Chào Luật sư! Sắp tới tôi phải tham gia phiên tòa phúc thẩm trong vụ án dân sự. Tuy nhiên, hiện tại tôi lên cơn đau tim nên phải nhập viện điều trị. Sức khỏe vẫn chưa ổn định lắm. Vậy trường hợp của tôi tòa sẽ xử lý như thế nào? Có phải hoãn phiên tòa phúc thẩm khi người kháng cáo vắng mặt? Xin Luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Với thắc mắc của bạn Luật sư X xin phép đưa ra phương án cho câu hỏi của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Kháng cáo là gì?
Kháng cáo là một trong những hành vi tố tụng, chỉ được tiến hành sau khi đã có bản án, quyết định của Tòa án và không đồng ý với bản án, quyết định này thì sẽ làm đơn kháng cáo yêu cầu tòa án cấp trên tiến hành xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm.
Xem thêm: Phân biệt kháng cáo, kháng nghị trong vụ án hình sự
Người có quyền kháng cáo
Theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định: những chủ thể sau có quyền kháng cáo:
1. Bị cáo; bị hại; người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
2. Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa.
3. Nguyên đơn dân sự; bị đơn dân sự; người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.
4. Người có quyền lợi; nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi; nghĩa vụ của họ.
5. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại; đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi; nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.
6. Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.
Xét xử phúc thẩm là gì?
Sau khi bản án, quyết định sơ thẩm được tuyên thì bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật ngay mà còn một thời hạn để các đương sự có thể kháng cáo, viện kiểm sát có thể kháng nghị. Nếu có kháng cáo hoặc kháng nghị đối với bản án sơ thẩm ; quyết định sơ thẩm thì tòa án cấp trên trực tiếp sẽ tiến hành xét xử lại vụ án. Thủ tục xét xử lại vụ án này được gọi là phúc thẩm.
Phạm vi xét xử phúc thẩm
Theo điều 293 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017:
Phạm vi xét xử phúc thẩm là xem xét lại phần của bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị.
Hội đồng xét xử phúc thẩm bao gồm
Và Hội đồng xét xử phúc thẩm là chủ thể có vai trò trực tiếp thực hiện việc xét xử tại Tòa án cấp phúc thẩm. Hội đồng xét xử là “Hội đồng bao gồm các Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân do Tòa án có thẩm quyền lập ra để nhân danh nhà nước trực tiếp xét xử tại phiên tòa các vụ án và ra các bản án hoặc quyết định đối với các vụ án”.
Những vấn đề thành phần; chức năng; thẩm quyền của Hội đồng xét xử đều được quy định cụ thể trong pháp luật TTHS. Hội đồng xét xử không phải là Hội đồng có các thành viên cố định, chỉ những thẩm phán và hội thẩm nhân dân được phân công mới tập hợp lại thành Hội đồng xét xử trong mỗi vụ án, các thành viên của Hội đồng xét xử phải xét xử vụ án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc.
Quyền hạn của hội đồng xét xử phúc thẩm trong thủ tố tụng dân sự. Xét xử phúc thẩm là cấp xét xử thứ hai; trong đó Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại những bản án hoặc xét lại các quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo; kháng nghị. Và Hội đồng xét xử phúc thẩm là chủ thể có vai trò trực tiếp thực hiện việc xét xử tại Tòa án cấp phúc thẩm.
Hội đồng xét xử phúc thẩm là Hội đồng bao gồm các Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân do Tòa án có thẩm quyền lập ra để nhân danh nhà nước trực tiếp xét xử tại phiên tòa phúc thẩm.
Có phải hoãn phiên tòa phúc thẩm khi người kháng cáo vắng mặt?
Các trường hợp hoãn phiên tòa phúc thẩm:
- Kiểm sát viên được phân công tham gia phiên tòa phúc thẩm vắng mặt mà Viện kiểm sát có kháng nghị phúc thẩm.
- Người kháng cáo; người không kháng cáo nhưng có quyền lợi; nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa.
- Người kháng cáo được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt thì bị coi như từ bỏ việc kháng cáo và Tòa án đình chỉ xét xử phúc thẩm; trừ trường hợp người đó đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án tiến hành phiên tòa phúc thẩm xét xử vắng mặt họ.
- Trường hợp người kháng cáo vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng;
- Trường hợp có nhiều người kháng cáo, trong đó có người kháng cáo được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt nhưng không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì coi như người đó từ bỏ việc kháng cáo và Tòa án đưa vụ án ra xét xử. Trong phần quyết định của bản án, Tòa án đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần kháng cáo của người kháng cáo vắng mặt đó.
- Người không kháng cáo nhưng có quyền lợi; nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, và những người tham gia tố tụng khác đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án tiến hành xét xử vụ án.
Như vậy, trường hợp của bạn có thể rơi vào trường hợp phải hoãn phiên tòa.
Thời hạn hoãn phiên tòa phúc thẩm
Khoản 2 điều 352 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định:
“Thời hạn hoãn phiên tòa và quyết định hoãn phiên tòa phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 297 của Bộ luật này”
Như vậy, thời hoãn hoãn phiên tòa phúc thẩm tương tự với thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm tức không được quá 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.
Giải quyết vấn đề
Như vậy, người kháng cáo được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa. Người kháng cáo được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt thì bị coi như từ bỏ việc kháng cáo và Tòa án đình chỉ xét xử phúc thẩm; trừ trường hợp người đó đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án tiến hành phiên tòa phúc thẩm xét xử vắng mặt họ.
Trường hợp người kháng cáo vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng, tòa án tạm hoãn phiên tòa; Trường hợp có nhiều người kháng cáo; trong đó có người kháng cáo được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt nhưng không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì coi như người đó từ bỏ việc kháng cáo và Tòa án đưa vụ án ra xét xử.
Mời bạn đọc xem thêm
- Thời hạn kháng nghị theo quy định của pháp luật hiện hành
- Tổ chức và hoạt động của tòa gia đình và người chưa thành niên
- Thời hạn kháng nghị theo quy định của pháp luật hiện hành
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về nội dung Có phải hoãn phiên tòa phúc thẩm khi người kháng cáo vắng mặt? Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc!
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng; nhằm khai báo về những sự việc cần xác minh trong vụ án. Lời khai của người làm chứng là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng; để xác định sự thật của vụ án hình sự.
Người làm chứng có thể trực tiếp chứng kiến vụ án; trực tiếp biết được những tình tiết có liên quan đến vụ án mà không thông qua một khâu trung gian nào; hoặc họ có thể được nghe người khác kể lại. Thông thường; lời khai của người làm chứng có tính trung thực; khách quan cao.
Kết luận trong bản án; quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;
Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra; truy tố; xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án;
Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.
Hiện nay pháp luật quy định có 3 hình thức kháng nghị là:
Kháng nghị phúc thẩm;
Kháng nghị Giám đốc thẩm;
Kháng nghị tái thẩm.