Với dự định tiến hành bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bằng giấy nhà nước đang xây dựng hệ thống Cơ sở dữ liệu về cư trú để kiểm soát cư trú của công dân. Cơ sở dữ liệu về cư trú có lẽ là một khái niệm mới lạ, gây tò mò cho nhiều người. Cơ sở dữ liệu về cư trú đã được pháp luật quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật. Nếu như bạn muốn tìm hiểu về Cơ sở dữ liệu về cư trú là gì, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để nắm rõ hơn nhé.
Căn cứ pháp lý
Cơ sở dữ liệu về cư trú là gì?
Theo khoản 3 Điều 2 Luật Cư trú 2020 quy định về cơ sở dữ liệu về cư trú như sau:
“3. Cơ sở dữ liệu về cư trú là cơ sở dữ liệu chuyên ngành, tập hợp thông tin về cư trú của công dân, được số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin, được kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu khác theo quy định của pháp luật.”
Theo Điều 9 Nghị định 62/2021/NĐ-CP thì thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân bao gồm:
– Số hồ sơ cư trú.
– Nơi thường trú, thời gian bắt đầu đến thường trú; lý do, thời điểm xóa đăng ký thường trú.
– Nơi tạm trú, thời gian bắt đầu đến tạm trú, thời gian tạm trú; lý do, thời điểm xóa đăng ký tạm trú.
– Tình trạng khai báo tạm vắng, thời gian tạm vắng.
– Nơi ở hiện tại, thời gian bắt đầu đến nơi ở hiện tại.
– Nơi lưu trú, thời gian lưu trú.
– Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình.
– Quan hệ với chủ hộ.
– Số định danh cá nhân.
– Họ, chữ đệm và tên khai sinh.
– Ngày, tháng, năm sinh.
– Giới tính.
– Nơi đăng ký khai sinh.
– Quê quán.
– Dân tộc.
– Tôn giáo.
– Quốc tịch.
– Tình trạng hôn nhân.
– Nhóm máu, khi công dân yêu cầu cập nhật và xuất trình kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó.
– Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp.
-. Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.
– Số Chứng minh nhân dân, ngày, tháng, năm và nơi cấp Chứng minh nhân dân; số, ngày, tháng, năm và nơi cấp thẻ Căn cước công dân.
– Họ, chữ đệm và tên gọi khác.
– Nghề nghiệp (trừ lực lượng vũ trang nhân dân).
– Tiền án.
– Tiền sự.
– Biện pháp ngăn chặn bị áp dụng.
– Người giám hộ.
– Thông tin liên lạc (số điện thoại, fax, mail, địa chỉ hòm thư).
– Số, tên cơ quan, người có thẩm quyền ban hành, ngày, tháng, năm ban hành của văn bản cho nhập quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
– Số, ngày, tháng, năm, cơ quan ra quyết định truy nã.
– Thông tin khác về công dân được tích hợp, chia sẻ từ các cơ sở dữ liệu khác.
Cơ sở dữ liệu về cư trú dùng để làm gì?
Cơ sở dữ liệu về cư trú được quy định cụ thể tại Điều 36 Luật Cư trú 2020 như sau:
“Điều 36. Cơ sở dữ liệu về cư trú
1. Cơ sở dữ liệu về cư trú được xây dựng để phục vụ công tác quản lý nhà nước về cư trú, là tài sản quốc gia do Bộ Công an thống nhất quản lý.
2. Cơ sở dữ liệu về cư trú phải bảo đảm kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu khác theo quy định của pháp luật, đáp ứng chuẩn về cơ sở dữ liệu và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin.
3. Việc thu thập, lưu trữ, xử lý, bảo vệ và khai thác, sử dụng dữ liệu về cư trú phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Ứng dụng công nghệ thông tin để thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin về cư trú đầy đủ, nhanh chóng, chính xác; bảo đảm an toàn dữ liệu theo đúng nguyên tắc, định dạng hệ cơ sở dữ liệu;
b) Bảo đảm an toàn các thiết bị lưu trữ thông tin, tài liệu về cư trú;
c) Bảo vệ an ninh mạng, an ninh thông tin về cư trú trên mạng máy tính; bảo đảm an toàn thông tin, tài liệu lưu trữ trong Cơ sở dữ liệu về cư trú; phòng, chống các hành vi tấn công, xâm nhập, đánh cắp thông tin, phá hoại hoặc làm hư hỏng dữ liệu về cư trú;
d) Mọi sự truy nhập đến Cơ sở dữ liệu về cư trú để thay đổi thông tin về cư trú của công dân phải được sự phê duyệt của thủ trưởng cơ quan đăng ký cư trú hoặc cơ quan khác có thẩm quyền;
đ) Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được cung cấp, trao đổi, sao chép, in trái phép thông tin, tài liệu từ Cơ sở dữ liệu về cư trú.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc xây dựng, quản lý, sử dụng Cơ sở dữ liệu về cư trú, thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú và việc cung cấp, trao đổi thông tin, tài liệu từ Cơ sở dữ liệu về cư trú cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.“
Như vậy, Cơ sở dữ liệu về cư trú được dùng để quản lý về cư trú, thay cho Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú giấy như hiện nay.
Nguồn thông tin về công dân trên Cơ sở dữ liệu về cư trú được lấy từ đâu?
Căn cứ vào Điều 11 Nghị định 62/2021/NĐ-CP quy định về nguồn thông tin, yêu cầu, thứ tự thu thập, cập nhật thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu về cư trú như sau:
“Điều 11. Nguồn thông tin, yêu cầu, thứ tự thu thập, cập nhật thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu về cư trú
1. Thông tin về công dân được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về cư trú từ các nguồn sau:
a) Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác được chia sẻ với Cơ sở dữ liệu về cư trú;
b) Giấy tờ, tài liệu, sổ sách về đăng ký, quản lý cư trú; tàng thư hồ sơ hộ khẩu, hồ sơ đăng ký, quản lý cư trú; tàng thư căn cước công dân; giấy tờ hộ tịch.
2. Việc thu thập, cập nhật thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu về cư trú phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Các thông tin về công dân chỉ được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về cư trú khi được kiểm tra thông tin đó là chính xác;
b) Trường hợp thông tin về công dân được thu thập, cập nhật từ nhiều nguồn khác nhau mà không thống nhất về nội dung thông tin thì khi thu thập, cập nhật thông tin về công dân, công an cấp xã, Công an cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã có trách nhiệm phối hợp với cơ quan đăng ký hộ tịch, cơ quan có liên quan hoặc công dân để kiểm tra tính pháp lý của các thông tin đó và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin trước khi thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về cư trú;
c) Các thông tin về công dân đã được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về cư trú phải được lưu trữ đầy đủ, thể hiện được quá trình lịch sử các lần cập nhật, thay đổi, điều chỉnh.
3. Thông tin về công dân được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về cư trú theo thứ tự như sau:
a) Thông tin về công dân được thu thập, cập nhật từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu Căn cước công dân, Giấy tờ, tài liệu, sổ sách về đăng ký, quản lý cư trú; tàng thư hồ sơ hộ khẩu, hồ sơ đăng ký, quản lý cư trú; tàng thư căn cước công dân;
b) Trường hợp các nguồn thu thập tại điểm a khoản này chưa có hoặc chưa đầy đủ thì thu thập, cập nhật từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch, giấy tờ hộ tịch, cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác được chia sẻ với Cơ sở dữ liệu về cư trú.“
Như vậy, nguồn thông tin, yêu cầu, thứ tự thu thập, cập nhật thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu về cư trú được cập nhật từ những nguồn trên.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Cơ sở dữ liệu về cư trú Là gì theo quy định năm 2022?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về vấn đề tra cứu thông tin quy hoạch. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Mời bạn xem thêm
- Luật cư trú dành cho người nước ngoài quy định thế nào?
- Mẫu xác nhận nơi cư trú mới nhất năm 2022
- Tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú được quản lý như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Cư trú năm 2020 quy định việc điều chỉnh thông tin về cư trú của công dân được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
– Thay đổi chủ hộ;
– Thay đổi thông tin về hộ tịch so với thông tin đã được lưu trữ trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;
– Thay đổi địa chỉ nơi cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú do có sự điều chỉnh về địa giới đơn vị hành chính, tên đơn vị hành chính, tên đường, phố, tổ dân phố, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, cách đánh số nhà.
Căn cứ vào Điều 10 Nghị định 62/2021/NĐ-CP quy định về hệ thống Cơ sở dữ liệu về cư trú như sau:
“Điều 10. Hệ thống Cơ sở dữ liệu về cư trú
1. Hệ thống Cơ sở dữ liệu về cư trú do Bộ Công an quản lý, được kết nối thống nhất, đồng bộ đến Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện và Công an cấp xã.
2. Xây dựng Cơ sở dữ liệu về cư trú bao gồm các hoạt động:
a) Bố trí mặt bằng, xây dựng các công trình, lắp đặt máy móc, thiết bị;
b) Trang bị các trang thiết bị cần thiết;
c) Nâng cấp hạ tầng mạng;
d) Tổ chức cơ sở dữ liệu; xây dựng phần mềm quản lý, đăng ký cư trú;
d) Thu thập, chuẩn hóa, nhập dữ liệu;
e) Lưu trữ, sao lưu dự phòng, đồng bộ hệ thống, phục hồi dữ liệu; bảo mật, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong Cơ sở dữ liệu;
g) Đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu;
h) Vận hành, hiệu chỉnh, bảo trì, bảo dưỡng Cơ sở dữ liệu;
i) Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.“
Như vậy, hệ thống cơ sở dữ liệu về cư trú bao gồm các hoạt động nêu trên.
Từ năm 2015, Chính phủ đã có Quyết định 714/QĐ-TTg ban hành danh mục Cơ sở dữ liệu quốc gia cần ưu tiên triển khai tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử.
Theo đó, có 6 Cơ sở dữ liệu quốc gia cần được ưu tiên triển khai gồm có:
– Cơ sở dữ liệu quốc giaa về dân cư;
– Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai;
– Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
– Cơ sở dữ liệu quốc gia thống kê tổng hợp về dân số;
– Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính;
– Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm.
Gần đây nhất, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 390/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 phê duyệt Đề án xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập đối người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, Nghị định số 130/2020/NĐ-CP.