Con nuôi có được nhận di sản thừa kế từ bố mẹ nuôi hay không?

bởi Luật Sư X
Con nuôi có được nhận di sản thừa kế từ bố mẹ nuôi hay không?

Trong xã hội hiện đại ngày nay thì việc nhận nuôi con nuôi rất phổ biến. Đây được xem là một giải pháp mang tính nhân văn cho các cặp vợ chồng không có khả năng sinh con hoặc vì một lý do nào khác mà không thể có con. Khi được nhận nuôi, những đứa trẻ này có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người con trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con theo pháp luật hôn nhân và gia đình. Trong đó là quyền được thừa kế di sản khi cha mẹ nuôi chết. Vậy con nuôi có được nhận di sản thừa kế từ bố mẹ nuôi hay không?

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Di sản thừa kế là gì?

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã mất cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản. Thừa kế được chia thành thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.

Đồng thời; theo quy định tại Điều 609 về quyền thừa kế; cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.

Thừa kế theo di chúc là gì?

Bộ luật dân sự 2015 không nêu rõ khái niệm thừa kế theo di chúc là gì mà chỉ quy định khái niệm di chúc tại Điều 624 như sau: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Từ khái niệm di chúc và các quy định của Bộ luật dân sự 2015 về thừa kế theo di chúc có thể hiểu: Thừa kế theo di chúc là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống theo quyết định của người để lại di sản trước khi chết thể hiện qua di chúc.

Con nuôi có được nhận di sản thừa kế từ bố mẹ nuôi hay không?

Mối quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và con nuôi được xác lập và được pháp luật công nhận khi mà có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc chấp thuận việc nhận nuôi con.

Khi cha mẹ nuôi chết con nuôi hợp pháp có quyền được hưởng thừa kế di sản mà cha mẹ nuôi để lại. Nhấn mạnh tính hợp pháp ở đây bởi lẽ; nếu mối quan hệ giữa cha mẹ nuôi; và con nuôi đã không còn được pháp luật công nhận bằng một quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thì người con nuôi đó sẽ không có trong hàng thừa kế thứ nhất nữa. Tuy vậy; người này vẫn có thể nhận được thừa kế nếu người chết để lại di chúc chia tài sản cho người đó.

Mặt khác, căn cứ theo Khoản 4 Điều 24 Luật nuôi còn nuôi quy định khi một người đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận là con nuôi của cha mẹ nuôi; thì đồng nghĩa với việc “cha mẹ đẻ không còn có quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng; đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý; định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi”. Tuy nhiên, có thể thấy; pháp luật không tước đi quyền thừa kế của người con đã được nhận nuôi đối với phần di sản của cha mẹ đẻ người đó để lại. Do đó; dù đó được nhận là con nuôi; nhưng khi cha mẹ đẻ chết, người đó vẫn thuộc hàng thừa kế thứ nhất; và có quyền hưởng di sản thừa kế của cha mẹ đẻ.

Chia thừa kế cho con nuôi như thế nào?

Khi một người chết thì có 2 khả nâng xảy ra; một là người đó đã viết di chúc để lại và phân chia di sản cụ thể. Hai là người đó chết nhưng không để lại di chúc.

  • Nếu người chết không để lại di chúc

Lúc này, phần di sản của người chết sẽ được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất; mà một trong số đó là con nuôi hợp pháp. Phần của người con nuôi nhận được sẽ tương đương phần của những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết khác như vợ; con đẻ, cha mẹ đẻ… được nhận. 

  • Nếu người chết để lại di chúc

Nếu người chết để lại di chúc có nội dung chia di sản cho con nuôi thì nghiễm nhiên người con nuôi sẽ được hưởng phần di sản đó

Tuy nhiên, ​​​​​đối với con nuôi chưa thành niên; hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động thì trường hợp nếu người chết để lại di chúc; nhưng không chia thừa kế cho con nuôi; hoặc phần di sản chia cho con nuôi nhỏ hơn 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật; thì lúc này người con nuôi có quyền yêu cầu; và được nhận phần di sản bằng 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật. Điều này được quy định tại Điều 644 Bộ Luật dân sự 2015.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Con nuôi có được nhận di sản thừa kế từ bố mẹ nuôi hay không?

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Di chúc hợp pháp là gì?

Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
– Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
– Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Thừa kế theo di chúc là gì?

Bộ luật dân sự 2015 không nêu rõ khái niệm thừa kế theo di chúc là gì mà chỉ quy định khái niệm di chúc tại Điều 624 như sau:
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Có được từ chối nhận di sản thừa kế theo di chúc không?

 – Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản; trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác;
– Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản; những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
– Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm