Con sẽ phải ký tên trong di chúc của bố mẹ là quan điểm; cũng như cách hiểu sai của nhiều người. Vậy thực chất vấn đề này là như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu!
Căn cứ pháp lý:
Di chúc là gì?
Đầu tiên hãy cùng tìm hiểu khái niệm cụ thể của di chúc. Di chúc hay còn gọi là chúc thư được định nghĩa tại Điều 624 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể như sau:
Điều 624. Di chúc Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Như vậy, di chúc là hình thức để ghi nhận mong muốn chuyển dịch quyền sở hữu tài sản của mình cho người khác sau khi mất. người nhận khối lượng tài sản không nhất thiết phải là con cái, người thân mà hoàn toàn có thể là những người xa lạ. Ý chí này độc lập, không chịu tác động cũng như cần sự đồng ý của bất cứ ai. Việc không minh mẫn, sáng suốt và bị cưỡng ép, ép buộc để viết di chúc là vi phạm pháp luật.
Con có phải ký tên vào di chúc của bố mẹ hay không?
Hiện nay có hai luồng quan điểm về việc con cái ký tên trong di chúc; hai luồng quan điểm trái ngược nhau dựa trên sự lập luận pháp lý.
Quan điểm 1: Con cái không nên ký tên trong di chúc
Đối với quan điểm này; tác giả cho rằng việc con cái ký tên trong di chúc sẽ gây hại và bất lợi nhiều hơn đối với ý chí của người để lại di sản. Lý do con cái ký tên trong nội dung di chúc thường được hiểu là:
#1: Con cái ký tên vì đất đai thuộc sở hữu của hộ gia đình
Trong trường hợp đất đai thuộc sở hữu (quyền sử dụng) của hộ gia đình; thì những thành viên trong hộ gia đình sẽ một phần ngang nhau quyền với phần đất này. Vì vậy việc ký tên được hiểu là đồng ý cho bố mẹ mình chuyển quyền cho một người khác thông qua di chúc.
Tuy nhiên; di chúc có đặc điểm là sẽ có hiệu lực sau khi người đó mất; vì vậy nếu con cái đã từng ký đồng ý vào di chúc của bố mẹ vẫn có thể thay đổi ý kiến của mình bằng một bản di chúc khác; vì họ được quyền quyết định trong phần tài sản của họ; đồng thời người để lại di chúc cũng chỉ được quyết 1 phần tài sản trong mảnh đất này mà thôi. Con cái ký tên khi này không có ý nghĩa nhiều.
#2: Con cái ký tên để xác nhận, làm chứng di chúc
Con cái ký tên để xác nhận hay làm chứng di chúc đem lại rủi ro cho người để lại di sản thừa kế; bởi lẽ nếu tài sản này dự tính được để lại cho chính những người con này; việc con cái ký tên làm chứng sẽ khiến bản di chúc vi phạm quy định của pháp luật về người làm chứng tại điều 632 Bộ luật dân sự 2015:
Điều 632. Người làm chứng cho việc lập di chúc
Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:
1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Rất có thể bởi vì lý do này; mà di chúc có thể bị vô hiệu và buộc chia thừa kế theo pháp luật. Như vậy vô hình chung làm mong muốn của người đã khuất không trọng vẹn. Khi này con cái ký tên trong bản di chúc còn “mất nhiều hơn được”.
Quan điểm 2: Con cái được ký tên trong di chúc
Theo kinh nghiệm của luật sư tư vấn; thì sẽ có những lý do chính khiến bố mẹ – những người để lại di sản thừa kế muốn con cái ký tên vào di chúc của mình.
Thứ nhất, việc ký tên để con cái thông qua nội dung di chúc
Thực tế có một số bậc cha mẹ nghĩ rằng con cái phải đọc di chúc; đồng ý và ký xác nhận thì di chúc mới có hiệu lực. Đây là cách hiểu sai lầm hoàn toàn; vì theo quy định của pháp luật thì tài sản của ai thì người đó sẽ có quyền quyết định. Việc có hay không chữ ký của con cái sẽ không ảnh hưởng đến hiệu lực của di chúc.
Thứ hai, con cái ký tên để làm chứng cho di chúc:
Theo quy định của pháp luật thì có rất nhiều loại di chúc; trong đó một loại di chúc phổ biến là di chúc có người làm chứng. Tuy nhiên người làm chứng cũng phải đảm bảo đủ điều kiện thì nội dung di chúc mới có hiệu lực:
Điều 634. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng
Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.
Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 và Điều 632 của Bộ luật này.
Trong trường hợp con cái là người thừa kế theo di chúc; thì sẽ không đủ điều kiện để làm chứng cho bản di chúc này. Trong trường hợp tài sản được bố mẹ di chúc cho một người khác; con cái không phải là người thừa kế theo di chúc; thì có thể được ký tên làm chứng (tuy nhiên trường hợp này rất hiếm khi xảy ra).
Thứ ba, Con cái ký để biết nội dung di chúc:
Trong trường hợp bố mẹ muốn con cái ký tên dưới di chúc; để những người con biết nội dung di chúc – Anh A được gì? Cô B nhận được gì …
Ở đây việc con cái ký tên để thể hiện sự đồng thuận nội dung di chúc và văn bản này sẽ là căn cứ để giải quyết tranh chấp phát sinh sau khi bố mẹ mất. Khi đó, di chúc sẽ coi là một biên bản họp gia đình để phân chia tài sản người quá cố để lại. Trong trường hợp này thay vì ghi dòng chữ “người làm chứng” cuối di chúc thì có thể ghi “chữ ký của người con” và đồng thời có người làm chứng độc lập để nội dung có hiệu lực.
Câu hỏi thường gặp
Di chúc là hình thức để ghi nhận mong muốn chuyển dịch quyền sở hữu tài sản của mình cho người khác sau khi mất. người nhận khối lượng tài sản không nhất thiết phải là con cái, người thân mà hoàn toàn có thể là những người xa lạ. Ý chí này độc lập, không chịu tác động cũng như cần sự đồng ý của bất cứ ai. Việc không minh mẫn, sáng suốt và bị cưỡng ép, ép buộc để viết di chúc là vi phạm pháp luật.
Trong trường hợp đất đai thuộc sở hữu (quyền sử dụng) của hộ gia đình; thì những thành viên trong hộ gia đình sẽ một phần ngang nhau quyền với phần đất này.
Tuy nhiên; di chúc có đặc điểm là sẽ có hiệu lực sau khi người đó mất; vì vậy nếu con cái đã từng ký đồng ý vào di chúc của bố mẹ vẫn có thể thay đổi ý kiến của mình bằng một bản di chúc khác; vì họ được quyền quyết định trong phần tài sản của họ; đồng thời người để lại di chúc cũng chỉ được quyết 1 phần tài sản trong mảnh đất này mà thôi. Con cái ký tên khi này không có ý nghĩa nhiều.
Trong trường hợp con cái là người thừa kế theo di chúc; thì sẽ không đủ điều kiện để làm chứng cho bản di chúc này. Trong trường hợp tài sản được bố mẹ di chúc cho một người khác; con cái không phải là người thừa kế theo di chúc; thì có thể được ký tên làm chứng (tuy nhiên trường hợp này rất hiếm khi xảy ra).
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về:
Con có phải ký tên vào di chúc của bố mẹ hay không?
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan.
Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X; để được hỗ trợ; giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua:
Hotline: 0833102102
Xem thêm: Mẫu di chúc đánh máy hiện hành