Con cái là của trời cho nhưng đối với cặp vợ chồng vô sinh không thể có con là một thiệt thòi lớn. Và một trong những giải pháp hợp lý nhất là nhận nuôi con nuôi. Vậy việc con nuôi sau này có được hưởng thừa kế thế vị theo pháp luật hay không đang là nỗi băn khoăn của xã hội hiện nay. Hãy cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Điều kiện để nhận nuôi con nuôi
Căn cứ theo quy định tại Luật Nuôi con nuôi 2010 thì để được công nhận là con nuôi hợp pháp cần đáp ứng được những điều kiện sau:
- Đối với người nhận nuôi: người nhận nuôi phải có hành vi dân sự đầy đủ; hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; có điều kiện sức khỏe, kinh tế, chỗ ở; có tư cách đạo đức tốt
- Đối với người được nhận là con nuôi: con nuôi ở thời điểm được nhận nuôi phải là trẻ em dưới 16 tuổi; nếu từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì chỉ được cha dượng, mẹ kế; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
Việc nhận con nuôi trong nước phải được đăng ký tại UBND cấp xã nơi thường trú của con nuôi hoặc người nhận nuôi; sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nếu có yếu tố nước ngoài. Khi được cơ quan đăng ký cấp Giấy chứng nhận nuôi con nuôi, quan hệ con nuôi với cha mẹ nuôi mới chính thức được xác lập.
Thừa kế thế vị là gì?
Thừa kế thế vị được quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
Điều 652. Thừa kế thế vị
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước; hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Con nuôi có được hưởng thừa kế thế vị hay không?
Con nuôi được hưởng thừa kế theo pháp luật
Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Theo quy định tại Điều 651, Bộ luật dân sự 2015 thì con nuôi và cha, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau, cụ thể như sau:
Điều 651: Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế; nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Như vậy thông qua những quy định của pháp luật; có thể khẳng định rằng; con nuôi có được hưởng thừa kế khi đáp ứng đầy đủ những quy định của pháp luật.
Con nuôi hưởng thừa kế thế vị
Thừa kế thế vị được hiểu rằng khi con của người để lại di sản mất; thì cháu sẽ được hưởng phần di sản mà cha mẹ cháu được hưởng. Như vậy; con nuôi của con; hay còn được gọi là cháu nuôi của ông bà trong trường hợp này có được hưởng di sản hay không? Tại điều 24 Luật nuôi con nuôi 2010 có quy định về hệ quả của việc nuôi con nuôi.
Điều 24: Hệ quả của việc nuôi con nuôi
“Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Từ quy định này có thể hiểu mối quan hệ của người con nuôi phát sinh giữa cha mẹ nuôi; và các thành viên trong gia đình cha mẹ nuôi (với bố mẹ của hai người cha mẹ nuôi, …). Như vậy, người con nuôi đó sẽ được coi là cháu nuôi của bố mẹ người bố mẹ nuôi. Chính vì vậy; trong mọi mối quan hệ có yếu tố con nuôi thì vấn đề thừa kế thế vị luôn được đặt ra và chấp thuận. Tóm lại; từ những quy định đã được nêu trên thì chúng ta hiểu rằng; con khi đã được cha mẹ nhận nuôi thì sẽ được coi như là con đẻ trong gia đình; vì vậy con nuôi cũng sẽ được hưởng mọi quyền lợi như con đẻ.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Trường hợp nào phát sinh thừa kế thế vị khi phân chia di sản thừa kế?
- Quy định về thừa kế thế vị và điều kiện thừa kế thế vị
Liên hệ Luật sư
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư X về Con nuôi có được hưởng thừa kế thế vị không?.
Nếu có bất kì thắc mắc nào về thủ tục pháp lý có liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: : 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Các trường hợp phát sinh thừa kế thế vị là:
– Cháu thế vị cha hoặc mẹ để hưởng di sản của ông, bà.
– Chắt thế vị cha hoặc mẹ để hưởng di sản của cụ.
Đây là trường hợp cha đẻ chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với ông nội thì khi ông nội chết, con sẽ thay thế vị trí của cha để thừa kế từ di sản mà ông nội để lại đối với phần di sản mà cha mình được hưởng nếu còn sống,