Con dâu có được đứng tên sổ đỏ không?

bởi Tú Uyên
Con dâu có được đứng tên sổ đỏ không?

Chào Luật sư, tôi muốn sang tên sổ đỏ cho con dâu nhưng không biết pháp luật có cho phép không. Luật sư cho tôi hỏi Con dâu có được đứng tên sổ đỏ không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Con dâu có được đứng tên sổ đỏ không? Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Quy định pháp luật về tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng

Tài sản riêng của vợ, chồng gồm:

  • Tài sản mà vợ, chồng có trước khi đăng ký kết hôn;
  • Tài sản được người khác tặng cho riêng, thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân của mình;
  • Tài sản mà được sử dụng với mục đích phục vụ nhu cầu thiết yếu riêng của vợ, chồng;
  • Tài sản được phân chia riêng cho vợ, chồng khi thực hiện việc phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân; những tài sản được hình thành có nguồn gốc từ tài sản riêng của vợ, chồng; các hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân sau khi đã phân chia tài sản chung;
  • Tài sản khác mà căn cứ theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

Cơ sở pháp lý: Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Tài sản chung của vợ chồng bao gồm:

  • Tài sản do vợ, chồng tạo ra do hoạt động sản xuất, kinh doanh, nguồn thu nhập từ lao động, các hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng sau khi thực hiện thủ tục phân chia tài sản chung;
  • Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung, tặng cho chung từ người khác và các tài sản khác mà vợ chồng có sự thỏa thuận với nhau đó là tài sản chung.
  • Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Cơ sở pháp lý: Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Con dâu có được đứng tên sổ đỏ không?

Cho đất riêng con trai trước thời kỳ hôn nhân

Nếu cha mẹ tặng cho đất riêng con trai trước thời kỳ hôn nhân thì đây sẽ được xác định là tài sản riêng của bản thân người đó.

Lúc này khi vợ chồng có ly hôn thì tài sản vẫn là của người đó mà vợ sẽ không được phân chia, trừ trường hợp nhập vào tài sản chung.

Cơ sở pháp lý: Điều 43, khoản 4 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Con dâu có được đứng tên sổ đỏ không?
Con dâu có được đứng tên sổ đỏ không?

Cho đất riêng con trai trong thời kỳ hôn nhân

Nếu trong thời kỳ hôn nhân nhưng được bố mẹ tặng cho riêng thì đất đó vẫn sẽ được xác định là tài sản riêng và cũng không bị phân chia trong quá trình giải quyết việc ly hôn, trừ trường hợp nhập vào tài sản chung.

Cơ sở pháp lý: Điều 43, khoản 4 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Đất cho riêng nhưng sáp nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng

Nếu được cho nhà đất riêng trước hoặc trong thời kỳ hôn nhân nhưng sau đó thực hiện thủ tục sáp nhập tài sản đó vào khối tài sản chung của vợ chồng bằng hình thức làm văn bản thỏa thuận đây là tài sản chung của vợ chồng hoặc để cho vợ cùng đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì đây cũng là tài sản chung.

Nếu đã sáp nhập vào khối tài sản chung thì khi ly hôn người vợ có quyền yêu cầu phân chia dù ban đầu đất được bố mẹ tặng cho riêng.

Cơ sở pháp lý: Điều 33, 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Thủ tục cho tặng quyền sử dụng đất cho con

Hồ sơ, giấy tờ

Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất;

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và nhà ở gắn liền với đất (bản gốc);

Giấy Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân, Sổ hộ khẩu của bên tặng cho và bên nhận tặng cho.

Giấy tờ chứng minh về quan hệ nhân thân giữa bên tặng cho và bên nhận tặng cho như Giấy khai sinh… (nếu có).

Thủ tục tặng cho

Bước 1: Lập hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất từ bố mẹ cho con;

Bước 2: Công chứng, chứng thực hợp đồng tặng cho;

Bước 3: Làm thủ tục sang tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Cơ quan đăng ký đất đai nơi có đất;

Bước 4: Nhận kết quả.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề Con dâu có được đứng tên sổ đỏ không? Hy vọng bài viết có ích cho độc giả! Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề quy định Mức bồi thường thu hồi đất, giá đền bù đất, đơn xin cấp lại sổ đỏ bị mất, cấp đổi lại sổ đỏ, chuyển đất ao sang đất sổ đỏ, chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư, hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng nhà đất, tư vấn đặt cọc đất, đơn xin cấp lại sổ đỏ bị mất… của Luật sư X. Hãy liên hệ đến đường dây nóng của luật sư X: 0833.102.102.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Thêm tên vợ vào sổ đỏ có mất tiền không?

Tối đa không quá 100.000 đồng/giấy đối với cấp mới; 50.000 đồng/giấy đối với cấp lại, cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận

Con dâu có được thừa kế đất đứng tên hộ gia đình không?

Con dâu của bạn không là một trong những người thuộc các hàng thừa kế theo pháp luật, nên không thể nhận tài sản thừa kế từ bạn trong trường hợp bạn mất không có di chúc. Kết luận: Con dâu (vợ của con trai) không phải là người thuộc các hàng thừa kế theo pháp luật của bố chồng.

Con dâu có quyền gì khi sổ đỏ mang tên bố chồng?

Theo điều 651, 623 Bộ luật Dân sự 2015 về những người thừa kế theo pháp luật, hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết… Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước, ví dụ do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Như vậy, nếu bố chồng bạn mất không để lại di chúc, di sản của ông (mảnh đất mang tên ông) sẽ được chia theo pháp luật cho những người ở hàng thừa kế thứ nhất gồm có mẹ chồng bạn, chồng bạn và ba chị gái của chồng, ông, bà nội của chồng… (nếu còn sống). Do mảnh đất là tài sản chung của vợ chồng nên mẹ chồng bạn sẽ được hưởng một nửa, nửa còn lại chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, mỗi người được hưởng một phần bằng nhau. Như vậy hiện tại nếu vợ, chồng bạn muốn thế chấp mảnh đất hay mẹ chồng bạn muốn bán mảnh đất này thì cần có sự đồng ý của những người đồng thừa kế còn lại.
Trường hợp các thành viên trong gia đình tự thỏa thuận được với nhau quyền sử dụng đất đối với mảnh đất này thì các bên sẽ tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế rồi sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bình thường và thực hiện các quyền thế chấp, chuyển nhượng… theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp các bên không tự thỏa thuận được thì có quyền khởi kiện, yêu cầu tòa án phân chia thừa kế đối với mảnh đất này thì các bên sẽ cần phải tuân thủ theo bản án, quyết định đã có hiệu lực của tòa án.
Bên cạnh đó tại khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thời hiệu thừa kế như sau: Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
– Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
– Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
Trường hợp hết 30 năm kể từ ngày bố chồng bạn chết mà không có yêu cầu chia di sản thừa kế thì quyền sử dụng mảnh đất này sẽ thuộc về người đang quản lý nó.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm