Nhiều độc giả thắc mắc không biết pháp luật quy định như thế nào về tài sản riêng của con cái. Cụ thể, Theo quy định con bao nhiêu tuổi thì được quyền quản lý tài sản riêng? Con cái có quyền sở hữu tài sản riêng không? Quy định về việc quản lý tài sản riêng của con như thế nào? Trường hợp nào cha mẹ không có quyền quản lý tài sản riêng của con? Cha mẹ có quyền bán tài sản riêng của con không? Mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về vấn đề này nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Luật hôn nhân và gia đình 2014
Con cái có được quyền quản lý tài sản riêng không?
Căn cứ quy định tại Điều 75 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì con có quyền có tài sản riêng như sau:
– Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con cũng là tài sản riêng của con.
– Con từ đủ 15 tuổi trở lên sống chung với cha mẹ phải có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình; đóng góp vào việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình nếu có thu nhập.
– Con đã thành niên có nghĩa vụ đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình theo quy định tại khoản 4 Điều 70 của Luật này.
Như vậy, theo quy định trên thì con cái có quyền có tài sản riêng.
Con bao nhiêu tuổi thì được quyền quản lý tài sản riêng?
Trường hợp con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, theo quy định tại Điều 77 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, việc định đoạt tài sản riêng của con được thực hiện như sau:
- Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
- Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ.
- Trong trường hợp con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì việc định đoạt tài sản riêng của con do người giám hộ thực hiện.
Quy định về việc quản lý tài sản riêng của con như thế nào?
Trường hợp cha mẹ quản lý tài sản riêng của con
Điều 76 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
- Trường hợp con từ đủ 15 tuổi trở lên: tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý.
- Trường hợp con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự: tài sản riêng của con do cha mẹ quản lý. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con. Tài sản riêng của con do cha mẹ hoặc người khác quản lý được giao lại cho con khi con từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp cha mẹ và con có thỏa thuận khác.
- Trường hợp bố mẹ nuôi: theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010, khoản 1 Điều 78 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, kể từ ngày giao nhận con nuôi, bố mẹ nuôi hoàn toàn có quyền quản lý tài sản riêng của con theo quy định tại Điều 76 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như trường hợp bố mẹ đẻ.
Trường hợp cha mẹ không có quyền quản lý tài sản riêng của con
- Con đang được người khác giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
- Người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó hoặc trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
- Cha mẹ đang quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự mà con được giao cho người khác giám hộ thì tài sản riêng của con được giao lại cho người giám hộ quản lý theo quy định của Bộ luật dân sự.
Cha mẹ có quyền bán tài sản riêng của con chưa thành niên không?
Quy định về người chưa thành niên được nêu tại Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể, người chưa thành niên được định nghĩa như sau:
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
Theo đó, giao dịch liên quan đến người chưa thành niên được nêu cụ thể tại khoản 2, khoản 3 Điều 21 Luật này như sau:
– Người chưa đủ 06 tuổi: Giao dịch dân sự do người đại diện theo pháp luật thực hiện.
– Người từ đủ 06 – chưa đủ 15 tuổi: Giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý trừ khi phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của lứa tuổi.
– Người từ đủ 15 tuổi – chưa đủ 18 tuổi: Tự mình thực hiện giao dịch dân sự trừ trường hợp giao dịch đó liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký.
Đồng thời, theo khoản 1 Điều 136 Bộ luật Dân sự năm 2015, cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên.
Có thể thấy, giao dịch của con chưa 18 tuổi liên quan đến mua bán đất đai, động sản phải đăng ký đều phải có sự đồng ý hoặc do người đại diện theo pháp luật thực hiện còn các giao dịch khác liên quan đến nhu cầu sinh hoạt của lứa tuổi thì con từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi đều có thể tự mình thực hiện.
Đồng thời, Điều 77 Luật Hôn nhân và Gia đình khẳng định, cha mẹ có quyền định đoạt tài sản riêng của con dưới 15 tuổi vì lợi ích của con. Nhưng khi con từ đủ 09 tuổi trở lên thì cần phải xem xét thêm nguyện vọng của con.
Riêng con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thì được tự định đoạt tài sản của mình nhưng nếu liên quan đến bất động sản thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ.
Từ các quy định trên, cha mẹ có thể bán đất của con dưới 15 tuổi vì lợi ích của con. Tuy nhiên, khi còn từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con và chỉ khi con đủ 15 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi thì có thể tự mình bán đất nhưng kèm theo đó cần có văn bản đồng ý của cha mẹ về việc bán đất.
Như vậy, cha mẹ có quyền bán đất của con dưới 18 tuổi vì lợi ích của con nhưng phải hỏi ý kiến của con khi con từ đủ 09 tuổi trở lên.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn sẽ thuộc về ai theo quy định?
- Đăng ký kết hôn với người nước ngoài ở đâu theo quy định 2022
- Có được kết hôn với người nước ngoài không theo quy định 2022?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Con bao nhiêu tuổi thì được quyền quản lý tài sản riêng”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề về xác nhận tình trạng độc thân, xác nhận tình trạng hôn nhân, thành lập công ty hợp danh, thủ tục xin giải thể công ty cổ phần, đổi tên giấy khai sinh, tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, đăng ký mã số thuế cá nhân mới nhất, giấy phép bay flycam; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hạn khai sinh cho con, thủ tục khai nhận di sản thừa kế, có bị đi tù vì vu khống người khác hay không, trẻ em có cần hộ chiếu khi đi nước ngoài không… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ.
Con chưa đủ 15 tuổi thì tài sản riêng này sẽ do cha mẹ quản lý ngoại trừ 04 trường hợp sau đây:
– Cha mẹ ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con;
– Con đang được người khác giám hộ theo quy định. Khi đó, tài sản riêng của con sẽ được giao người giám hộ quản lý;
– Người tặng cho hoặc để lại di sản thừa kế theo di chúc cho con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó;
– Trường hợp khác theo quy định.
Tài sản riêng của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự do cha mẹ quản lý. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con. Tài sản riêng của con do cha mẹ hoặc người khác quản lý được giao lại cho con khi con từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp cha mẹ và con có thỏa thuận khác.