với những căn nhà này sẽ không được thoải mái như những căn nhà khác.

Bên cạnh những ưu điểm như trên thì việc sử dụng nhà ở liền kề chung tường, chung móng cũng có những nhược điểm nhất định. Cụ thể là:

– Dễ xảy ra tranh chấp:

Một trong những nhược điểm lớn nhất của nhà liền kề chung tường, chung móng là dễ bị xảy ra tranh chấp với nhà hàng xóm liền kề. Đặc biệt khi một trong các nhà muốn xây dựng thêm hay muốn sửa chữa lại, khi thực hiện phá dỡ nhà ở sẽ rất dễ gây ảnh hưởng đến phần móng và phần tường của nhà bên cạnh, thậm chí còn làm đổ vỡ nhà bên cạnh.

– Hạn chế các quyền liên quan đến việc mở cửa sổ, lỗ thông hơi hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng: 

Về quy chuẩn xây dựng khi muốn trổ cửa sổ quay sang nhà bên cạnh phải đảm bảo các điều kiện sau:

+ Mở từ tầng hai, trên các bức tường cách ranh giới đất với công trình bên cạnh phải từ 2m trở lên.

+ Đảm bảo không có tia nhìn trực tiếp vào nội thất nhà bên cạnh.

+ Đối với các nhà ở xây dựng liền kề khi sử dụng chủ nhà có sự thỏa thuận được mở cửa sổ, lỗ thông hơi trên bức tường xây cách ranh giới đất dưới 2m phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn để đề phòng lửa cháy lan sang giữa hai nhà.

Lưu ý khi lắp cửa sổ thì cửa sẽ phải là cửa cố định như chớp lật hoặc lắp chết kính có mép ngoài cùng cao hơn mặt sàn ít nhất là 2m.

Đồng thời, theo căn cứ tại Khoản 3 Điều 176 Bộ luật dân sự năm 2015, chủ sở hữu bất động sản liền kề sẽ không được trổ cửa sổ, lỗ thông hơi trong trường hợp mốc giới là tường chung, tuy nhiên ngoại trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý, cho phép.

Do vậy, nếu muốn được trổ cửa sổ thì các chủ sở hữu phải thỏa thuận được với nhau có sự chấp thuận của các bên.

– Ngoài ra, sử dụng nhà ở kiền kề chung tường, chung móng gây khó khăn trong việc làm các giấy tờ, thủ tục hành chính liên quan đến quyền sử dụng đất như đăng ký lại biến động đất đai; cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền trên đất.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Có nên xây nhà liền kề có chung tường không?. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Những lưu ý khi mua nhà xây dựng liền kề chung tường, chung móng?

Thực trạng hiện nay việc mua nhà có chung kết cấu tường chung, móng chung được nhiều người dân chấp nhận mua bán và diễn ra khá phổ biến. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khi mua nhà liền kề xây dựng chung tường, chung móng bởi vấn đề tranh chấp xảy ra cũng không ít. Và nếu như phù hợp với tình hình của gia đình, người dân có mua nhà xây dựng liền kề thì nên cần lưu ý những vấn đề sau:
– Thực hiện việc kiểm tra kỹ càng những số liệu thể hiện trên bản vẽ sơ đồ nhà, đất để tránh có sự tranh chấp với nhà liền kề.
– Phải tính toán đến sự thiệt hại có thể xảy ra trong tương lai với nhà liền kề nếu như có dự tính việc sửa chữa, cải tạo, xây dựng mới nhà ở.

– Nên có một bản thỏa thuận cam kết từng vấn đề rõ ràng với chủ sở hữu bất động sản liền kề.
– Trước khi quyết định mua thì kiểm tra mức độ ảnh hưởng của tường chung, nền móng chung của ngôi nhà xem kết cấu hạ tầng có được bảo đảm không, hạn chế tối đa những rủi ro khi tiến hành xây dựng mới hay sửa chữa, cải tạo.

Nhà liền kề có chung tường không?

Theo quy chuẩn xây dựng, nhà liền kề được phép có thể chung hoặc không chung các bộ phận kết cấu bao gồm như móng, cột, tường, sàn, mái hoặc các kết cấu giáp lai khác của ngôi nhà ở cạnh liền kề với nhau.
Do đó, khi xây dựng nhà liền kề hoàn toàn có thể chung tường, chung móng được.
Nếu xây dựng theo hướng thiết kế có tường chung thì những bộ phận khác như kết cấu dầm, sàn, cột hoặc bất kỳ một bộ phận nào của ngôi nhà đảm bảo cũng không được xây qua tim tường chung. Về kích thước chiều dài tường chung không được nhỏ hơn 0,2m.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm